Ôn tập Địa Lý thi cuối cấp và đại học: Dân cư và nguồn lao động

Tuananhdh

New member
Xu
0


Câu 2: Sự gia tăng dân số đã tạo nên sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như thế nào ? Ở nước ta có cần có những biện pháp nào để giảm gánh nặng dân số?

- Sức ép của sự gia tăng dân số nhanh:

+ Dân số tăng nhanhlàm cho số người không có công ăn việc làm tăng nhanh, việc khai thác và sử dụng nguồn lao động có nhiều khó khăn.

+ Dân số hàng năm tăng nhanh làm cho tỉ lệ trẻ em cao, gây sức ép lớn tới giáo dục,. văn hoá, y tế. Tình trạng trẻ em bỏ học, thất học, suy dinh dưỡng…chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và nhất là vùng dân tộc ít Người.

+ Các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội… cũng liên quan đến vấn đề dân số.

+ Dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều tài nguyên bị suy giảm, có nguy cơ bị cạn kiệt( khoáng sản, đất, sinh vật quý hiếm và nhất là rừng bị tàn phá nghiêm trọng), môi trường bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, thiên tai ngày càng tăng…

- Những biện pháp để giảm dân số.

+ Giảm nhanh tỉ lệ sinh.

+ Từng bước phân bố lại dân cư, lao động giữa các ngành và vùng kinh tế trong phạm vi cả nước.
 


Câu 3: Qua các số liệu về dân số sau:

Dưới độ tuổi lao động: 33,1%
Trong độ tuổi lao động: 59,3%
Quá độ tuổi lao động: 7,6%

Hãy:
- Vẽ biểu đồ theo cơ cấu độ tuổi.
- Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta dồi dào.
- Cho biết những khó khăn do nguồn lao động dồi dào gây nên.

Gợi ý:

- Vẽ biểu đồ hình tròn để thể hiện cả 3 độ tuổi.

- Thuận lợi:

Nguồn lao động của nước ta dồi dào, lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 59,3% tổng số dân tạo nên tổng số lao động vào khoảng 42 triệu người. Do dân số nước ta thuộc loại trẻ, số người dưới độ tuổi lao động chiếm 41,2% tổng số dân, nên hàng năm lực lượng lao động được bổ sung khoảng 1,1 triệu người.

- Khó khăn:

Trong khi nền kinh tế của đất nước phát triển ở trình độ thấp, vẫn còn khoảng 1,8 triệu người chưa có việc làm( năm 1998), hàng năm lại bổ sung 1,1 triệu lao động mới, nên vấn đề giả quyết việc làm cho người lao động càng khó khăn hơn, càng trở thành vấn đề kinh tế- xã hội cấp bách.
 
Câu 5: Tại sao nói: “ việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay” ?Chúng ta đã làm gì để giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý sức lao động?

+ Việc làm là một vấn đề KT – XH gay gắt:

- Năm 1998, gần 1,8 triệu người chưa có việc làm, mỗi năm lại thêm hơn một triệu người đến độ tuổi lao động cần được giải quyết công ăn việc làm.

- Tỉ lệ trung bình người chưa có việc làm trong tổng số lao động ở nước ta là 5,8%, đặc biệt là thành thị chiếm tới 13,2%.

Giải quyết việc làm không những đảm bảo được đời sống cho nhân dân, mà còn góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự xã hội.

+ Nhà nước và nhân dân đã có những biện pháp sử dụng hợp lý nguồn lao động và giải quyết việc làm:

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng để tạo thêm việc làm, vừa sử dụng hợp lý và khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng. Ví dụ : Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã tiếp nhận hàng chục vạn người từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung đến xây dựng vùng kinh tế mới.

- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

- Đa dạng hoá các hạot động kinh tế ở nông thôn, kinh tế hộ gia đình được chú trọng, nền nông nghiệp tự cấp tự túc dần chuyển thành nền nông nghiệp hàng hoá. Các nghề thủ công truyền thống, các dịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát triển.

- Ở các đô thị phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ, sử dụng kĩ thuật tinh xảo, thu hút nhiều lao động và thu hồi vốn nhanh.

- Mở các trường dạy nghề, lập ra các trung tâm giới thiệu việc làm….
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top