Trả lời chủ đề

Chuyên đề đô thị hóa của địa lý dân cư


II. ĐÔ THỊ HÓA


* Yêu cầu nắm được

- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.

- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. - Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. 


*Nôi dụng

Đô thị hoá là quá trình tăng nhanh số dân thành thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn và phổ biến lối sống thành thị. Đó là những đặc điểm chung của quá trình đô thi hoá. Vậy đô thị hoá ở nước ta có những đặc điểm gì? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế – xã hội? Có rất nhiều ảnh hưởng


1. Đặc điểm

a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.

- Quá trình đô thị hoá chậm: 

+ Thế kỉ thứ III trước CN đã có                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             đô thị đầu tiên (Cổ Loa). 

+ Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.

- Trình độ đô thị hóa,thấp: 

+ Tỉ lệ dân đô thị thấp. 

+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. 

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng 

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng 

- Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị. 

 

2. Mạng lươí đô thị 

- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. 

- Năm 2007: có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô  thị đặc biệt.

- Tiêu chí cơ bản nào để phân loại các ĐT VN thành 6 loại:

 Các tiêu chí: Số dân, chức năng, mật độ DS, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp


3. Ảnh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội:

-  Tích cực: 

Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Ảnh hưởng rất lớn đến phát tnển kinh tế - xã hội của phương, các vùng.

Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tiêu cực: 

 Ô nhiễm môi trường

 + An ninh trật tự xã hội,…


Tại Việt Nam:

Năm 2005: khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP  cả nước, 84% GDP công nghiệp và xây dựng, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách nhà nước. 

 Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có sơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước


Cảm ơn các bạn đã theo dõi!


Top