Đồng bằng sông Cửu Long: Dân hiền, đất lành và mở rộng.
Tác giả, ông Bảy Nhị, là người đã gắn bó cả cuộc đời với vùng quê An Giang, đồng bằng sông Cửu Long. Những năm tháng tuổi trẻ, ông là người chiến sĩ gan dạ, kiên cường ..”Xuồng ai đó bơi trong lau lách, Áo bà ba súng nách tay chèo…” (Tố Hữu)
BBT. Tác giả, ông Bảy Nhị, là người đã gắn bó cả cuộc đời với vùng quê An Giang, đồng bằng sông Cửu Long. Những năm tháng tuổi trẻ, ông là người chiến sĩ gan dạ, kiên cường ..”Xuồng ai đó bơi trong lau lách, Áo bà ba súng nách tay chèo…” (Tố Hữu). Sau đó, ông trở thành cán bộ lãnh đạo của tỉnh An Giang, nhiều năm là Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh. Với tư duy sắc sảo và nhạy bén, cách tổ chức thực hiện mạnh dạn và quyết đoán, ông đã có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của An Giang. Từ khi nghỉ hưu, ông tham gia nhiều hoạt động xã hội. Bài viết của ông trên các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện những tình cảm sâu sắc với quê hương, đất nước, những phân tích và phê phán thẳng thắn, những kiến giải mang tính thuyết phục cao. Xin trân trọng chuyển đến bạn đọc một bài viết của ông.
Dân số đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) chiếm 21% và đất đai chiếm 12% so cả nước. Ðất nông nghiệp chiếm 75% đất tự nhiên của vùng và bằng 31% đất nông nghiệp của cả nước. Sản lượng lúa hàng năm toàn vùng chiếm trên 51% sản lượng cả nước. Hàng năm cả nước xuất khẩu (XK) trên dưới 4 triệu tấn gạo đều từ nguồn dư thừa ở ÐBSCL. Ðó là chưa kể đến sản lượng cá nuôi nước ngọt và trái cây có sản lượng cũng nhất nước. Riêng con cá tra XK năm 2008 thu về 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, nguồn hải sản và trữ lượng dầu khí vùng biển phía Nam mà ta đang khai thác là tài sản quí gía mà không phải quốc gia nào cùng có. Dưới chế độ thuộc địa, năm 1937, sản lượng lúa ÐBSCL 2.200.000 tấn, xuất khẩu 1.548.000 tấn. Nhà kinh tế Paul Bernard nhận xét: Nhờ đóng góp lương thực của tòan vùng mà đủ đài thọ cho toàn bộ bộ máy cai trị, kể cả quân đội của thực dân Pháp tòan cỏi Ðông dương. Nói thế để thấy vùng đất này thiên nhiên ưu đãi và giá trị kinh tế là như thế nào. Nhưng phạm vi bài này xin được nói về con người ở vùng đất này với vài khía cạnh mà người viết nhận biết.
Dân nông thôn ÐBSCL chiếm tỷ lệ cao so cả nước (76%/74%) nếu tính dân đô thị vẫn còn “chân phèn” hoặc còn “cái đuôi nông dân” thì nói dân trong vùng hầu hết là nông dân là không sai. Lịch sử hình thành cư dân ở đây là lịch sử khai hoang mở cõi chớ không phải chiến tranh mở rộng lãnh thổ như những vùng đất khác và những quốc gia khác trong quá trình phát triển và tồn tại. Và, nó cũng rất mới mẽ - 310 năm kể từ ngày Chúa Nguyễn cho cắt đặt Dinh, Trấn. Hàng năm được bồi đấp hàng tỷ tấn phù sa từ con sông dài trên 4.000 cây số và do đó đất liền cũng tự nhiên nở ra hàng chục mét lấn biển. Những đặc điểm này, tự nó nói lên: Ở đây dân hiền, đất lành và hàng năm được mở rộng. Lịch sử trên 3 thế kỷ, chỉ có người tứ xứ đến đây, kể cả bên Tàu thời nhà Thanh đến định cư lập nghiệp chớ người ở đây chưa đi đâu theo nghĩa di dân.
Dân hiền có lẽ bắt nguồn từ lớp người thất thế trong xã hội phong kiến lúc chế độ phong kiến suy tàn cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Ông Chúa Nguyễn Hòang là người thất thế trong triều đình, bị anh rể (Trịnh Kiểm) bắt nạt nên mới dẫn đầu đội dân binh cô thế đi về phương Nam (1558). Rồi theo chiến thuật “tằm ăn dâu” mà tiệm tiến. Những vùng đất mới, tuy mới xác lập chủ quyền, nhưng những người đến trước, ở lâu đời, ổn định hoặc giàu có thường không muốn rời xa, vì vậy lớp dân cư đầu tiên của mỗi vùng đất mới tiếp theo đều thường là dân nghèo, ít học, thậm chí là tù binh… được các Chúa tạo điều kiện để đi khai hoang, đào kinh, đấp đường, lập làng, lập xóm và tất nhiên là làm lính để chiến đấu tự vệ, giữ đất, giữ quê hương mới tạo lập. Cái thân phận thấp hèn, yên phận để người khác chỉ huy, từ hoàn cảnh đó mà sinh tính nhẫn nhục, “không muốn làm quan”, không muốn ganh đua, tệ hơn có người không ham làm giàu và trở thành người hiền lành theo đúng nghĩa đen của nó. Xem thaí độ của Nhuận Ðiền đối với Trần Minh sau khi bạn đổ Trạng nguyên ta thấy rõ điều này. Tâm lý ghét người giàu, thương người nghèo và thân với người đồng cảnh có lẽ có từ thuở bồng bế nhau bỏ xứ ra đi. Và cũng chính vì hoàn cảnh lịch sử như vậy nên nếu nói dân miền Tây Nam Bộ có “truyền thống hiếu học” thì có khi là cường điệu, gán ghép với cội nguồn ở miền Bắc, miền Trung là khiên cưỡng! Tâm lý lấy “thúng đong lúa” một thời ngự trị trong tư duy ông bà ta mà nay chắc gì không còn. Vì là dân tứ chiến nên “bà con xa không bằng xóm giềng gần”, nông dân miền Tây rất hào hiệp bao dung, cởi mở, thân thiện, “bỏ chín làm mười”. Ai nghèo khó thì san sẻ, con cháu nghèo, kể cả làm biếng mà nghèo cũng dang sức ra làm nuôi. Thời buổi này mà còn “ưu điểm” này thì còn gì là giáo dục tính cạnh tranh (chớ không phải tính ích kỷ, tị hiềm). Ðến đây có thể rút ra: Ðồng bằng sông Cửu Long chưa có cuộc sống ở tầm văn minh bằng mặt bằng cả nước. Nhược điểm này, chính sách khuyến học, khuyến tài và khuyến khích cạnh tranh của Ðảng và Nhà nước có lẻ là chưa đúng tầm nên sự trì trệ là dai dẳng. Cứ nhìn vào các chỉ số thống kê của nhà nước về chất lượng sống của người dân như: trẻ em suy dinh dưởng, học vấn phổ thông, vệ sinh, nước sạch , nhà ở kiên cố, giao thông đường bộ, công trình văn hóa thể thao…đều thuộc lọai thấp hoặc không có so cả nước. Và, nếu làm thống kê về số người thành đạt trên thương trường, chính trường, nghiên cứu khoa học, các ngành quản lý trọng yếu của đất nước, v.v… và v.v…thì sẽ thấy sự giải thích là như vậy.
Tự tin, thân ái và bình đẳng là đặc tính gần như vốn có của dân miền Tây. Tin và theo Chúa Nguyễn là khi chúa tôi đồng cảnh, đồng lòng; tin và theo các vua Nguyễn yêu nước chống Pháp là khi triều đình trước đó ký bán đất, bán dân cho Pháp. Cũng cần nói thêm là ánh hào quang của vua Quang Trung chỉ mới vừa loé sáng rồi tắt, dân xứ này chưa kịp nhận ra nên trong vùng không thấy đền thờ tướng lãnh Tây Sơn mà chỉ thờ những người có công dẫn dắt dân đào kinh, khai hoang mở đất như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Thoại Ngọc Hầu… và những nghĩa quân bất phục triều đình, lãnh đạo nông dân chống Pháp như Trương Ðịnh, Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Thành, Võ Duy Dương v.v… Cách mạng tháng 8, hai cuộc kháng chiến chống đế quốc và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, lòng trung nghĩa của nông dân miền Tây, dù đi trước về sau nhưng đáng lưu danh sử sách. Niềm tin đó bắt nguồn từ lòng yêu Tổ quốc, nhưng trực tiếp là mảnh ruộng, bờ kinh, mái nhà ấm khói trên quê hương này. Ai giúp họ bảo vệ quê hương thì đó là Tổ quốc. Bởi mảnh đất này đã thấm đậm mồ hôi và máu của họ chứa chan đồng Nọc Nạn.
Cách mạng tháng 8 và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ theo tiếng gọi của Ðảng Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh người nông dân VN nói chung, miền Tây nói riêng là chỉ mong nước được độc lập, nhà có ruộng cày. Không có nông dân, cách mạng và kháng chiến không thành công. Nhưng khi nước nhà thống nhất, đất đai như bị quốc hữu hóa - sở hữu toàn dân - và phải vào hợp tác xã (HTX), tập đoàn sản xuất (TÐSX_ để tiến lên XHCN! Nông dân cảm thấy cụt hứng và chịu đựng suốt 10 năm trong thời kỳ bao cấp là vì tin Ðảng, tin Ðảng sẽ sửa. Và Ðại hội VI của Ðảng đã sửa! Hay nói cách khác là sau lần thứ nhất theo Ðảng suốt 45 năm cứu nước được trọn vẹn thì đây là lần thứ hai nông dân theo Ðảng, cứu lấy chế độ mà mình chọn lựa đang ở vào thời khắc mất còn mà cả hệ thống XHCN thế giới sụp đổ. Nông dân miền Tây ngầm tự hào là góp công đầu vào an ninh lương thực quốc gia và đưa nước ta trở thành cường quốc XK gạo, và từ đó tạo đà cho công cuộc hội nhập ngày nay. Không có cái đó, không có cái nầy !
Sau mười năm đổi mới, nông dân đổi đời và họ cũng đã hưởng hết thành quả của 10 năm đổi mới, bởi chỉ riêng việc tăng dân số cũng tương ứng với tăng GDP trong nông nghiệp nên đời sống của họ đến giao điểm nào đó đã trở lại vạch xuất phát. Mỗi lần Chánh phủ điều chỉnh tiêu chuẩn thu nhập của hộ nghèo do tiền mất gía thì số phần trăm hộ nghèo lại trở về điểm cũ. Hiện tượng giàu nghèo, khoảng cách nông thôn – thành thị dãn ra nhanh đến chóng mặt. Ruộng đất bị mất do đô thị hóa, công nghiệp (CN) hóa, "dự án" hóa, sa mạc hóa, sạt lở và ngập mặn do tan băng nước biển đã và đang dâng v.v… Thất nghiệp trên mảnh đất quê hương, làm thuê "trên đất cũ của mình", lao động vất vả ở các khu CN mà điều kiện sống không ra gì; XK lao động thì lắm điều trắc trở… Chỉ riêng việc sản xuất nông nghiệp không có "nhạc trưởng" để gắn kết "Bốn nhà" nên được mùa, rớt giá, nay trồng mai chặt, nay đào mai lấp…, như sóng lưỡi búa trên mặt sông lớn thì thử hỏi xuồng con nào mà không chìm?. Niềm hứng khởi "Hội nhập" thị trường thế giới chưa thấy đem lại thành qủa cụ thể, nhiều người lại cảm thấy cụt hứng một lần nữa!. Ðó là do Nhà nước đổi mới quản lý kinh tế mà chưa đổi mới quản lý giáo dục - dạy nghề, 23 năm kể từ sau Ðại hội VI, một thế hệ người lao động trên dướí 30 tuổi xuất thân từ nông dân, phần đông họ không được học những điều cần để làm nông nghiệp giỏi, hoặc nếu không làm nông nghiệp thì cũng có nghề để làm việc khác, cho dù làm thuê nhưng có tay nghề thì cái giá của sức lao động, kể cả phẩm giá cũng sẽ cao hơn, được đối xử tốt hơn. Ðó là chưa nói đến không ít người mù chữ mà chưa được thống kê!. Nhiều cô gái nông thôn tuy đẹp, nhưng thiếu học hoặc mù chữ không tìm được chồng vừa ý, bị chê là "nghèo-dốt; bản thân chê ngược lại thanh niên nông thôn "nghèo- dốt" hoặc rượu chè nên có "chồng ngọai" để đổi đời cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta say sưa với thành quả đổi mới trong nông nghiệp suốt một thời gian dài, thậm chí cho đến bây giờ có người còn tự mãn, như ngày xưa đánh giặc, say thắng lợi mất cảnh giác, bị phản kích; còn bây giờ, trong khi ta yên chí: đổi mới đang thành công, mọi việc "phải từ từ", sợ đổ vỡ, trong khi đó kinh tế thị trường - mà các qui luật vốn có của nó như tích tụ - tập trung, hàng hóa -sức lao động, giá trị - gía cả, cung - cầu… vận động không từ từ ăn nhịp với ta, thì những hiện tượng tiêu cực mà ta hay nói "mặt trái của kinh tế thị trường" … nó xuất hiện càng gay gắt là tất yếu. Ở đâu lâm vào tình cảnh nầy thì đó là "tai nạn" của "trò chơi tung hứng" - có tung mà không có chuẩn bị hứng!.
Ba mươi bốn năm nước nhà thống nhất, hai thành phần xã hội bị " thử thách" và "thử nghiệm" chính sách nhiều nhất mà vẫn chưa yên. Ðó là thế hệ trẻ, chủ tương lai đất nước mà công tác giáo dục-dạy nghề của Nhà nước là nền để họ dựng nhà làm chủ, và thành phần nông dân là thành phần chủ yếu trong xã hội. Thử tính xem, trong thời gian vàng ngọc ấy đã có bao lần cải cách giáo dục phổ thông, có lần cải cách nào thành công?, mà cải cách cũng chủ yếu là biên sọan sách giáo khoa, nhưng cũng vẫn chưa rồi, chẳng khác nào đem trẻ con ra "thí nghiệm". Không chỉ ở bậc phổ thông, ngay ở bậc đại học và trên đại học nửa, quan niệm và cách quản lý là lấy tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp làm tiêu chí thi đua, lấy thành tích thi đua làm cơ sở đánh gía chất lượng giáo viên, chất lượng trường học; lấy "kiến thức"thuộc lòng, kể cả kiến thức không còn phù hợp cần thiết nữa để đánh giá chất lượng học sinh, lấy cấp bằng làm mục tiêu phải đạt…Hình như ta chỉ có "dạy học" như ngày xưa dạy "học sách thánh hiền", đọc chép, học thuộc bài mẫu,…chớ không dạy cách học để học thực tiển, học cách tư duy để tự xoay sở, phân biệt cái cũ cái mới, cái lạc hậu lỗi thời mà ra đường nếu có gặp cũng đừng ôm về. Nghiã là học để biết tự nói lên suy nghĩ độc lập của mình, "độc lập tác chiến". Cái tệ lâu ngày thành lẽ phải. Có phụ huynh và giáo viên nào thật lòng ủng hộ Thầy Khoa là điều lạ! Vì ủng hộ là tự đập "nồi cơm" của gíáo viên, phụ huynh tự chấp nhận con mình không lên lớp hoặc thi rớt. Kết quả lô-gích của cách học nầy là con em nông dân tốt nghiệp cấp II, cấp III rồi mà tính tóan không rành, học vạn vật chỉ biết qua hình vẽ, ngoại ngữ giao tiếp không được … thì khi về làm nông dân hoặc làm cán bộ ở cơ sở không biết trồng cây gì, nuôi con gì, đành hỏi vần lân với nhau, hoặc nghe trên nói sao thì nói rập khuông theo. Và, Hai Lúa đành phải tự mày mò làm máy suốt, máy gặt, máy hút bùn; tự làm cầu treo, tự dời nhà như "Thần đèn" vậy. Riêng cái việc kéo lúa từ ruộng về nhà, cấm xe công nông, xe kéo thùng… thì phải cho nhập xe kéo thùng của Trung quốc chớ sao?. Công tác giáo dục - dạy nghề - nghiên cứu khoa học phục vụ cho nông nghiệp (NN) – nông dân (ND) – nông thôn (NT) như vừa qua, cùng với những bất cập trong công tác quản lý nông nghiệp - lưu thông - xuất nhập khẩu, tự nó giải thích vì sao ND Việt nam - ND Ðồng bằng sông Cửu long làm ra quá nhiều sản phẩm nhưng chất lượng không cao; càng làm càng nghèo; càng nghèo càng không học!. Nghèo, dân trí thấp không phải là đất tốt để ươm mầm dân chủ và cũng là hạn chế để đạt được khát vọng tự do!
ND là chủ nông thôn - là chủ đất. Nhưng chỉ riêng Luật Ðất đai 1993 có đến bảy, tám trăm văn bản có tính qui phạm hướng dẫn mà vẫn chưa thông thoáng thì đủ thấy mức độ trầm trọng của vấn đề. Chỉ riêng cái định nghĩa "quyền sở hữu" và "quyền sữ dụng" cho đến tận bây giờ nông dân vẫn còn mơ hồ, là kẻ hở cho cán bộ "tùy nghi vận dụng"; quyền sử dụng của nông dân có thời hạn chỉ bằng 1/2, 1/3 của các dự án phi nông nghiệp, kể cả dự án sân golt, kể cả cho người nước ngòai… là không hiểu nổi. Nhà mước là nhạc trưởng của "Bốn nhà" nhưng luật pháp Nhà nước chưa đủ chế tài để bảo vệ nông dân trước nạn hàng gian, hàng giả, các hợp đồng mà nông dân nằm kèo dưới. Lợi dụng phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều nơi hăng hái, chỉ có nông dân làm cầu, đường, điện, thậm chí ánh sáng nông thôn cũng do dân hùn tiền…Trong khi đó nơi nào không làm, làm trể được chánh phủ cho; nơi thành thị được ưu tiên làm trước, giải tỏa được bồi thường với giá "trên mây" bằng ngân sách nhà nước!. Dân nông thôn bị "đóng góp" nhiều hơn dân thành thị, hơn cả doanh nghiệp đóng thuế thu nhập - tính theo lợi tức mỗi hộ hay tiền công làm thuê của mỗ lao động.
Thành thị là ánh sáng, là đầu tàu của nông thôn. Nhưng những vấn đề về văn hóa - văn minh - xã hội còn lộn xộn đã tác động tiêu cực trở lại không nhỏ mà báo chí nói hàng ngày không hết. Tôi có anh bạn là nhà báo, dân gốc Hà nội mấy đời, rất tự hào là người Hà thành, nhưng sau Tết Mậu Tý vào gặp tôi, anh buồn và than: "Hà Thành không còn thanh lịch như thuở nào đâu" - làm tôi cũng buồn lây!. Nước mình không có trường đại học xếp vào hàng danh giá thế giới, người giàu không có trong bảng xếp hạng tỷ phú (USD) thế giới nhưng nạn sính bằng cấp và ăn chơi, mua sắm phương tiện đắc tiền thì cũng thuộc vào tầm hòang gia, tỷ phú thế giới. Nhiều tỉnh thành bây giờ không còn rạp hát, rạp chiếu bóng; thành phố không có cây xanh, không có vườn cây - chim - thú. Quan hệ giữa người với người, giữa người với vạn vật thông qua màn ảnh nhỏ, hình vẽ hoặc trò chơi điện tử - kể cả trò chơi cờ bạc. Tính ích kỷ, tị hiềm và sự độc ác như có "dung môi" nảy nở. Không ít nam nữ thanh niên bây giờ sửa tóc, sửa tướng, áo quần cho giống Hàn Quốc; bảng hiệu và báo chí kể cả tên chung cư, khách sạn, trường học hay dùng chữ Anh, “chữ bồi” thì còn gì là quốc hồn quốc túy. Bắt chước nhanh đến lố bịch.
Trong bài “Nông dân và cách mạng” tôi bức xúc quá có hai câu thơ để kết luận :
Tôi sợ một ngày không xa lắm
Lật đất cày lên lượm quốc hồn.
Ðể kết thúc bày viết này, tôi mượn câu đối tại Ðình Thần Thới Sơn ở huyện Tịnh Biên có cách đây hàng trăm năm để nói về người nông dân miền Tây Nam Bộ :
Quân phi quân, Thần phi thần. Quân thần giai cộng lạc.
Phụ bất phụ, tử bất tử. Phụ tử thị đồng hoan.
Ðó là khát vọng: tự do, hạnh phúc, bình đẳng, hòa hợp và thương yêu, có từ ngày đi khai hoang mở cõi!
Tác giả, ông Bảy Nhị, là người đã gắn bó cả cuộc đời với vùng quê An Giang, đồng bằng sông Cửu Long. Những năm tháng tuổi trẻ, ông là người chiến sĩ gan dạ, kiên cường ..”Xuồng ai đó bơi trong lau lách, Áo bà ba súng nách tay chèo…” (Tố Hữu)
Bình minh trên sông nước Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long:Dân hiền, đất lành và mở rộng
BBT. Tác giả, ông Bảy Nhị, là người đã gắn bó cả cuộc đời với vùng quê An Giang, đồng bằng sông Cửu Long. Những năm tháng tuổi trẻ, ông là người chiến sĩ gan dạ, kiên cường ..”Xuồng ai đó bơi trong lau lách, Áo bà ba súng nách tay chèo…” (Tố Hữu). Sau đó, ông trở thành cán bộ lãnh đạo của tỉnh An Giang, nhiều năm là Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh. Với tư duy sắc sảo và nhạy bén, cách tổ chức thực hiện mạnh dạn và quyết đoán, ông đã có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của An Giang. Từ khi nghỉ hưu, ông tham gia nhiều hoạt động xã hội. Bài viết của ông trên các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện những tình cảm sâu sắc với quê hương, đất nước, những phân tích và phê phán thẳng thắn, những kiến giải mang tính thuyết phục cao. Xin trân trọng chuyển đến bạn đọc một bài viết của ông.
o
o o
Dân nông thôn ÐBSCL chiếm tỷ lệ cao so cả nước (76%/74%) nếu tính dân đô thị vẫn còn “chân phèn” hoặc còn “cái đuôi nông dân” thì nói dân trong vùng hầu hết là nông dân là không sai. Lịch sử hình thành cư dân ở đây là lịch sử khai hoang mở cõi chớ không phải chiến tranh mở rộng lãnh thổ như những vùng đất khác và những quốc gia khác trong quá trình phát triển và tồn tại. Và, nó cũng rất mới mẽ - 310 năm kể từ ngày Chúa Nguyễn cho cắt đặt Dinh, Trấn. Hàng năm được bồi đấp hàng tỷ tấn phù sa từ con sông dài trên 4.000 cây số và do đó đất liền cũng tự nhiên nở ra hàng chục mét lấn biển. Những đặc điểm này, tự nó nói lên: Ở đây dân hiền, đất lành và hàng năm được mở rộng. Lịch sử trên 3 thế kỷ, chỉ có người tứ xứ đến đây, kể cả bên Tàu thời nhà Thanh đến định cư lập nghiệp chớ người ở đây chưa đi đâu theo nghĩa di dân.
Đập cao su Trà Sư (An Giang)
Dân hiền có lẽ bắt nguồn từ lớp người thất thế trong xã hội phong kiến lúc chế độ phong kiến suy tàn cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Ông Chúa Nguyễn Hòang là người thất thế trong triều đình, bị anh rể (Trịnh Kiểm) bắt nạt nên mới dẫn đầu đội dân binh cô thế đi về phương Nam (1558). Rồi theo chiến thuật “tằm ăn dâu” mà tiệm tiến. Những vùng đất mới, tuy mới xác lập chủ quyền, nhưng những người đến trước, ở lâu đời, ổn định hoặc giàu có thường không muốn rời xa, vì vậy lớp dân cư đầu tiên của mỗi vùng đất mới tiếp theo đều thường là dân nghèo, ít học, thậm chí là tù binh… được các Chúa tạo điều kiện để đi khai hoang, đào kinh, đấp đường, lập làng, lập xóm và tất nhiên là làm lính để chiến đấu tự vệ, giữ đất, giữ quê hương mới tạo lập. Cái thân phận thấp hèn, yên phận để người khác chỉ huy, từ hoàn cảnh đó mà sinh tính nhẫn nhục, “không muốn làm quan”, không muốn ganh đua, tệ hơn có người không ham làm giàu và trở thành người hiền lành theo đúng nghĩa đen của nó. Xem thaí độ của Nhuận Ðiền đối với Trần Minh sau khi bạn đổ Trạng nguyên ta thấy rõ điều này. Tâm lý ghét người giàu, thương người nghèo và thân với người đồng cảnh có lẽ có từ thuở bồng bế nhau bỏ xứ ra đi. Và cũng chính vì hoàn cảnh lịch sử như vậy nên nếu nói dân miền Tây Nam Bộ có “truyền thống hiếu học” thì có khi là cường điệu, gán ghép với cội nguồn ở miền Bắc, miền Trung là khiên cưỡng! Tâm lý lấy “thúng đong lúa” một thời ngự trị trong tư duy ông bà ta mà nay chắc gì không còn. Vì là dân tứ chiến nên “bà con xa không bằng xóm giềng gần”, nông dân miền Tây rất hào hiệp bao dung, cởi mở, thân thiện, “bỏ chín làm mười”. Ai nghèo khó thì san sẻ, con cháu nghèo, kể cả làm biếng mà nghèo cũng dang sức ra làm nuôi. Thời buổi này mà còn “ưu điểm” này thì còn gì là giáo dục tính cạnh tranh (chớ không phải tính ích kỷ, tị hiềm). Ðến đây có thể rút ra: Ðồng bằng sông Cửu Long chưa có cuộc sống ở tầm văn minh bằng mặt bằng cả nước. Nhược điểm này, chính sách khuyến học, khuyến tài và khuyến khích cạnh tranh của Ðảng và Nhà nước có lẻ là chưa đúng tầm nên sự trì trệ là dai dẳng. Cứ nhìn vào các chỉ số thống kê của nhà nước về chất lượng sống của người dân như: trẻ em suy dinh dưởng, học vấn phổ thông, vệ sinh, nước sạch , nhà ở kiên cố, giao thông đường bộ, công trình văn hóa thể thao…đều thuộc lọai thấp hoặc không có so cả nước. Và, nếu làm thống kê về số người thành đạt trên thương trường, chính trường, nghiên cứu khoa học, các ngành quản lý trọng yếu của đất nước, v.v… và v.v…thì sẽ thấy sự giải thích là như vậy.
Cống đập Cần Chông bên sông Hậu (Trà Vinh)
Tự tin, thân ái và bình đẳng là đặc tính gần như vốn có của dân miền Tây. Tin và theo Chúa Nguyễn là khi chúa tôi đồng cảnh, đồng lòng; tin và theo các vua Nguyễn yêu nước chống Pháp là khi triều đình trước đó ký bán đất, bán dân cho Pháp. Cũng cần nói thêm là ánh hào quang của vua Quang Trung chỉ mới vừa loé sáng rồi tắt, dân xứ này chưa kịp nhận ra nên trong vùng không thấy đền thờ tướng lãnh Tây Sơn mà chỉ thờ những người có công dẫn dắt dân đào kinh, khai hoang mở đất như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Thoại Ngọc Hầu… và những nghĩa quân bất phục triều đình, lãnh đạo nông dân chống Pháp như Trương Ðịnh, Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Thành, Võ Duy Dương v.v… Cách mạng tháng 8, hai cuộc kháng chiến chống đế quốc và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, lòng trung nghĩa của nông dân miền Tây, dù đi trước về sau nhưng đáng lưu danh sử sách. Niềm tin đó bắt nguồn từ lòng yêu Tổ quốc, nhưng trực tiếp là mảnh ruộng, bờ kinh, mái nhà ấm khói trên quê hương này. Ai giúp họ bảo vệ quê hương thì đó là Tổ quốc. Bởi mảnh đất này đã thấm đậm mồ hôi và máu của họ chứa chan đồng Nọc Nạn.
Cách mạng tháng 8 và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ theo tiếng gọi của Ðảng Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh người nông dân VN nói chung, miền Tây nói riêng là chỉ mong nước được độc lập, nhà có ruộng cày. Không có nông dân, cách mạng và kháng chiến không thành công. Nhưng khi nước nhà thống nhất, đất đai như bị quốc hữu hóa - sở hữu toàn dân - và phải vào hợp tác xã (HTX), tập đoàn sản xuất (TÐSX_ để tiến lên XHCN! Nông dân cảm thấy cụt hứng và chịu đựng suốt 10 năm trong thời kỳ bao cấp là vì tin Ðảng, tin Ðảng sẽ sửa. Và Ðại hội VI của Ðảng đã sửa! Hay nói cách khác là sau lần thứ nhất theo Ðảng suốt 45 năm cứu nước được trọn vẹn thì đây là lần thứ hai nông dân theo Ðảng, cứu lấy chế độ mà mình chọn lựa đang ở vào thời khắc mất còn mà cả hệ thống XHCN thế giới sụp đổ. Nông dân miền Tây ngầm tự hào là góp công đầu vào an ninh lương thực quốc gia và đưa nước ta trở thành cường quốc XK gạo, và từ đó tạo đà cho công cuộc hội nhập ngày nay. Không có cái đó, không có cái nầy !
Sau mười năm đổi mới, nông dân đổi đời và họ cũng đã hưởng hết thành quả của 10 năm đổi mới, bởi chỉ riêng việc tăng dân số cũng tương ứng với tăng GDP trong nông nghiệp nên đời sống của họ đến giao điểm nào đó đã trở lại vạch xuất phát. Mỗi lần Chánh phủ điều chỉnh tiêu chuẩn thu nhập của hộ nghèo do tiền mất gía thì số phần trăm hộ nghèo lại trở về điểm cũ. Hiện tượng giàu nghèo, khoảng cách nông thôn – thành thị dãn ra nhanh đến chóng mặt. Ruộng đất bị mất do đô thị hóa, công nghiệp (CN) hóa, "dự án" hóa, sa mạc hóa, sạt lở và ngập mặn do tan băng nước biển đã và đang dâng v.v… Thất nghiệp trên mảnh đất quê hương, làm thuê "trên đất cũ của mình", lao động vất vả ở các khu CN mà điều kiện sống không ra gì; XK lao động thì lắm điều trắc trở… Chỉ riêng việc sản xuất nông nghiệp không có "nhạc trưởng" để gắn kết "Bốn nhà" nên được mùa, rớt giá, nay trồng mai chặt, nay đào mai lấp…, như sóng lưỡi búa trên mặt sông lớn thì thử hỏi xuồng con nào mà không chìm?. Niềm hứng khởi "Hội nhập" thị trường thế giới chưa thấy đem lại thành qủa cụ thể, nhiều người lại cảm thấy cụt hứng một lần nữa!. Ðó là do Nhà nước đổi mới quản lý kinh tế mà chưa đổi mới quản lý giáo dục - dạy nghề, 23 năm kể từ sau Ðại hội VI, một thế hệ người lao động trên dướí 30 tuổi xuất thân từ nông dân, phần đông họ không được học những điều cần để làm nông nghiệp giỏi, hoặc nếu không làm nông nghiệp thì cũng có nghề để làm việc khác, cho dù làm thuê nhưng có tay nghề thì cái giá của sức lao động, kể cả phẩm giá cũng sẽ cao hơn, được đối xử tốt hơn. Ðó là chưa nói đến không ít người mù chữ mà chưa được thống kê!. Nhiều cô gái nông thôn tuy đẹp, nhưng thiếu học hoặc mù chữ không tìm được chồng vừa ý, bị chê là "nghèo-dốt; bản thân chê ngược lại thanh niên nông thôn "nghèo- dốt" hoặc rượu chè nên có "chồng ngọai" để đổi đời cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta say sưa với thành quả đổi mới trong nông nghiệp suốt một thời gian dài, thậm chí cho đến bây giờ có người còn tự mãn, như ngày xưa đánh giặc, say thắng lợi mất cảnh giác, bị phản kích; còn bây giờ, trong khi ta yên chí: đổi mới đang thành công, mọi việc "phải từ từ", sợ đổ vỡ, trong khi đó kinh tế thị trường - mà các qui luật vốn có của nó như tích tụ - tập trung, hàng hóa -sức lao động, giá trị - gía cả, cung - cầu… vận động không từ từ ăn nhịp với ta, thì những hiện tượng tiêu cực mà ta hay nói "mặt trái của kinh tế thị trường" … nó xuất hiện càng gay gắt là tất yếu. Ở đâu lâm vào tình cảnh nầy thì đó là "tai nạn" của "trò chơi tung hứng" - có tung mà không có chuẩn bị hứng!.
Ba mươi bốn năm nước nhà thống nhất, hai thành phần xã hội bị " thử thách" và "thử nghiệm" chính sách nhiều nhất mà vẫn chưa yên. Ðó là thế hệ trẻ, chủ tương lai đất nước mà công tác giáo dục-dạy nghề của Nhà nước là nền để họ dựng nhà làm chủ, và thành phần nông dân là thành phần chủ yếu trong xã hội. Thử tính xem, trong thời gian vàng ngọc ấy đã có bao lần cải cách giáo dục phổ thông, có lần cải cách nào thành công?, mà cải cách cũng chủ yếu là biên sọan sách giáo khoa, nhưng cũng vẫn chưa rồi, chẳng khác nào đem trẻ con ra "thí nghiệm". Không chỉ ở bậc phổ thông, ngay ở bậc đại học và trên đại học nửa, quan niệm và cách quản lý là lấy tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp làm tiêu chí thi đua, lấy thành tích thi đua làm cơ sở đánh gía chất lượng giáo viên, chất lượng trường học; lấy "kiến thức"thuộc lòng, kể cả kiến thức không còn phù hợp cần thiết nữa để đánh giá chất lượng học sinh, lấy cấp bằng làm mục tiêu phải đạt…Hình như ta chỉ có "dạy học" như ngày xưa dạy "học sách thánh hiền", đọc chép, học thuộc bài mẫu,…chớ không dạy cách học để học thực tiển, học cách tư duy để tự xoay sở, phân biệt cái cũ cái mới, cái lạc hậu lỗi thời mà ra đường nếu có gặp cũng đừng ôm về. Nghiã là học để biết tự nói lên suy nghĩ độc lập của mình, "độc lập tác chiến". Cái tệ lâu ngày thành lẽ phải. Có phụ huynh và giáo viên nào thật lòng ủng hộ Thầy Khoa là điều lạ! Vì ủng hộ là tự đập "nồi cơm" của gíáo viên, phụ huynh tự chấp nhận con mình không lên lớp hoặc thi rớt. Kết quả lô-gích của cách học nầy là con em nông dân tốt nghiệp cấp II, cấp III rồi mà tính tóan không rành, học vạn vật chỉ biết qua hình vẽ, ngoại ngữ giao tiếp không được … thì khi về làm nông dân hoặc làm cán bộ ở cơ sở không biết trồng cây gì, nuôi con gì, đành hỏi vần lân với nhau, hoặc nghe trên nói sao thì nói rập khuông theo. Và, Hai Lúa đành phải tự mày mò làm máy suốt, máy gặt, máy hút bùn; tự làm cầu treo, tự dời nhà như "Thần đèn" vậy. Riêng cái việc kéo lúa từ ruộng về nhà, cấm xe công nông, xe kéo thùng… thì phải cho nhập xe kéo thùng của Trung quốc chớ sao?. Công tác giáo dục - dạy nghề - nghiên cứu khoa học phục vụ cho nông nghiệp (NN) – nông dân (ND) – nông thôn (NT) như vừa qua, cùng với những bất cập trong công tác quản lý nông nghiệp - lưu thông - xuất nhập khẩu, tự nó giải thích vì sao ND Việt nam - ND Ðồng bằng sông Cửu long làm ra quá nhiều sản phẩm nhưng chất lượng không cao; càng làm càng nghèo; càng nghèo càng không học!. Nghèo, dân trí thấp không phải là đất tốt để ươm mầm dân chủ và cũng là hạn chế để đạt được khát vọng tự do!
ND là chủ nông thôn - là chủ đất. Nhưng chỉ riêng Luật Ðất đai 1993 có đến bảy, tám trăm văn bản có tính qui phạm hướng dẫn mà vẫn chưa thông thoáng thì đủ thấy mức độ trầm trọng của vấn đề. Chỉ riêng cái định nghĩa "quyền sở hữu" và "quyền sữ dụng" cho đến tận bây giờ nông dân vẫn còn mơ hồ, là kẻ hở cho cán bộ "tùy nghi vận dụng"; quyền sử dụng của nông dân có thời hạn chỉ bằng 1/2, 1/3 của các dự án phi nông nghiệp, kể cả dự án sân golt, kể cả cho người nước ngòai… là không hiểu nổi. Nhà mước là nhạc trưởng của "Bốn nhà" nhưng luật pháp Nhà nước chưa đủ chế tài để bảo vệ nông dân trước nạn hàng gian, hàng giả, các hợp đồng mà nông dân nằm kèo dưới. Lợi dụng phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều nơi hăng hái, chỉ có nông dân làm cầu, đường, điện, thậm chí ánh sáng nông thôn cũng do dân hùn tiền…Trong khi đó nơi nào không làm, làm trể được chánh phủ cho; nơi thành thị được ưu tiên làm trước, giải tỏa được bồi thường với giá "trên mây" bằng ngân sách nhà nước!. Dân nông thôn bị "đóng góp" nhiều hơn dân thành thị, hơn cả doanh nghiệp đóng thuế thu nhập - tính theo lợi tức mỗi hộ hay tiền công làm thuê của mỗ lao động.
Thành thị là ánh sáng, là đầu tàu của nông thôn. Nhưng những vấn đề về văn hóa - văn minh - xã hội còn lộn xộn đã tác động tiêu cực trở lại không nhỏ mà báo chí nói hàng ngày không hết. Tôi có anh bạn là nhà báo, dân gốc Hà nội mấy đời, rất tự hào là người Hà thành, nhưng sau Tết Mậu Tý vào gặp tôi, anh buồn và than: "Hà Thành không còn thanh lịch như thuở nào đâu" - làm tôi cũng buồn lây!. Nước mình không có trường đại học xếp vào hàng danh giá thế giới, người giàu không có trong bảng xếp hạng tỷ phú (USD) thế giới nhưng nạn sính bằng cấp và ăn chơi, mua sắm phương tiện đắc tiền thì cũng thuộc vào tầm hòang gia, tỷ phú thế giới. Nhiều tỉnh thành bây giờ không còn rạp hát, rạp chiếu bóng; thành phố không có cây xanh, không có vườn cây - chim - thú. Quan hệ giữa người với người, giữa người với vạn vật thông qua màn ảnh nhỏ, hình vẽ hoặc trò chơi điện tử - kể cả trò chơi cờ bạc. Tính ích kỷ, tị hiềm và sự độc ác như có "dung môi" nảy nở. Không ít nam nữ thanh niên bây giờ sửa tóc, sửa tướng, áo quần cho giống Hàn Quốc; bảng hiệu và báo chí kể cả tên chung cư, khách sạn, trường học hay dùng chữ Anh, “chữ bồi” thì còn gì là quốc hồn quốc túy. Bắt chước nhanh đến lố bịch.
Trong bài “Nông dân và cách mạng” tôi bức xúc quá có hai câu thơ để kết luận :
Tôi sợ một ngày không xa lắm
Lật đất cày lên lượm quốc hồn.
Ðể kết thúc bày viết này, tôi mượn câu đối tại Ðình Thần Thới Sơn ở huyện Tịnh Biên có cách đây hàng trăm năm để nói về người nông dân miền Tây Nam Bộ :
Quân phi quân, Thần phi thần. Quân thần giai cộng lạc.
Phụ bất phụ, tử bất tử. Phụ tử thị đồng hoan.
Ðó là khát vọng: tự do, hạnh phúc, bình đẳng, hòa hợp và thương yêu, có từ ngày đi khai hoang mở cõi!