Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Vì sao nói phong trào Đồng Khởi thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Mĩ thay thế Pháp dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở
Đông Dương và Đông Nam Á.
2. Trước tình hình trên đây, cách mạng miền Nam từ giữa 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Cuộc đấu tranh của nhân dân đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ, chống đàn áp khủng bố, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý”, “bầu cử quốc hội”diễn ra mạnh mẽ. “Phong trào hòa bình” đã diễn ra với các hình thức mít tinh, hội họp và đưa yêu sách diễn ra trên khắp miền Nam, nhất là ở các đô thị lớn: Sài Gòn, Chợ Lớn, Huế, Đà Nẵng, hình thành mặt trận chống Mỹ - Diệm. Phong trào từ đấu tranh chính trị, hòa bình để gìn giữ lục lượng từng bước chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.
3. Từ 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn do chính sách đàn áp khốc liệt (tiêu biểu Luật 10/59) của Mỹ - Diệm đối với phong trào cách mạng ở miền Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn, thử thách. Trước tình hình đó, Đảng ta đã ra Nghị quyết 15 (1/1959) khẳng định: Cách mạng miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
4. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) (2/1959), ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) (8/1959) đã lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre (1/1960). Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ. Đến cuối 1960, cách mạng đã làm chủ một vùng giải phóng rộng lớn ở đồng bằng và miền núi. Trong bối cảnh đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành trung tâm đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Đặc biệt, phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
5. Từ 1961 – 1965, ở miền Nam, Mỹ tiến hành cuộc “Chiến tranh đặc biệt”. “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, giữ vững chế độ thực dân mới ở miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, quân và dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, giữ vững thế tiến công được tạo ra từ phong trào “Đồng khởi”, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy đánh địch trên cả ba vùng chiến lược bằng ba mũi giáp công.
6. Kết quả đến giữa năm 1965, các chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Với các chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài (1965) làm cho quân đội Sài Gòn có nguy cơ tan rã. Quốc sách “ấp chiến lược” - xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Địch chỉ còn kiểm soát 2200 ấp.Chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Từ sau đảo chính Ngô Đình Diệm (1/11/1963) đến giữa năm 1965, đã có 10 cuộc đảo chính.
7. Tóm lại, dưới ách thống trị của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhân dân miền Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh. Phong trào bắt đầu từ đấu tranh chính trị để gìn giữ lực lượng là chủ yếu... Với phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển mới, cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công. Phong trào cách mạng miền Nam từ 1961 – 1965 là một trong những biểu hiện điển hình của thế tiến công được tạo ra từ phong trào “Đồng khởi”.
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Mĩ thay thế Pháp dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở
Đông Dương và Đông Nam Á.
2. Trước tình hình trên đây, cách mạng miền Nam từ giữa 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Cuộc đấu tranh của nhân dân đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ, chống đàn áp khủng bố, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý”, “bầu cử quốc hội”diễn ra mạnh mẽ. “Phong trào hòa bình” đã diễn ra với các hình thức mít tinh, hội họp và đưa yêu sách diễn ra trên khắp miền Nam, nhất là ở các đô thị lớn: Sài Gòn, Chợ Lớn, Huế, Đà Nẵng, hình thành mặt trận chống Mỹ - Diệm. Phong trào từ đấu tranh chính trị, hòa bình để gìn giữ lục lượng từng bước chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.
3. Từ 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn do chính sách đàn áp khốc liệt (tiêu biểu Luật 10/59) của Mỹ - Diệm đối với phong trào cách mạng ở miền Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn, thử thách. Trước tình hình đó, Đảng ta đã ra Nghị quyết 15 (1/1959) khẳng định: Cách mạng miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
4. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) (2/1959), ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) (8/1959) đã lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre (1/1960). Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ. Đến cuối 1960, cách mạng đã làm chủ một vùng giải phóng rộng lớn ở đồng bằng và miền núi. Trong bối cảnh đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành trung tâm đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Đặc biệt, phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
5. Từ 1961 – 1965, ở miền Nam, Mỹ tiến hành cuộc “Chiến tranh đặc biệt”. “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, giữ vững chế độ thực dân mới ở miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, quân và dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, giữ vững thế tiến công được tạo ra từ phong trào “Đồng khởi”, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy đánh địch trên cả ba vùng chiến lược bằng ba mũi giáp công.
6. Kết quả đến giữa năm 1965, các chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Với các chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài (1965) làm cho quân đội Sài Gòn có nguy cơ tan rã. Quốc sách “ấp chiến lược” - xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Địch chỉ còn kiểm soát 2200 ấp.Chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Từ sau đảo chính Ngô Đình Diệm (1/11/1963) đến giữa năm 1965, đã có 10 cuộc đảo chính.
7. Tóm lại, dưới ách thống trị của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhân dân miền Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh. Phong trào bắt đầu từ đấu tranh chính trị để gìn giữ lực lượng là chủ yếu... Với phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển mới, cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công. Phong trào cách mạng miền Nam từ 1961 – 1965 là một trong những biểu hiện điển hình của thế tiến công được tạo ra từ phong trào “Đồng khởi”.