II Phân tích
1. Đặt vấn đề: Luận đề “Ngôi sao NĐC, một nhà thơ lớn của nước ta, đãng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là lúc này”:
Cách nêu vấn đề mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn. Với 4 câu ngắn, dài và vừa nêu 4 nhiệm vụ khác nhau:
C1: “Ngôi sao…lúc nay” giới thiệu khái quát tầm vóc của NĐC- nhà thơ lớn của nước ta bằng hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao” và nghịch lý. Thể hiện sự nhiệt tình ngợi ca, gợi tò mò.
C2:Tiếp tục phát triển và làm rõ hình ảnh biểu tượng ngôi sao NĐC “Vì sao…càng thấy sáng” cái nhìn khoa học có ý nghĩa như một định hướng tìm hiểu văn chương NĐC.
C3: khẳng định và nhấn mạnh ý câu2 “Văn chương….đống thóc mẩy vang” đó là văn chương đích thực.
C4: “Có người…một trăm năm” nêu ra hiện tượng hiểu biết, đánh giá chua đầy đủ và sâu sắc về con người và thơ văn NĐC để có cái nhìn toàn diện, chính xác về thơ văn của ông (giá trị thơ văn yêu nước) trong mối quan hệ với thời đại và lịch sử qua hình ảnh so sánh biểu tượng xác đáng “khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nưóc chống bọn xâm lược Pháp”.
Cách đặt vấn đề phong phú, sâu sắc vừa thể hiện phương pháp khoa học của PVĐ; Trân trọng, đúng đắn, toàn diện và mơi mẻ.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Luận điểm 1: “NĐC là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta” Đánh giá về cuộc đời và quan niệm sáng tác của NĐC:
* Cuộc đời: Tác giả chọn lọc , làm rõ những đặc điểm riêng nổi bật của ông: ảnh hưởng của quê hương, gia đình và hoàn cảnh lịch sử, bị mù giữa tuổi thanh niên, công danh dang dở
Câu “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” chỉ phẩm chất tính cách của Lục Vân Tiên – nhưng cũng là phẩm chất con người NĐC.
Nhận định “Đời sống… tôi tớ của chúng” thật xác đáng và sâu sắc.
“Sự đời .. tấm gương” Thể hiện rõ hoàn cảnh , tâm trạng và khí tiết, tâm nguyện của nhà thơ mù- nhà nho yêu nướcNĐC.
Đánh giá về cuộc đời nhưng tác giả không viết lại tiểu sử NĐc mà nhấn mạnh khí tiết của “ một chí sĩ yêu nước” trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn.
* Quan niệm sáng tác văn chương của NĐC: hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người ”Văn tức là người”.
Với ông viết văn làm thơ là một thiên chức
Văn thơ là vũ khí, là thuyền chở đạo lí; chiến đấu với bọn gian tà; ca ngợi chính nghĩa , đạo đức quí trọng ở đời” Chở bao….bút chẳng tà”.
Luận điểm có tính khái quát , luận cứ(lí lẽ, dẫn chứng) cụ thể, tiêu biểu , có sức cảm hóa.
b. Luận điểm 2: “Thơ văn yêu nước của NĐC làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau suốt 20 năm trời” Phân tích, đánh giá giá trị thơ văn yêu nước của NĐC:
- Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng đau thương và anh dũng của dân tộc: dẫn chứng bằng thực tế lịch sử: triều đình nhà Nguyễn bạc nhược từng bước đầu hàng, nhân dân Nam Bộ vùng lên làm cho kẻ thù khiếp sợ và khâm phục.
- Thơ văn tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của thời đại.
- Phần lớn thơ văn của Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước và than khoc những người nghĩa sĩ dã trọn nghĩa vì dân, đặc biệt là người nông dân.
- Đặc biệt ca ngợi đóng góp của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng những lời lẽ đích đáng : diễn tả thật sinh động, não nùng cảm tình của dân tộc đối với người nghĩa quân.
- So sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
- Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ngợi ca những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương những chiến thắng làm rạng danh non sông.
- Bài văn tế là khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang “Sống đánh giặc thác cũng đánh giặc..”.
- Ca ngợi nghệ thuật thơ văn yêu nước của NĐC Có những đóa hoa , những hòn ngọc rất đẹp “xúc cảnh” bên cạnh những nhà văn, nhà thơ yêu nước khác.
- Luận điểm sâu sắc, đúng đắn là do tác giả đặt mối quan hệ giừa thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu và thời đại, hoàn cảnh lịch sử; văn viết rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng chọn lọc, cách lập luận chặt chẽ . Với tình cảm nồng hậu của PVĐ : cái nhìn thấu triệt và toàn diện về tư tưởng, nghệ thuật thơ văn yêu nước của NĐC.
c. Luận điểm 3: “Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của NĐC rất phổ biến trong dân gian nhất là miền Nam” đánh giá trị của tác phẩm LVT:
- Với thơ văn và cuộc đời NĐC: tác phẩm lớn nhất, dài nhất, thể hiện một phần đời, hiện thực và khát vọng, ước mơ của NĐC.
- Với nhân dân miền Nam rất được yêu mến, truyền tụng.
- Vì: Về nội dung:
+Bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức quí trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa.
+Nhân vật chính trong tác phẩm là những người đáng yêu, đáng kính trọng nghĩa, khinh tài, nhân hậu, thủy chung, cương trực, dám phấn đấu vì nghĩa.
+Họ đấu tranh chống mọi giả rối, bất công và họ đã chiến thắng.
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật kể nôm na “một truyện kể” “chuyện nói” dễ hiểu, dẽ nhớ…
Bác bỏ những ý kiến chưa hiểu đúng về LVT do hoàn cảnh thực tế.
Cách lập luận theo kiểu đòn bẩy, cách đánh giá khách quan, tác giả khảng định LVT- giá trị của công trình nghệ thuật: nội dung và nghệ thuật cho nên nó trở nên thân thuộc và được yêu mến.
3. Kết thúc vấn đề: Lđiểm: “ Đời sống và sự nghiệp NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng” thực chất là rút ra bài học sâu sắc:
Khảng định vị trí, vai trò của NĐC và thơ văn của ông.
Mối quan hệ giữa văn học với đời sống.
Vai trò của người nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Lời khảng định đầy trân trọng, ngắn gọn, xúc tích.
ST