rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
We Are Motivated by the Prospect of Missing Out on Rewards
Motivation to work is driven by the prospect of missing out.
Published on January 22, 2013 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
Bạn có lẽ biết rằng động cơ tốt nhất để làm 1 việc gì đó là thực sự yêu thích làm việc đó. Tình yêu đối với bản thân công việc được gọi là động cơ nội tại.
Nhưng cũng có rất nhiều việc thực sự nhàm chán ngoài kia cần được làm. Khi khó mà tạo ra nhiều sự đam mê để làm 1 việc lặt vặt, tẻ nhạt, thì 1 số kiểu phần thưởng bên ngoài có thể hữu ích. 1 số phần thưởng khuyến khích có thể là những thứ bạn chọn cho bản thân (nếu tôi lau bàn, thì sau đó tôi sẽ được ăn kẹo). Những phần thưởng khuyến khích khác có thể được người khác mang lại (nếu bạn xếp những tập tài liệu đó theo thứ tự ABC, bạn sẽ được 5$).
1 bài báo thú vị (tháng 1/2013) trên tờ 'Journal of Personality and Social Psychology' bởi Scott Wiltermuth và Francesca Gino đã kiểm tra 1 cách để cải thiện hiệu quả của những sự khuyến khích.
Hãy nghĩ về 1 tình huống đơn giản. Giả sử tôi có những món đồ mà tôi cần xếp theo thứ tự ABC. Nó sẽ tốn 1 thời gian dài để hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy tôi càng có thể bắt bạn làm càng lâu, nó càng tốt cho tôi. 1 cách để khiến bạn làm việc lâu hơn sẽ là đem lại nhiều phần thưởng khuyến khích hơn. Do đó, nếu bạn làm trong 10 phút, bạn có thể chọn 1 món đồ từ kệ, và nếu bạn làm trong 20 phút, bạn có thể chọn 2 món đồ khác nhau. Bạn chắc chắn làm lâu hơn để lấy 2 món đồ hơn là 1.
Bây giờ, hãy tưởng tượng tôi phân những món đồ có sẵn làm phần thưởng đó thàh 2 loại. Tôi nói với các bạn rằng nếu bạn làm trong 10 phút, bạn có thể lấy 1 món đồ từ hoặc 1 trong 2 loại bạn chọn. Nếu bạn làm trong 20 phút, bạn có thể lấy 1 món đồ từ mỗi loại.
Lưu ý là, về mặt kinh tế, cả 2 tình huống trên gần giống nhau. Trong thực tế, nếu có 1 số sự khác nhau giữa những món đồ có sẵn trong mỗi loại, bạn thực sự có nhiều sự linh hoạt hơn để có những phần thưởng bạn muốn nếu bạn được cho cơ hội chọn 2 món đồ hơn nếu bạn chọn từ mỗi loại.
Qua 6 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu chứng minh rằng con người bị thúc đẩy nhiều hơn để lấy 1 món đồ từ mỗi loại trong 2 loại hơn là lấy 2 món đồ không được phân loại.
Ví dụ, trong nghiên cứu đầu tiên, những người tham gia được yêu cầu làm 1 công việc nhàm chán (chép lại văn bản). Họ sẽ có được 1 phần thưởng nếu họ làm trong 10 phút và 2 phần thưởng nếu làm 20 phút. 1 nhóm nhìn thấy những món đồ được phân loại thành 2 thùng. Họ có thể chọn 1 món đồ từ 1 thùng nếu họ làm trong 10 phút và 1 món đồ mỗi thùng nếu làm 20 phút.
Trong nghiên cứu này, khoảng 35% người tham gia đã làm trọn vẹn 20 phút khi những phần thường được phân loại thành 2 nhóm, nhưng chỉ 10% làm trọn vẹn 20 phút khi họ có thể chọn 2 phần thưởng từ duy nhất 1 nhóm.
Tại sao điều này xảy ra?
Các nhà nghiên cứu đã thu thập bằng chứng cho thấy sự phân loại làm tăng mối bận tâm của con người rằng họ có thể bỏ lỡ 1 điều gì đó nếu họ không nhận được 1 phần thưởng từ mỗi nhóm. Trong 1 loạt nghiên cứu sau đó, mọi người được hỏi hãy đánh giá liệu họ cảm thấy họ sẽ bỏ lỡ nếu họ không làm trọn vẹn số thời gian. Những người được cho cơ hội chọn lựa từ 2 nhóm phần thưởng đã quan tâm nhiều hơn đến việc liệu họ sẽ bỏ lỡ hơn những người chỉ có thể chọn 2 món đồ từ 1 nhóm duy nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng khá, phá câu hỏi này theo cách khác. Trong 2 nghiên cứu, những người tham gia được cho thấy những món đồ được phân thành 2 nhóm hoặc nhiều hơn 2. Trong mỗi trường hợp, họ có thể chọn từ 1 nhóm nếu họ làm việc trong 1 khoảng thời gian ngắn và từ 2 nhóm nếu họ làm trong thời gian dài hơn. Khi chỉ có 2 loại, con người đã bị thúc đẩy làm việc lâu hơn so với khi có nhiều hơn 2 loại. Nghĩa là, khi tình huống đảm bảo rằng mọi người sẽ bỏ lỡ 1 số món đồ khác, họ không cảm thấy bị thúc đẩy làm việc như khi họ có thể có 1 phần thuởng từ mỗi loại.
Như vậy, mọi người có 1 khao khát mạnh mẽ tránh việc bỏ lỡ những trải nghiệm và những phần thưởng. 1 cách mà chúng ta xác định liệu chúng ta có thể bỏ lỡ 1 điều gì đó là tập trung vào những loại đồ vật xung quanh chúng ta. Những loại đó làm chúng ta dễ dàng biết được những gì chúng ta đang bỏ lỡ. Chúng ta sẵn sàng nỗ lực thêm để tránh sự hối tiếc mà chúng ta có thể sẽ cảm nhận từ việc bỏ lỡ.
Điều thú vị là những loại phần thưởng trong những nghiên cứu đó hoàn toàn ngẫu nhiên. Nó đề xuất rằng, khi bạn đang làm việc vì 1 phần thưởng, bạn nên suy nghĩ về điều gì làm phần thưởng đó có giá trị đối với bạn.
Nguồn: PsychologyToday
We Are Motivated by the Prospect of Missing Out on Rewards
Motivation to work is driven by the prospect of missing out.
Published on January 22, 2013 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
Bạn có lẽ biết rằng động cơ tốt nhất để làm 1 việc gì đó là thực sự yêu thích làm việc đó. Tình yêu đối với bản thân công việc được gọi là động cơ nội tại.
Nhưng cũng có rất nhiều việc thực sự nhàm chán ngoài kia cần được làm. Khi khó mà tạo ra nhiều sự đam mê để làm 1 việc lặt vặt, tẻ nhạt, thì 1 số kiểu phần thưởng bên ngoài có thể hữu ích. 1 số phần thưởng khuyến khích có thể là những thứ bạn chọn cho bản thân (nếu tôi lau bàn, thì sau đó tôi sẽ được ăn kẹo). Những phần thưởng khuyến khích khác có thể được người khác mang lại (nếu bạn xếp những tập tài liệu đó theo thứ tự ABC, bạn sẽ được 5$).
1 bài báo thú vị (tháng 1/2013) trên tờ 'Journal of Personality and Social Psychology' bởi Scott Wiltermuth và Francesca Gino đã kiểm tra 1 cách để cải thiện hiệu quả của những sự khuyến khích.
Hãy nghĩ về 1 tình huống đơn giản. Giả sử tôi có những món đồ mà tôi cần xếp theo thứ tự ABC. Nó sẽ tốn 1 thời gian dài để hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy tôi càng có thể bắt bạn làm càng lâu, nó càng tốt cho tôi. 1 cách để khiến bạn làm việc lâu hơn sẽ là đem lại nhiều phần thưởng khuyến khích hơn. Do đó, nếu bạn làm trong 10 phút, bạn có thể chọn 1 món đồ từ kệ, và nếu bạn làm trong 20 phút, bạn có thể chọn 2 món đồ khác nhau. Bạn chắc chắn làm lâu hơn để lấy 2 món đồ hơn là 1.
Bây giờ, hãy tưởng tượng tôi phân những món đồ có sẵn làm phần thưởng đó thàh 2 loại. Tôi nói với các bạn rằng nếu bạn làm trong 10 phút, bạn có thể lấy 1 món đồ từ hoặc 1 trong 2 loại bạn chọn. Nếu bạn làm trong 20 phút, bạn có thể lấy 1 món đồ từ mỗi loại.
Lưu ý là, về mặt kinh tế, cả 2 tình huống trên gần giống nhau. Trong thực tế, nếu có 1 số sự khác nhau giữa những món đồ có sẵn trong mỗi loại, bạn thực sự có nhiều sự linh hoạt hơn để có những phần thưởng bạn muốn nếu bạn được cho cơ hội chọn 2 món đồ hơn nếu bạn chọn từ mỗi loại.
Qua 6 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu chứng minh rằng con người bị thúc đẩy nhiều hơn để lấy 1 món đồ từ mỗi loại trong 2 loại hơn là lấy 2 món đồ không được phân loại.
Ví dụ, trong nghiên cứu đầu tiên, những người tham gia được yêu cầu làm 1 công việc nhàm chán (chép lại văn bản). Họ sẽ có được 1 phần thưởng nếu họ làm trong 10 phút và 2 phần thưởng nếu làm 20 phút. 1 nhóm nhìn thấy những món đồ được phân loại thành 2 thùng. Họ có thể chọn 1 món đồ từ 1 thùng nếu họ làm trong 10 phút và 1 món đồ mỗi thùng nếu làm 20 phút.
Trong nghiên cứu này, khoảng 35% người tham gia đã làm trọn vẹn 20 phút khi những phần thường được phân loại thành 2 nhóm, nhưng chỉ 10% làm trọn vẹn 20 phút khi họ có thể chọn 2 phần thưởng từ duy nhất 1 nhóm.
Tại sao điều này xảy ra?
Các nhà nghiên cứu đã thu thập bằng chứng cho thấy sự phân loại làm tăng mối bận tâm của con người rằng họ có thể bỏ lỡ 1 điều gì đó nếu họ không nhận được 1 phần thưởng từ mỗi nhóm. Trong 1 loạt nghiên cứu sau đó, mọi người được hỏi hãy đánh giá liệu họ cảm thấy họ sẽ bỏ lỡ nếu họ không làm trọn vẹn số thời gian. Những người được cho cơ hội chọn lựa từ 2 nhóm phần thưởng đã quan tâm nhiều hơn đến việc liệu họ sẽ bỏ lỡ hơn những người chỉ có thể chọn 2 món đồ từ 1 nhóm duy nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng khá, phá câu hỏi này theo cách khác. Trong 2 nghiên cứu, những người tham gia được cho thấy những món đồ được phân thành 2 nhóm hoặc nhiều hơn 2. Trong mỗi trường hợp, họ có thể chọn từ 1 nhóm nếu họ làm việc trong 1 khoảng thời gian ngắn và từ 2 nhóm nếu họ làm trong thời gian dài hơn. Khi chỉ có 2 loại, con người đã bị thúc đẩy làm việc lâu hơn so với khi có nhiều hơn 2 loại. Nghĩa là, khi tình huống đảm bảo rằng mọi người sẽ bỏ lỡ 1 số món đồ khác, họ không cảm thấy bị thúc đẩy làm việc như khi họ có thể có 1 phần thuởng từ mỗi loại.
Như vậy, mọi người có 1 khao khát mạnh mẽ tránh việc bỏ lỡ những trải nghiệm và những phần thưởng. 1 cách mà chúng ta xác định liệu chúng ta có thể bỏ lỡ 1 điều gì đó là tập trung vào những loại đồ vật xung quanh chúng ta. Những loại đó làm chúng ta dễ dàng biết được những gì chúng ta đang bỏ lỡ. Chúng ta sẵn sàng nỗ lực thêm để tránh sự hối tiếc mà chúng ta có thể sẽ cảm nhận từ việc bỏ lỡ.
Điều thú vị là những loại phần thưởng trong những nghiên cứu đó hoàn toàn ngẫu nhiên. Nó đề xuất rằng, khi bạn đang làm việc vì 1 phần thưởng, bạn nên suy nghĩ về điều gì làm phần thưởng đó có giá trị đối với bạn.
Nguồn: PsychologyToday