Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT

Có thể bạn đã xem "The Silence of the Lambs (1988)" hay đọc "Phía Sau Nghi Can X" - Higashino Keigo thì cũng đã biết về tâm lí phạm tội. Tâm lí tội phạm là gì ? Là trạng thái tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm, sự hình thành tâm lí phạm tội, ý đồ phạm tội và những biện pháp, phương thức thực hiên tội phạm. Bộ môn tâm lí học tội phạm này nghiên cứu các quy luật tâm lí có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm; sự hình thành tâm lí tội phạm, ý đồ phạm tội và những kiểu hành vi phạm tội.

Tìm hiểu hơn tâm lí học tội phạm mời bạn tham khảo bài " Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học tội phạm"


tamlihoctoipham.jpg

( Nguồn ảnh: Internet )​

1. Sơ lược lịch sử phát triển của tâm lý học tội phạm

– Ra đời từ cuối thế kỷ 19, phát triển mạnh nhất ở phương Tây

– Tâm lý học tội phạm được ứng dụng rộng rãi trong công tác phòng ngừa, phát hiện và điều tra, xử lý tội phạm nhằm giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

– Khái niệm: tâm lý học tội phạm là khoa học nghiên cứu những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong quá trình hoạt động phạm tội của các tội phạm nhằm phòng ngừa, phát hiện, và đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tội phạm

– Các hiện tượng, đặc điểm và những khía cạnh tâm lý nảy sinh trong quá trình hoạt động phạm tội

– Nhân cách người phạm tội:

+ các đặc trưng tâm lý

+ các kiểu nhân cách

+ những lệch lạc trong nhân cách

+ các yếu tố tác động làm suy thoái nhân cách

– Tâm lý nhóm tội phạm: đặc điểm tâm lý của tội phạm hoạt động theo nhóm (tội phạm có tổ chức)

– Các nguyên nhân tâm lý – XH của tội phạm

3. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học tội phạm

– Làm rõ các quy luật hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lý tiêu cực dẫn cá nhân đi vào
con đường phạm tội

– Giáo dục công dân ý thức tuân thủ PL, đề cao tinh thần cảnh giác và chủ động tham gia vào công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh phòng chống tội phạm

– Nghiên cứu cơ sở tâm lý của các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm

– Xây dựng các phương pháp nghiên cứu tâm lý, tác động tâm lý phục vụ cho hoạt động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm

– Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận của tâm lý học nói chung, tâm lý học tội phạm nói riêng

4. Các nguyên tắc của tâm lý học tội phạm

– Nguyên tắc mục đích: khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý, ta phải biết rõ mục đích sử dụng

– Nguyên tắc quyết định luận XH: mọi hiện tượng tâm lý không tự nhiên sinh ra mà đều có nguyên nhân làm hình thành hoặc làm thay đổi

– Nguyên tắc khách quan: khi thu thập thông về tâm lý đối tượng nào đó, ta phải đảm bảo được tính chân thực và phản ánh đúng bản chất của hiện tượng tâm lý mà ta quan tâm

– Nguyên tắc về sự thống nhất giữa tâm lý nhân cách và hoạt động: khi đánh giá tâm lý của người khác cần thông qua hành động, hoạt động học tập, lao động, giải trí …

– Nguyên tắc phát triển: khi đánh giá tâm lý của 1 đối tượng nào đó, cần phải xem xét nó trong sự vận động và phát triển. Khi đánh giá 1 người, không nên chỉ qua 1 tình huống mà phải qua 1 quá trình lâu dài

– Nguyên tắc tiếp cận nhân cách: cần phải tiếp cận con người 1 cách toàn diện, tìm hiểu tất cả các thuộc tính trong nhân cách và mối quan hệ tác động qua lại của chúng


Bài viết trên đây giúp bạn hiểu sơ lược về tâm lí học tội phạm. Có thế bạn hứng thú và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tâm lí học tội phạm. Hy vọng, đây là một bài viết cơ bản về nó bạn nên đọc.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top