ngan trang
New member
- Xu
- 159
ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
TRƯƠNG HỮU NGHĨA '75
Cựu GV trường PTTH Lương Văn Can
BƯỚC CHUẨN BỊ
Năm 1906, ông Phan Bội Châu và ông Phan Chu Trinh tham quan “Khánh Ưng Nghĩa Thục“ tại Đông Kinh (Tokyo). Cuối năm 1906, trong một cuộc họp “trù bị” tại làng Nội Duệ (Bắc Ninh), các ông đã quyết định thành lập tại Hà Nội trường Đông Kinh Nghĩa Thục (*).
Tháng 03 năm 1907, các sĩ phu yêu nước cùng chí hướng với ông Phan Bội Châu như các ông Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành … bắt đầu mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại số 04 Hàng Đào, Hà Nội. Mục đích của nhà trường là :
- Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng
- Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh, tiến bộ.
- Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ cho phong trào Đông Du của ông Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của ông Phan Châu Trinh đang phát triển trong cả nước.
Ông Lương Văn Can là Thục trưởng và ông Nguyễn Quyền làm Giám học là hai lãnh đạo của Trường. Ngoài ra, Trường còn mời thêm ông Nguyễn Văn Vĩnh, một học giả tân học được người Pháp tin cậy vào Ban sáng lập, để tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp. Trường có trụ sở chính làm nơi thường trực và chỗ ở cho số học viên nghèo.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đông Kinh Nghĩa Thục được tổ chức thành 04 ban công tác có quan hệ mật thiết với nhau để duy trì sự hoạt động đều đặn :
1. Ban giáo dục: lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh.
2. Ban cổ động: có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của Trường ra ngoài quần chúng. Hình thức hoạt động chủ yếu của ban là các buổi diễn thuyết.
3. Ban trước tác: chuyên lo việc biên soạn tài liệu học tập cho học sinh và các tài liệu tuyên truyền.
4. Ban tài chính: lo các khoản thu chi của nhà trường.
Nội dung hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục rất phong phú :
- Về văn hoá giáo dục: chương trình hoạt động của nhà trường tập trung chống tư tưởng phong kiến thối nát, thực hiện cuộc cải cách tư tưởng văn hoá, xã hội. Trước hết là chống cựu học và hủ nho. Chống chữ Hán và khoa cử. Việc đề cao chữ Quốc ngữ và học những kiến thức mới được đẩy mạnh. Truyền thống lịch sử và lòng yêu nước đặc biệt được chú trọng.
- Về giáo dục chuyên môn: ông Phan Châu Trinh đặc biệt đề cao việc học nghề cho giỏi.
- Về mặt tư tưởng xã hội: thuyết “thiên mệnh” của Nho giáo bị đả phá. Lên án những phong, tục tập quán lạc hậu.
- Về mặt kinh tế: Đông Kinh Nghĩa Thục hô hào lập các hội buôn.
- Khu vực nông nghiệp cũng được chú ý khuếch trương.
“Nghĩa Thục“ lúc đầu chỉ giới hạn ở Hà Nội, nhưng do đáp ứng đúng nhu cầu học hỏi, cầu tiến bộ của nhân dân nên nhanh chóng phát huy ảnh hưởng ra các địa phương, trước hết là vùng phụ cận Hà Nội.
Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ đơn thuần là một trường học. Thực chất Đông Kinh Nghĩa Thục đóng vai trò một tổ chức cách mạng do các sĩ phu yêu nước tiến bộ tổ chức để hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động cứu nước do ông Phan Bội Châu và Duy Tân hội phát động.
DẤU ẤN ĐÔNG KINH NGHIÃ THỤC
Qua gần 09 tháng hoạt động, Đông Kinh Nghĩa Thục đã nuôi dưỡng được một phong trào cách mạng công khai, hợp pháp khá sôi nổi, quyết liệt trong lĩnh vực đấu tranh về văn hoá và tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Đó cũng là một cuộc vận động chính trị, chuẩn bị về tinh thần, về tư tưởng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ trong thời đại mới.
Trước hết Đông Kinh Nghĩa Thục đã nâng cao được tinh thần yêu nước, cách mạng ở những nơi có phong trào, lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do và giàu mạnh của đất nước.
Trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng, thành tích nổi bật của Đông Kinh Nghĩa Thục là đề cao chữ Quốc ngữ, mạnh dạn sử dụng trong giảng dạy, biên soạn, dịch thuật, sáng tác. Từ đó chữ Quốc ngữ nhanh chóng thâm nhập các lĩnh vực xã hội, ngày càng cải tiến trở thành chữ viết của dân tộc. Hoạt động tuyên truyền, chấn hưng thương nghiệp và hành động kinh doanh cụ thể của Đông Kinh Nghĩa Thục cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư sản dân tộc phát triển.
Đông Kinh Nghĩa Thục đã đi đầu và có những thành tựu lớn trong sáng tác văn học phục vụ các cuộc đấu tranh của quần chúng. Với phạm vi hoạt động ngày càng lan rộng, ảnh hưởng trong nhân dân càng lớn, thực tế phong trào đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết yêu nước. Đông Kinh Nghĩa Thục đã trở thành nguy cơ lớn đối với thực dân Pháp ở việt nam. Do vậy, tháng 12.1907 chính quyền thực dân Pháp chính thức thu hồi giấy phép đóng cửa Trường.
Nhìn chung, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ hoạt động được gần 09 tháng (từ tháng 03.1907 đến tháng 12.1907). Mặc dù thất bại, Đông Kinh Nghĩa Thục đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta hồi đó, bước đầu tấn công hệ tư tưởng phong kiến, mở đường cho tư tưởng mới – tức tư tưởng tư sản – trên cơ sở đó đã góp phần chuẩn bị về mặt tinh thần cho các phong trào đấu tranh rộng lớn hơn sau đó. Những kinh nghiệm hoạt động phong phú đa dạng của Đông Kinh Nghĩa Thục và của phong trào ở các tỉnh đã được các phong trào yêu nước ở giai đoạn sau kế thừa và phát huy, làm phong phú thêm nội dung cũng như phương pháp đấu tranh.
(*) Đông Kinh : sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi lập ra Triều Lê, đổi tên Kinh thành Thăng Long là Đông Kinh gồm 2 huyện : Thọ Xương và Quảng Đức. Ngoài ra còn có Tây Kinh ở Thanh Hoá, thời Pháp thuộc Đông Kinh chỉ xứ Bắc Kỳ. Phiên âm chữ hán từ “Tokyo” cũng là Đông Kinh.
TRƯƠNG HỮU NGHĨA '75
Cựu GV trường PTTH Lương Văn Can
BƯỚC CHUẨN BỊ
Năm 1906, ông Phan Bội Châu và ông Phan Chu Trinh tham quan “Khánh Ưng Nghĩa Thục“ tại Đông Kinh (Tokyo). Cuối năm 1906, trong một cuộc họp “trù bị” tại làng Nội Duệ (Bắc Ninh), các ông đã quyết định thành lập tại Hà Nội trường Đông Kinh Nghĩa Thục (*).
Tháng 03 năm 1907, các sĩ phu yêu nước cùng chí hướng với ông Phan Bội Châu như các ông Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành … bắt đầu mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại số 04 Hàng Đào, Hà Nội. Mục đích của nhà trường là :
- Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng
- Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh, tiến bộ.
- Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ cho phong trào Đông Du của ông Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của ông Phan Châu Trinh đang phát triển trong cả nước.
Ông Lương Văn Can là Thục trưởng và ông Nguyễn Quyền làm Giám học là hai lãnh đạo của Trường. Ngoài ra, Trường còn mời thêm ông Nguyễn Văn Vĩnh, một học giả tân học được người Pháp tin cậy vào Ban sáng lập, để tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp. Trường có trụ sở chính làm nơi thường trực và chỗ ở cho số học viên nghèo.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đông Kinh Nghĩa Thục được tổ chức thành 04 ban công tác có quan hệ mật thiết với nhau để duy trì sự hoạt động đều đặn :
1. Ban giáo dục: lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh.
2. Ban cổ động: có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của Trường ra ngoài quần chúng. Hình thức hoạt động chủ yếu của ban là các buổi diễn thuyết.
3. Ban trước tác: chuyên lo việc biên soạn tài liệu học tập cho học sinh và các tài liệu tuyên truyền.
4. Ban tài chính: lo các khoản thu chi của nhà trường.
Nội dung hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục rất phong phú :
- Về văn hoá giáo dục: chương trình hoạt động của nhà trường tập trung chống tư tưởng phong kiến thối nát, thực hiện cuộc cải cách tư tưởng văn hoá, xã hội. Trước hết là chống cựu học và hủ nho. Chống chữ Hán và khoa cử. Việc đề cao chữ Quốc ngữ và học những kiến thức mới được đẩy mạnh. Truyền thống lịch sử và lòng yêu nước đặc biệt được chú trọng.
- Về giáo dục chuyên môn: ông Phan Châu Trinh đặc biệt đề cao việc học nghề cho giỏi.
- Về mặt tư tưởng xã hội: thuyết “thiên mệnh” của Nho giáo bị đả phá. Lên án những phong, tục tập quán lạc hậu.
- Về mặt kinh tế: Đông Kinh Nghĩa Thục hô hào lập các hội buôn.
- Khu vực nông nghiệp cũng được chú ý khuếch trương.
“Nghĩa Thục“ lúc đầu chỉ giới hạn ở Hà Nội, nhưng do đáp ứng đúng nhu cầu học hỏi, cầu tiến bộ của nhân dân nên nhanh chóng phát huy ảnh hưởng ra các địa phương, trước hết là vùng phụ cận Hà Nội.
Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ đơn thuần là một trường học. Thực chất Đông Kinh Nghĩa Thục đóng vai trò một tổ chức cách mạng do các sĩ phu yêu nước tiến bộ tổ chức để hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động cứu nước do ông Phan Bội Châu và Duy Tân hội phát động.
DẤU ẤN ĐÔNG KINH NGHIÃ THỤC
Qua gần 09 tháng hoạt động, Đông Kinh Nghĩa Thục đã nuôi dưỡng được một phong trào cách mạng công khai, hợp pháp khá sôi nổi, quyết liệt trong lĩnh vực đấu tranh về văn hoá và tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Đó cũng là một cuộc vận động chính trị, chuẩn bị về tinh thần, về tư tưởng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ trong thời đại mới.
Trước hết Đông Kinh Nghĩa Thục đã nâng cao được tinh thần yêu nước, cách mạng ở những nơi có phong trào, lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do và giàu mạnh của đất nước.
Trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng, thành tích nổi bật của Đông Kinh Nghĩa Thục là đề cao chữ Quốc ngữ, mạnh dạn sử dụng trong giảng dạy, biên soạn, dịch thuật, sáng tác. Từ đó chữ Quốc ngữ nhanh chóng thâm nhập các lĩnh vực xã hội, ngày càng cải tiến trở thành chữ viết của dân tộc. Hoạt động tuyên truyền, chấn hưng thương nghiệp và hành động kinh doanh cụ thể của Đông Kinh Nghĩa Thục cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư sản dân tộc phát triển.
Đông Kinh Nghĩa Thục đã đi đầu và có những thành tựu lớn trong sáng tác văn học phục vụ các cuộc đấu tranh của quần chúng. Với phạm vi hoạt động ngày càng lan rộng, ảnh hưởng trong nhân dân càng lớn, thực tế phong trào đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết yêu nước. Đông Kinh Nghĩa Thục đã trở thành nguy cơ lớn đối với thực dân Pháp ở việt nam. Do vậy, tháng 12.1907 chính quyền thực dân Pháp chính thức thu hồi giấy phép đóng cửa Trường.
Nhìn chung, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ hoạt động được gần 09 tháng (từ tháng 03.1907 đến tháng 12.1907). Mặc dù thất bại, Đông Kinh Nghĩa Thục đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta hồi đó, bước đầu tấn công hệ tư tưởng phong kiến, mở đường cho tư tưởng mới – tức tư tưởng tư sản – trên cơ sở đó đã góp phần chuẩn bị về mặt tinh thần cho các phong trào đấu tranh rộng lớn hơn sau đó. Những kinh nghiệm hoạt động phong phú đa dạng của Đông Kinh Nghĩa Thục và của phong trào ở các tỉnh đã được các phong trào yêu nước ở giai đoạn sau kế thừa và phát huy, làm phong phú thêm nội dung cũng như phương pháp đấu tranh.
(*) Đông Kinh : sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi lập ra Triều Lê, đổi tên Kinh thành Thăng Long là Đông Kinh gồm 2 huyện : Thọ Xương và Quảng Đức. Ngoài ra còn có Tây Kinh ở Thanh Hoá, thời Pháp thuộc Đông Kinh chỉ xứ Bắc Kỳ. Phiên âm chữ hán từ “Tokyo” cũng là Đông Kinh.