Ngành giáo dục đang tìm phương án khả thi để gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng làm một, với mục đích giảm căng thẳng, bớt chi phí cho xã hội. Thế nhưng, không ít tỉnh, thành đang tổ chức một kỳ thi mà nhiều người cho rằng hết sức lãng phí: thi thử tốt nghiệp THPT.
Năm nay, TP HCM có khoảng 65.000 học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT. Đầu tháng 5, chừng ấy học sinh trải qua kỳ thi thử được tổ chức như kỳ thi thật. Tất cả các khâu từ chuẩn bị thi, ra đề, giao nhận đề đến giám sát in sao đề, mở túi chứa đề thi đều thực hiện đúng như kỳ thi thật. Mỗi phòng thi có hai cán bộ coi thi, số lượng thí sinh trong mỗi phòng thi…đều giống như kỳ thi thật. Kỳ thi thử được tổ chức nhằm mục đích giúp học sinh làm quen với môi trường thi tốt nghiệp, tự đánh giá khả năng của mình. Và qua kết quả của kỳ thi này, nhà trường sẽ đánh giá lại lực học của học sinh để có phương án điều chỉnh ôn tập trước khi học sinh thi thật.
Qua mấy kỳ thi thử, nhiều giáo viên và nhà quản lý giáo dục của thành phố cho rằng, kỳ thi này mất nhiều hơn được. Cụ thể, nếu mỗi học sinh chi trung bình 10.000 đồng cho thi thử thì kỳ thi thử vừa qua trên địa bàn thành phố “đốt” 650 triệu đồng. Ngoài ra, không ít học sinh làm bài theo kiểu “thử” nên kết quả không thể hiện chính xác lực học của các em. Không những thế, chính kỳ thi tạo áp lực tâm lý cho nhiều học sinh. Theo ước tính của Sở GD-ĐT TP HCM, qua kỳ thi thử này, chỉ có khoảng 60-70% học sinh đủ điều kiện tốt nghiệp. Cá biệt, tại Trường THPT An Lạc (quận Bình Tân), chỉ có 13% học sinh đạt yêu cầu.
Không ít giáo viên cho rằng, nên gộp chung kỳ thi thử với kỳ thi kiểm tra học kỳ II để giảm chi phí, bớt căng thẳng. Cũng có người cho rằng, nên tổ chức thi online để thuận lợi đôi đường: giúp học sinh biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời giúp giáo viên đánh giá học sinh mà không quá tốn kém. Một số trang web luyện thi trực tuyến đã thử nghiệm lâu nay. Chỉ cần máy tính nối mạng, thí sinh có thể tham gia làm bài cùng tất cả các bạn học sinh trên toàn quốc.
Nguồn Đất việt.
Năm nay, TP HCM có khoảng 65.000 học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT. Đầu tháng 5, chừng ấy học sinh trải qua kỳ thi thử được tổ chức như kỳ thi thật. Tất cả các khâu từ chuẩn bị thi, ra đề, giao nhận đề đến giám sát in sao đề, mở túi chứa đề thi đều thực hiện đúng như kỳ thi thật. Mỗi phòng thi có hai cán bộ coi thi, số lượng thí sinh trong mỗi phòng thi…đều giống như kỳ thi thật. Kỳ thi thử được tổ chức nhằm mục đích giúp học sinh làm quen với môi trường thi tốt nghiệp, tự đánh giá khả năng của mình. Và qua kết quả của kỳ thi này, nhà trường sẽ đánh giá lại lực học của học sinh để có phương án điều chỉnh ôn tập trước khi học sinh thi thật.
Qua mấy kỳ thi thử, nhiều giáo viên và nhà quản lý giáo dục của thành phố cho rằng, kỳ thi này mất nhiều hơn được. Cụ thể, nếu mỗi học sinh chi trung bình 10.000 đồng cho thi thử thì kỳ thi thử vừa qua trên địa bàn thành phố “đốt” 650 triệu đồng. Ngoài ra, không ít học sinh làm bài theo kiểu “thử” nên kết quả không thể hiện chính xác lực học của các em. Không những thế, chính kỳ thi tạo áp lực tâm lý cho nhiều học sinh. Theo ước tính của Sở GD-ĐT TP HCM, qua kỳ thi thử này, chỉ có khoảng 60-70% học sinh đủ điều kiện tốt nghiệp. Cá biệt, tại Trường THPT An Lạc (quận Bình Tân), chỉ có 13% học sinh đạt yêu cầu.
Không ít giáo viên cho rằng, nên gộp chung kỳ thi thử với kỳ thi kiểm tra học kỳ II để giảm chi phí, bớt căng thẳng. Cũng có người cho rằng, nên tổ chức thi online để thuận lợi đôi đường: giúp học sinh biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời giúp giáo viên đánh giá học sinh mà không quá tốn kém. Một số trang web luyện thi trực tuyến đã thử nghiệm lâu nay. Chỉ cần máy tính nối mạng, thí sinh có thể tham gia làm bài cùng tất cả các bạn học sinh trên toàn quốc.
Nguồn Đất việt.