ngan trang
New member
- Xu
- 159
[h=2]Ôn thi tốt nghiệp THPT hiệu quả: Để đạt điểm cao môn Vật lý[/h] Đề thi trắc nghiệm Vật lý gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, do đó cần phải học toàn bộ nội dung cơ bản trong sách giáo khoa (SGK) Vật lý 12.
Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT và đề tuyển sinh ĐH - CĐ được Bộ GD-ĐT ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Kiến thức Vật lý lớp 10 và 11 thường chiếm tỷ lệ rất ít, đơn giản và không xuất hiện như một câu hỏi độc lập. Học sinh (HS) nên tập trung ôn tập nội dung đã học trong SGK Vật lý 12. Trong quá trình ôn luyện, khi gặp các kiến thức cũ ở lớp dưới có liên quan đến câu hỏi trong bài tập, HS nên xem lại, chép vào nháp để vận dụng các kiến thức ấy vào việc giải bài tập hoặc giải thích hiện tượng trong bài thi.
HS cũng nên dành thời gian để tự lập bảng hệ thống các công thức, so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa các khái niệm, hiện tượng vật lý. Thường xuyên vận dụng các công thức ấy trong việc luyện giải các bài tập. Thậm chí ghi vào sổ tay mang theo bên người, viết trên giấy dán ở góc học tập, ở những nơi thường lui tới, những chỗ dễ thấy trong nhà...
Những lưu ý cần thiết
Đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết, HS cần chú ý đến các hiện tượng vật lý có liên quan đến kiến thức trong chương trình và ứng dụng kiến thức trong thực tế. Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ nên dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn: khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng vật lý; các khái niệm dao động điều hòa, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động tắt dần, dao động riêng, dao động duy trì; tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy; tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến điện...
Loại câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết này không yêu cầu thí sinh tính toán mà chỉ cần nắm chắc lý thuyết, và biết vận dụng vào trường hợp cụ thể để chọn phương án trả lời.
Dạng câu hỏi trắc nghiệm về tính toán, bao gồm kỹ năng giải những bài tập ngắn, kỹ năng chuyển đổi đơn vị… đòi hỏi HS phải vận dụng công thức hoặc lập phương trình để tính toán chọn đáp số cần tìm. Bài toán trong câu trắc nghiệm thường không dẫn đến hệ phương trình phức tạp, mà chỉ một hoặc vài ba phép tính là có thể tìm được đáp số hoặc khẳng định được đáp số là sai hay đúng.
Để đạt điểm cao trong kỳ thi, đương nhiên HS phải dành thời gian nhất định cho việc luyện tập dạng câu hỏi này. Đối với HS có học lực trung bình, không nên làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian vì những bài tập như vậy không phù hợp với lối thi trắc nghiệm.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng, HS muốn trả lời đúng phải nắm được bản chất của hiện tượng và biết chọn ra các kiến thức có liên quan đến hiện tượng đó. HS cần tập thói quen đọc kỹ câu hỏi để khai thác giả thiết cho ở phần dẫn, suy ra các kết quả, rồi từ đó phát hiện mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận.
Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT và đề tuyển sinh ĐH - CĐ được Bộ GD-ĐT ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Kiến thức Vật lý lớp 10 và 11 thường chiếm tỷ lệ rất ít, đơn giản và không xuất hiện như một câu hỏi độc lập. Học sinh (HS) nên tập trung ôn tập nội dung đã học trong SGK Vật lý 12. Trong quá trình ôn luyện, khi gặp các kiến thức cũ ở lớp dưới có liên quan đến câu hỏi trong bài tập, HS nên xem lại, chép vào nháp để vận dụng các kiến thức ấy vào việc giải bài tập hoặc giải thích hiện tượng trong bài thi.
HS cũng nên dành thời gian để tự lập bảng hệ thống các công thức, so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa các khái niệm, hiện tượng vật lý. Thường xuyên vận dụng các công thức ấy trong việc luyện giải các bài tập. Thậm chí ghi vào sổ tay mang theo bên người, viết trên giấy dán ở góc học tập, ở những nơi thường lui tới, những chỗ dễ thấy trong nhà...
Những lưu ý cần thiết
Đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết, HS cần chú ý đến các hiện tượng vật lý có liên quan đến kiến thức trong chương trình và ứng dụng kiến thức trong thực tế. Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ nên dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn: khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng vật lý; các khái niệm dao động điều hòa, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động tắt dần, dao động riêng, dao động duy trì; tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy; tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến điện...
Loại câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết này không yêu cầu thí sinh tính toán mà chỉ cần nắm chắc lý thuyết, và biết vận dụng vào trường hợp cụ thể để chọn phương án trả lời.
Dạng câu hỏi trắc nghiệm về tính toán, bao gồm kỹ năng giải những bài tập ngắn, kỹ năng chuyển đổi đơn vị… đòi hỏi HS phải vận dụng công thức hoặc lập phương trình để tính toán chọn đáp số cần tìm. Bài toán trong câu trắc nghiệm thường không dẫn đến hệ phương trình phức tạp, mà chỉ một hoặc vài ba phép tính là có thể tìm được đáp số hoặc khẳng định được đáp số là sai hay đúng.
Để đạt điểm cao trong kỳ thi, đương nhiên HS phải dành thời gian nhất định cho việc luyện tập dạng câu hỏi này. Đối với HS có học lực trung bình, không nên làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian vì những bài tập như vậy không phù hợp với lối thi trắc nghiệm.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng, HS muốn trả lời đúng phải nắm được bản chất của hiện tượng và biết chọn ra các kiến thức có liên quan đến hiện tượng đó. HS cần tập thói quen đọc kỹ câu hỏi để khai thác giả thiết cho ở phần dẫn, suy ra các kết quả, rồi từ đó phát hiện mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận.