tourism-mag
New member
- Xu
- 0
ÔN TẬP: TÂY NGUYÊN
I. CÂU HỎI
Câu 1. Phân tích những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
Câu 2. Hãy trình bày các điều kiện đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
Câu 3. Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng.
Câu 4. Chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
II. GIẢI ĐÁP
Câu 1. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
a/ Thuận lợi
*Tự nhiên:
- Là vùng duy nhất không giáp biển, nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ, lại giáp Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia nên vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quốc phòng & xây dựng kinh tế.
- Là nơi có nhiều đất đỏ badan với tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố thành những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích đạo, có mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Lên cao 400 – 500 m khí hậu khô nóng, độ cao 1000m lại mát mẽ có thể trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới & cận nhiệt.
- Thuỷ năng khá lớn trên sông Đồng Nai, Xê Xan, Xrêpôk…
- Vùng có nhiều đồng cỏ có thế chăn nuôi gia súc lớn.
- Diện tích rừng & trữ lượng gỗ đứng đầu cả nước, chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thế khai thác được trong cả nước. Rừng có nhiều loại gỗ, chim, thú quý.
- Có nhiều tiềm năng về du lịch.
- Khoáng sản giàu bô xít, trữ lượng hàng tỷ tấn.
* Kinh Tế - Xã Hội:
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, có truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất độc đáo
- Được Đảng & Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được đầu tư tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.
b/ Khó khăn:
* Tự nhiên:
- Mùa khô mực nước ngầm hạ thấp nên việc làm thuỷ lợi vừa khó khăn vừa tốn kém.
- Nghèo khoáng sản.
* KinhTế - Xã Hội:
- Thiếu lao động lành nghề.
- Mức sống người dân thấp, giáo dục, y tế chậm phát triển.
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển nhất là giao thông vận tải, các trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ.
Câu 2. Các điều kiện đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
* Điều kiện phát triển cây cà phê:
a/ Thuận lợi:
- Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diện tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khô nóng thích hợp cây công nghiệp nhiệt đới nhất là cây cà phê.
- Người dân có kinh nghiệm trồng cà phê.
- Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển & thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
- Công nghiệp chế biến & mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
- Thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhất là xuất khẩu.
b/ Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng.
- Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.
- Thiếu lao động có tay nghề.
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển nhất là giao thông vận tải, công nghiệp chế biến.
* Các vùng chuyên canh cây cà phê:
Cà phê chiếm 4/5 diện tích trồng cà phê cả nước (450.000 ha). Đắc Lắc là có diện tích cà phê lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là cà phê Buôn Mê Thuột có chất lượng cao.
Cà phê chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Cà phê vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk, Đắc Nông.
c. Biện pháp ổn định:
- Đầu tư thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô, ngăn chặn nạn phá rừng, cần phát triển vốn rừng.
- Đảm bảo tốt hơn lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng.
- Nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải để dễ dàng trao đổi hàng hoá với vùng khác.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến & thu hút đầu tư nước ngoài.
- Phát triển mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động từ vùng khác đến.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê
Câu 3. Trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng.
- Đứng đầu cả nước về diện tích rừng, chiếm 36% diện tích đất có rừng & 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Độ che phủ rừng là 60%.
- Có nhiều loại gỗ quý, chim thú có giá trị: cẩm lai. sến,trắc…voi, bò tót, tê giác…
- Sản lượng khai thác có giảm, đầu thập kỷ 90 khai thác trung bình 600.000 - 700.000 m3, đến nay còn 200.000 - 300.000 m[SUP]3[/SUP]/năm.
- Nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút lớp phủ thực vật, môi trường sống bị đe doạ, mực nước ngầm hạ thấp, đất đai dễ bị xói mòn…
- Cần có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lý đi đôi với tu bổ, trồng rừng mới, đẩy mạnh giao đất giao rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn, tăng cường chế biến gỗ…
Câu 4. Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Tiềm năng về thuỷ điện của Tây Nguyên chỉ đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Trước đây đã xây dựng thuỷ điện Đa Nhim (160 MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai). Đrây – Hơlinh (12 MW) trên sông Xrê-pôk.
- Gần đây đã xây dựng hàng loạt các nhà máy thuỷ điện:
+Yaly trên sông Xêxan (720 MW).Dự kiến xây dựng Xêxan 3, Xêxan 4, Plây - krông… tổng công suất 1.500 MW.
+Trên sông Xrê-pôk, lớn nhất là thuỷ điện Buôn kuôp (280 MW), Xrê-pôk 3, Xrê-pôk 4…
+Trên sông Đồng Nai đang xây dựng thuỷ điện Đại Ninh (300.000kw), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4…
Việc xây dựng các công trình thuỷ điện tạo thuận lợi phát triển ngành khai thác & chế biến bột nhôm từ nguồn bô-xít. Ngoài ra các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô, nuôi trồng thuỷ sản & du lịch.