Hỏi:
Xin các luật sư giải đáp cho tôi hiểu một số thắc mắc sau: Trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, những ai thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp? thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào? Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng ra sao? Xin chân thành cảm ơn (Chị Lê Huyền, Đồng Nai)
Trả lời:
Về các thắc mắc của chị liên quan đến Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng trong Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, xin trả lời như sau:
1. Về đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp
a. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại điểm b dưới đây.
Lưu ý:
Người đang hưởng tương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại điểm b dưới đây theo các loại hợp đồng quy định tại điểm a nêu trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
b. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại điểm a nêu trên có sử dụng từ mười lao động trở lên.
2. Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
- Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Chưa tìm được việc làm sau mười năm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động.
3. Về mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
4. Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
- Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Chị lưu ý thêm:
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là một số nội dung để trả lời cho câu hỏi của chị.
Nguồn: luatcongminh.com
Xin các luật sư giải đáp cho tôi hiểu một số thắc mắc sau: Trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, những ai thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp? thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào? Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng ra sao? Xin chân thành cảm ơn (Chị Lê Huyền, Đồng Nai)
Trả lời:
Về các thắc mắc của chị liên quan đến Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng trong Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, xin trả lời như sau:
1. Về đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp
a. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại điểm b dưới đây.
Lưu ý:
Người đang hưởng tương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại điểm b dưới đây theo các loại hợp đồng quy định tại điểm a nêu trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
b. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại điểm a nêu trên có sử dụng từ mười lao động trở lên.
2. Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
- Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Chưa tìm được việc làm sau mười năm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động.
3. Về mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
4. Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
- Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Chị lưu ý thêm:
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là một số nội dung để trả lời cho câu hỏi của chị.
Nguồn: luatcongminh.com