ngan trang
New member
- Xu
- 159
BÀI 1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
1/ Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người.
2. Các yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- bố cục: Gồm 3 phần MB, TB, KL
- Yêu cầu về kĩ năng: Biết c¸ch lµm Bài văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,…..
- Yêu cầu về nội dung:
Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích…=> chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết-> Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức…
II. Luyện tập
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí.
- Nội dung: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
- Tư liệu: kiến thức cuộc sống thực tế, sách báo …
2.Lập dàn ý:
a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
b. Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ.
- Nhận định, đánh giá.
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân, xử thế.
+ Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
- Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
- Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay
. c. Kết bài: khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của lí tưởng đối với cuộc sống của con người.
ĐỀ 2:Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
(XEM LẠI BÀI VIẾT SỐ1)
Đề 3 : Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
1) Tìm hiểu đề:
- Nội dung: Mối quan hệ giữa đức hạnh (phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn) và hành động của mỗi người.
- Thao tác lập luận: phối hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: Dẫn chứng thực tế trong cuộc sống. Có thể dẫn chứng thêm thơ văn để bài viết sinh động.
2) Dàn ý:
a. Mở bài: Dẫn dắt để đưa ý kiến cần nghị luận vào bài.
b.Thân bài: Lần lượt triển khai các ý
- Giải thích kn : Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động.
Hành động là biểu hiện cụ thể của đức hạnh.
- Nêu suy nghĩ về việc tu dưỡng và học tập của bản thân:
\ Đức hạnh trong lĩnh vực tu dưỡng và học tập mà anh (chị) cần trau dồi là gì?
\ Từ những phẩm chất đạo đức cần thiết ấy, anh (chị) đã xác định hành động cụ thể ra sao để phù hợp với tiêu chí đạo đức mà mình theo đuổi.
\ Trên thực tế, anh (chị) đã thực hiện được điều gì, gặp khó khăn gì khi biến suy nghĩ thành việc làm?
\ Anh (chị) thấy điều gì là trở ngại lớn nhất khi biến suy nghĩ thành hành động? Tại sao?
c. Kết bài: Đề xuất bài học tu dưỡng của bản thân.
Đề 4: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình.
1, Tìm hiểu đề:
- Nội dung: Suy nghĩ vai trò của lý tưởng nói chung đối với mọi người và lý tưởng riêng của mình.
+ Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường; không có lý tưởng thì không có cuộc sống
+ Nâng vai trò của lý tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống.
+ Giải thích mối quan hệ lý tưởng là ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.
- Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh.
- Phạm vi tư liệu: Cuộc sống.
2, Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
b. Thân bài:
-Lý tưởng là gì? Tại sao nói lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế nào?(Lý tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lý tưởng tốt đẹp.)
- Lý tưởng và ý nghĩa cuộc sống
+Lý tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lý tưởng thì không có cuộc sống.
+Lý tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đường=>Đó là lý tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc của bản thân- Lý tưởng riêng của mỗi người=>Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lý tưởng.
c. Kết bài:
- Tóm lại tư tưởng đạo lí .
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
III. ĐỀ VỀ NHÀ:
ĐỀ 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Đề 2: A(C) hiểu thế nào là truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”- một nét đẹp của văn hóa VN? Trình bày những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội ta hiện nay.
Đề 3: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rÌn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp.
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: