tourism-mag
New member
- Xu
- 0
ĐÔ THỊ HÓA VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. CÂU HỎI
Câu 1. Trình bày đặc điểm đô thị và đô thị hóa ở nước ta
Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
Câu 3. Trong quá trình đô thị hóa cần chú ý những điểm nào.
Câu 4. Trình bày sự phân hóa chất lượng cuộc sống ở nước ta. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
Câu 5. Trình bày sự phân hóa HDI theo các vùng ở nước ta
II. GIẢI ĐÁP
Câu 1. Đặc điểm đô thị và đô thị hóa ở nước ta
- Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, nơi có dân cư tập trung chủ yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp, quản lí kinh tế, quản lí hành chính, văn hóa và các chức năng phi nông nghiệp khác
- Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa sự phân bố dân cư phân tán ở các vùng nông thôn sang dạng phân bố dân cư tập trung ở các đô thị gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, làm cho vai trò của ngành dịch vụ tăng lên.
- Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam:
+ Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, tỉ lệ dân đô thị còn thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2003 dân số thành thị chiếm 25,8% dân số cả nước.
+ Đô thị hóa nước ta có qui mô không lớn, phân bố tản mạn
+ Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau (các thị xã, thị trấn ở vùng đồng bằng)
+ Qúa trình đô thị hóa và phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng.
Câu 2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
- Đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước và các địa phương.
+ Các đô thị với chức năng là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
+ Các thành phố, thị xã tập trung đông dân cư, là các thị trường có sức mua lớn và đa dạng, là nơi tập trung đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
+ Các thành phố, thị xã có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
Câu 3. Trong quá trình đô thị hóa cần chú ý những điểm sau:
- Phát triển mạnh mạng lưới đô thị, chú trọng đến các đô thị lớn, các trung tâm phát triển vùng.
- Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn, điều chỉnh các dòng di dân nông thôn vào đô thị.
- Đảm bảo giữa tốc độ và qui mô gia tăng dân số, lao động ở đô thị với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị hiện tại và trong tương lai
- Có kế hoạch phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội với kết cấu hạ tầng đô thị.
- Qui hoạch đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ, vừa đảm bảo được môi trường xã hội đô thị lành mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện đáng kể điều kiện sống.
Câu 4. Sự phân chất lượng cuộc sống nướct ta. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
a. Sự phân hóa về thu nhập bình quân trên đầu người
- Phân hóa giữa các nhóm thu nhập
- Phân hóa theo các vùng lãnh thổ.
· Về giáo dục, văn hóa
- Tỉ lệ người biết chữ (15 tuổi trở lên): 90,3%
- Mạng lưới các trường phát triển rộng khắp.
- Văn hóa thông tin được đẩy mạnh với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
- Trao đổi văn hóa, nghệ thuật giữa các dân tộc trong nước, các địa phương và các nước trên thế giới.
· Về y tế và chăm sóc sức khỏe
- Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng trong đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia.
· Vấn đề xóa đói giảm nghèo
Đạt thành tựu cao: năm 2004 cả nước giảm hộ nghèo xuống còn 6,9%
b. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
- Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội
- Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động
- Nâng cao dân trí và năng lực phát triển
- Bảo vệ môi trường
Câu 5. Phân hóa HDI theo các vùng:
- Những vùng có chỉ số HDI thấp hơn mức trung bình cả nước là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ vì đây là hai vùng kinh tế năng động, có mức sống cao, tập trung nguồn lao động có trình độ của cả nước.
- Những vùng còn lại có chỉ số HDI thấp hơn mức trung bình của cả nước đây là những vùng còn nhiều khó khăn, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính, trình độ dân trí, khoa học kĩ thuật, thu nhập đầu người thấp.