Vậy là bánh xe thời gian chuyển động theo chu kỳ bất biến của đất trời đã quay gần trọn một vòng. Đón tết xưa và đón tết ngày nay có gì khác nhau? Cuốn đi những vui buồn con người vào vòng quay bất tận của nó. Cuốn cả đi những hương vị Tết ngày xưa.
Tết xưa, tết nayNhắc Tết năm xưa, điều làm tôi nhớ và thèm nhiều nhất đó là tiếng pháo vào đêm giao thừa. Còn gì vui hơn khi đến thời khắc thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, tiếng pháo nổ vang một khoảng sân phá tan bầu không khí tĩnh mịch của trời đêm. Những quả pháo trống, pháo con cuộn trong lòng những nỗi buồn, những đắng đót, những nước mắt của năm cũ rồi nổ tanh bành. Bao nhiêu nỗi niềm theo đó mà trôi tuột đi, cho lòng người thảnh thơi, cho lòng người rộng mở đón chào một năm mới nhiều ước vọng.
Từ dạo nhà nước cấm đốt pháo, giao thừa sao cứ lặng lẽ, buồn buồn, tiếng pháo hoa xa tít mù khơi chẳng làm vơi đi được phần nào nỗi khắc khoải. Giao thừa những năm sau này, tiếng pháo giờ chỉ còn là dĩ vãng. Tiếng pháo từ quá khứ vọng về, to, nhỏ, nhỏ dần, nhỏ dần rồi biến thành một nốt lặng. Không còn tiếng pháo, những cái Tết của phố phường như mất đi cả một trời thương nhớ đậm đà.
Cuộc sống thay đổi từng ngày và hương vị Tết cũng dần mất đi. Tết không còn như trước dù nó vẫn là ngày đặc biệt nhất trong năm, đặc biệt với những người xa quê, đến Tết mới có dịp về sum vầy bên gia đình. Tết đến làm con người gần nhau hơn.
Ngày trước, đêm 30 Tết, Mọi người háo hức chờ thời khắc chuyển giao như chờ một điều rất thiêng liêng. Trong khoảnh khắc ấy, lòng người rộn lên những niềm vui, hy vọng mà không ai cắt nghĩa được. Tết đến, những đứa trẻ thật sự vui sướng vì được nghỉ học, được ăn ngon mặc đẹp và điều thú vị nhất là được mừng tuổi, dù vật chất chỉ là thứ yếu nhưng nó mang lại niềm vui tinh thần.
Từ giáp Tết, hầu hết mọi nhà đã nổi lửa cho nồi bánh chưng, một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết, có khi nhà nhà thức thâu đêm trông nồi bánh và cùng thấm thía cái rét nhưng trong lòng rộn ràng tiếng xuân. Tất cả đã làm nên một cái Tết cổ truyền thật đầm ấm và hạnh phúc.
Thời nay, nhiều thứ không được như trước, tiếng pháo thay bằng bầu trời pháo hoa rực rỡ sắc màu. Phố xá đông đúc, người người kéo nhau ra đường và "dòng chảy" ấy rồng rắn đi lễ chùa trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nhưng cái khác lớn nhất là ở cách nghĩ của con người. Tết ngày nay làm không ít người ngại khi Tết đến! Đó là sự thay đổi suy nghĩ khi vật chất và tình cảm được đặt lên bàn cân, mọi thứ được đong đếm thật chuẩn và chính xác từng li.
Tết xưa. Đâu chừng một tháng trước Tết là trong lớp học đã râm ran chuyện Tết. Những giờ chơi túm tụm kể chuyện Tết nhà mình, đi chơi những đâu, được ai lì xì, rồi rủ rê, "Ê Tết nhớ ghé nhà tao nghe mày...".
Tết xưa. Năm nào thầy cô phụ trách những môn học dài ngoằng khô khan, như Văn, Toán, Lý, Hóa cũng cho một đống bài tập, gọi là "bài tập Tết" với lời đe dọa đầu năm sẽ kiểm tra, ai không làm xong sẽ bị phạt. Vậy là năm nào vừa được nghỉ Tết xong cũng phải è cổ ra lo làm, để trong Tết còn có thời gian đi chơi.
Ai cũng biết, Tết là những thời khắc quan trọng của người Việt. Dù tha hương nơi xa, thậm chí sinh sống ở ngoài nước cách xa hàng vạn cây số nhưng người Việt thường bằng mọi cách giành dụm tiền bạc để về sum họp với gia đình, để được cáo yết tổ tiên, gặp mặt ông, bà, cha, mẹ, anh em, bạn bè. Và thiêng liêng nhất vẫn là bữa cơm tất niên, đặc biệt là thời khắc giao hòa đất trời năm mới năm cũ lúc giao thừa. Ngày xưa sau tiếng pháo nổ báo hiệu năm mới đến, cũng là lúc các gia đình sum họp cùng nhau ôn lại một năm lao động vất vả kiếm kế sinh nhai. Con cháu thì có điều kiện báo hiếu, báo cáo thành tích với ông, bà, bố, mẹ. Thời khắc ấy sao mà thiêng liêng đến thế.
Và dẫu sao, Tết đến xuân sang vẫn mang bao khát khao và hy vọng để lòng người bay bổng khi tiết xuân về.
Tết, cả xưa lẫn nay, vui hay buồn tẻ, trong quan điểm của mỗi người mỗi khác, trong cách cảm nhận của già, trẻ cũng chẳng ai giống ai.
Tết xưa, tết nay
Từ dạo nhà nước cấm đốt pháo, giao thừa sao cứ lặng lẽ, buồn buồn, tiếng pháo hoa xa tít mù khơi chẳng làm vơi đi được phần nào nỗi khắc khoải. Giao thừa những năm sau này, tiếng pháo giờ chỉ còn là dĩ vãng. Tiếng pháo từ quá khứ vọng về, to, nhỏ, nhỏ dần, nhỏ dần rồi biến thành một nốt lặng. Không còn tiếng pháo, những cái Tết của phố phường như mất đi cả một trời thương nhớ đậm đà.
Xã hội đổi mới, phải chẳng một phần vì thế mà hương vị Tết bây giờ đã "mai một" ít nhiều. Người lớn quanh năm suốt tháng lo làm ăn, đến những ngày cận Tết mới được nghỉ, có nơi còn làm đến tận đêm giao thừa rồi lại đến sáng 2, mồng 3 đi mở hàng lấy hên đầu năm. Nhiều gia đình có cuộc sống sung túc, thường ngày thiếu thứ gì sắm thứ ấy, đâu đợi đến Tết mới được thảnh thơi tân trang nhà cửa và sắm đồ đạc... trang trí cho ba ngày xuân.Cuộc sống thay đổi từng ngày và hương vị Tết cũng dần mất đi. Tết không còn như trước dù nó vẫn là ngày đặc biệt nhất trong năm, đặc biệt với những người xa quê, đến Tết mới có dịp về sum vầy bên gia đình. Tết đến làm con người gần nhau hơn.
Ngày trước, đêm 30 Tết, Mọi người háo hức chờ thời khắc chuyển giao như chờ một điều rất thiêng liêng. Trong khoảnh khắc ấy, lòng người rộn lên những niềm vui, hy vọng mà không ai cắt nghĩa được. Tết đến, những đứa trẻ thật sự vui sướng vì được nghỉ học, được ăn ngon mặc đẹp và điều thú vị nhất là được mừng tuổi, dù vật chất chỉ là thứ yếu nhưng nó mang lại niềm vui tinh thần.
Từ giáp Tết, hầu hết mọi nhà đã nổi lửa cho nồi bánh chưng, một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết, có khi nhà nhà thức thâu đêm trông nồi bánh và cùng thấm thía cái rét nhưng trong lòng rộn ràng tiếng xuân. Tất cả đã làm nên một cái Tết cổ truyền thật đầm ấm và hạnh phúc.
Thời nay, nhiều thứ không được như trước, tiếng pháo thay bằng bầu trời pháo hoa rực rỡ sắc màu. Phố xá đông đúc, người người kéo nhau ra đường và "dòng chảy" ấy rồng rắn đi lễ chùa trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nhưng cái khác lớn nhất là ở cách nghĩ của con người. Tết ngày nay làm không ít người ngại khi Tết đến! Đó là sự thay đổi suy nghĩ khi vật chất và tình cảm được đặt lên bàn cân, mọi thứ được đong đếm thật chuẩn và chính xác từng li.
Tết xưa. Đâu chừng một tháng trước Tết là trong lớp học đã râm ran chuyện Tết. Những giờ chơi túm tụm kể chuyện Tết nhà mình, đi chơi những đâu, được ai lì xì, rồi rủ rê, "Ê Tết nhớ ghé nhà tao nghe mày...".
Tết xưa. Năm nào thầy cô phụ trách những môn học dài ngoằng khô khan, như Văn, Toán, Lý, Hóa cũng cho một đống bài tập, gọi là "bài tập Tết" với lời đe dọa đầu năm sẽ kiểm tra, ai không làm xong sẽ bị phạt. Vậy là năm nào vừa được nghỉ Tết xong cũng phải è cổ ra lo làm, để trong Tết còn có thời gian đi chơi.
Tết nay, những nỗi lo toan đã được giản ước rất nhiều. Có lẽ tựu trung lại, nỗi lo lớn nhất chỉ có mỗi chuyện kiếm tiền tiêu Tết. Chẳng còn mấy cảnh chắt chiu nuôi lợn, nuôi gà, cũng chẳng rỗi rãi kỳ cạch gói bánh, giã giò. Nếu không muốn chen chúc ở chợ hay xếp hàng dài ở quầy tính tiền trong siêu thị để hưởng "không khí Tết" thì chỉ cần nhấc điện thoại alô là có ngay một cái Tết tươm tất tại nhà. Bánh chưng, giò chả, dưa hành trở thành những thứ không sắm thì thiếu phong vị Tết, mà dọn ra thì chẳng mấy người đụng đũa. Trẻ con bây giờ cũng không mong Tết như ngày xưa, nhìn đâu chúng cũng chỉ thấy sự hối hả của người lớn... không còn đếm từng ngày ''Mấy ngày nữa là Tết chúng mày nhỉ ?..." Ai cũng biết, Tết là những thời khắc quan trọng của người Việt. Dù tha hương nơi xa, thậm chí sinh sống ở ngoài nước cách xa hàng vạn cây số nhưng người Việt thường bằng mọi cách giành dụm tiền bạc để về sum họp với gia đình, để được cáo yết tổ tiên, gặp mặt ông, bà, cha, mẹ, anh em, bạn bè. Và thiêng liêng nhất vẫn là bữa cơm tất niên, đặc biệt là thời khắc giao hòa đất trời năm mới năm cũ lúc giao thừa. Ngày xưa sau tiếng pháo nổ báo hiệu năm mới đến, cũng là lúc các gia đình sum họp cùng nhau ôn lại một năm lao động vất vả kiếm kế sinh nhai. Con cháu thì có điều kiện báo hiếu, báo cáo thành tích với ông, bà, bố, mẹ. Thời khắc ấy sao mà thiêng liêng đến thế.
Và dẫu sao, Tết đến xuân sang vẫn mang bao khát khao và hy vọng để lòng người bay bổng khi tiết xuân về.
Tết, cả xưa lẫn nay, vui hay buồn tẻ, trong quan điểm của mỗi người mỗi khác, trong cách cảm nhận của già, trẻ cũng chẳng ai giống ai.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: