Ôn thi hóa vô cơ có đáp án

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
ÔN THI HÓA VÔ CƠ CÓ ĐÁP ÁN


Nguồn thư viện số




302. Hỗn hợp A gồm Fe và ba oxit của nó. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 loãng, có 672 ml NO thoát ra (đktc) và dung dịch D. Đem cô cạn dung dịch D, thu được 50,82 gam một muối khan. Trị số của m là: a) 16,08 gam b) 11,76 gam c) 18,90 gam d) 15,12 gam (Fe = 56; O = 16; N = 14) 303. Một lượng bột kim loại sắt không bảo quản tốt đã bị oxi hóa tạo các oxit. Hỗn hợp A gồm bột sắt đã bị oxi hóa gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để tái tạo sắt, người ta dùng hiđro để khử ở nhiệt độ cao. Để khử hết 15,84 gam hỗn hợp A nhằm tạo kim loại sắt thì cần dùng 0,22 mol H2. Nếu cho 15,84 gam hỗn hợp A hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, thì sẽ thu được bao nhiêu thể tích khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn? a) 3,36 lít b) 2,464 lít c) 2,912 lít d) 1,792 lít (Fe = 56; O = 16) 304. Hiđro có ba nguyên tử đồng vị là 11H, 21H và 31H. Còn O có ba nguyên tử đồng vị là 168O, 178O và 188O. Có thể có tối đa bao nhiêu phân tử H2O khác nhau do sự liên kết giữa các nguyên tử đồng vị trên? a) 18 phân tử b) 12 phân tử c) 9 phân tử d) 6 phân tử 305. Hiđro có ba nguyên tử đồng vị là 11H, 21H và 31H. Còn clo có hai nguyên tử đồng vị là 3517Cl, và 3717Cl. Với phân tử hiđro clorua được tạo ra do sự liên kết giữa các nguyên tử đồng vị nặng nhất của hiđro và clo, thì phần trăm khối lượng của clo trong phân tử này bằng bao nhiêu? (Coi khối lượng nguyên tử bằng số khối của nó) a) 97,26% b) 97,22% c) 97,37% d) 92,50% 306. Nguyên tố hóa học clo có hai nguyên tử đồng vị trong tự nhiên là 3517Cl, và 3717Cl. Khối lượng nguyên tử Cl được dùng để tính toán (Cl = 35,5) là khối lượng nguyên tử trung bình của hai nguyên tử đồng vị của clo trên, hiện diện trong tự nhiên với tỉ lệ xác định. Coi khối lượng mỗi nguyên tử đồng vị bằng với số khối A của nó. Phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của clo trong tự nhiên là: a) 80%; 20% b) 75%; 25% c) 70%; 30% d) 65%; 35% 307. Từ dung dịch NaOH 40%, có khối lượng riêng 1,43 g/ml, muốn pha thành dung dịch NaOH 2M thì phải pha loãng bao nhiêu lần? a) 7,15 lần b) 8,50 lần c) 6,32 lần d) 9,4 lần (Na = 23; O = 16; H = 1) 308. Để pha dung dịch chất chỉ thị màu phenolptalein, người ta cân 0,1 gam phenolptalein và hòa tan trong 100ml etanol. Phenolptalein có vùng pH đổi màu từ 8,2 đến 9,8. Với dung dịch có pH < 8,2 thì phenolptalein không có màu. Với dung dịch có pH > 9,8 thì phenolptalein có màu tím sen. Còn dung dịch có pH trong khoảng 8,2 – 9,8 thì phenolptalein có màu trung gian giữa không màu và màu tím sen nên có màu tím sen rất nhạt. Đem trộn 100ml dung dịch HNO3 0,05M với 600ml dung dịch Ca(OH)2 có pH = 12, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 700ml dung dịch D. Thêm vào dung dịch D vài giọt dung dịch phenolptalein thì màu của dung dịch sẽ như thế nào? a) Sẽ có màu tím sen rất nhạt, vì pH dung dịch D nằm trong khoảng 8,2 – 9,8 b) Sẽ không có màu, vì pH dung dịch D < 8,2 c) Sẽ có màu tím sen, vì pH dung dịch D > 9,8
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top