Phần lịch sử thế giới cận đại, từ cách mạng Hà Lan đến cách mạng tháng mười Nga gồm có một số nội dung chính các bạn cần nắm vững. Để củng cố lại một lần nữa những kiến thức đã học, mình mời các bạn cùng tham khảo một số câu hỏi sau đây nhé


ôn tập lịch sử thời cận đại.jpg

Câu 1: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?

Bài làm:
Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề:
- Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển, mâu thuẫn tư sản, các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt dẫn đến cuộc cách mạng tư sản.
- Các cuộc cách mạng Hà Lan, Anh, Mĩ đưa đến nhiều kết quả tác động đến sự phát triển của xã hội.
- Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất, ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu.
- Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức khác nhau ở nhiều nước đánh dấu chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa diễn ra sôi nổi, liên tục.
- Cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân thành lập.
- Văn học nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật đạt được những thành tựu lớn.
- Mâu thuẫn không thể điều hòa của các nước đế quốc dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, gây nhiều tai họa cho nhân loại.

Câu 2: Nêu những điểm chung và điểm riêng của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Bài làm:
Những điểm chung và điểm riêng của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
Nội dung so sánh Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Cách mạng tư sản Pháp
Mục tiêu, nhiệm vụ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh dành độc lập dân tộc, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Động lực Quân chúng nhân dân Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân
Giai cấp lãnh đạo Tư sản, quý tộc mới Tư sản, chủ nô Tư sản
Hình thức Nội chiến Chiến tranh giải phóng dân tộc Nội chiến, chống ngoại xâm
Kết quảXác định chế độ quân chủ lập hiến giành độc lập, xác lập chế độ cộng hòa liên bangXác lập chế độ cộng hòa

Câu 3: Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê – Nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Bài làm:
Một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê – Nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
  • Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng.
  • Khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp nắm lấy sứ mệnh lịch sử lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc.
  • Muốn lãnh đạo cách mạng thắng lợi, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, đó là Đảng cộng sản.

Câu 4: Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á?

Bài làm:
* Khoảng giữa thế kỉ XIX:
- Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
* Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Ở Ấn Độ:
+ 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.
+ 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.
+ 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.
- Ở Trung Quốc:
+ 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.
+ 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh
- Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:
+ 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.
+ Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.
- Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.

Câu 5: Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài làm:
- Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)

Thời gianChiến sựKết quả
1914Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.
Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.
Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.
Cứu nguy cho Pa-ri.
1915Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.

- Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)

Thời gianChiến sựKết quả
2/1917Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.Hai bên ở vào thế cầm cự.
11/1917Cách mạng tháng 10 Nga thành côngChính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốpNga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918Đức tiếp tục tấn công PhápMột lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11
9/11/1918Cách mạng Đức bùng nổNền quân chủ bị lật đổ
1/11/1918Chính phủ Đức đầu hàngChiến tranh kết thúc

Câu 6: Vì sao có thể khẳng định: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?

Bài làm:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thi trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ ⇒ Xâm lược thuộc địa để biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thu hàng hóa cho chính quốc là hành động tất yếu.

Câu 7: Cuộc cách mạng nào được Lê-nin ví như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”?

Bài làm:
Cách mạng tư sản Pháp là cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại, nó giống như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu” vì đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Pháp thành lập nền cộng hòa, nền chuyên chính. Đánh bại Liên minh phong kiến châu Âu, bảo vệ nước Pháp cách mạng. Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ. Đặc biệt, với việc ban hành hiến pháp 1793 - Hiến pháp dân chủ nhất thời cận đạị, các quyền công dân với mọi người được thừa nhận…

Câu 8: Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?

Bài làm:
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của các nước thực dân, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn đến sự chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các nước thuộc địa. Đây chính là tiền đề về kinh tế dẫn tới sự chuyển biến của xã hội, sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản ⇒ Sự “thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.

Câu 9: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phát triển từ hình thức?

Bài làm:
-Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh.
- Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động.

Câu 10: Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

Bài làm:
Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới

Câu 11: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản ?

Bài làm:
Mâu thuẫn giữa giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sâu xa, đồng thời là mục tiêu chung mà tất cả các cuộc cách mạng tư sản hướng tới giải quyết. Thắng lợi của cách mạng tư sản ở mức độ khác nhau sẽ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top