Ông A có thể rút lại được căn nhà không?

  • Thread starter Thread starter neu52
  • Ngày gửi Ngày gửi

neu52

New member
Xu
0
A, B, C cung góp vốn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn X kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày 05/02/2000, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành fố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì fần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:
- A góp bằng một căn nhà tọa lạc tại 215 Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, trị giá 400 triệu đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.
- B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn điều lệ.
- C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.
Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp 1999. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, B làm Giám đốc, và C là kế toán trưởng Công ty. Điều lệ hoạt động của Công ty không quy định cụ thể ai là đại diện theo fáp luật của Công ty.
Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên fải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B C không đồng ý.
a) A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Tại sao?
b) Nếu BC đồng ý cho A rút lại căn nhà thì có đúng fáp luật không? Tại sao?
 
Theo mình thì:

1. Việc A có rút căn nhà được hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa A và B, C và căn cứ vào điều lệ công ty.
- Nếu điều lệ cty không quy định ai là người đại diện theo pháp luật thì người đại diện mặc định sẽ là giám đốc.
- Căn cứ "Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ" để phán quyết xem A có bán được căn nhà này không. A là chủ tịch hội đồng thành viên. Chẳng hạn trong Điều lệ cty quy định rằng một quyết định có hiệu lực khi có ít nhất 40% số phiếu tán thành, thì lúc này ông A có quyền tự ra quyết định cho mình. Tuy nhiên, trường hợp này là khó xảy ra vì khi thành lập Điều lệ, ông B và ông C sẽ không chấp nhận.

2. Nếu B và C chấp nhận cho A được rút lại căn nhà thì vẫn đúng pháp luật, vì pháp luật dân sự ưu tiên sự thương lượng giữa các bên. Chẳng hạn mấy ông này có kiện nhau ra tòa thì tòa sẽ tiến hành hòa giải (để các ông tự thương lượng), hòa giải không thành tòa mới xử.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top