ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ NHỮNG TÍNH XẤU CỦA TRẺ
Thỉnh thoảng người ta vẫn nghe nói rằng, đứa bé dù sao cũng chỉ là con vật nhỏ nhoi cho đến ngày nó đủ sức để hiểu và tự diễn đạt được tình cảm của nó. Đừng bao giờ nói câu ấy trước mặt một bà mẹ trẻ đang ẵm ngửa đưa con mới sinh trên tay. Vì ba ta biết rằng bà nuôi đứa bé bằng chính bản thân của bà và để dần dần tự nâng mình lên mức chân, thiện, mỹ vậy.
Đứa bé sẽ thật mau chóng trở nên đủ sức phô diễn những cảm tình vui vẻ hay gắt gỏng, và khả năng bắt chước của chúng cũng nảy nở giúp cho nó nhái lại các cử chỉ, thái độ của người lớn, như vậy là nó cũng xúc cảm những gì làm ho người lớn cảm xúc, vì phô diễn tức là đi đến chỗ gợi lên thật sự. Vì thế người ta hiểu được sự việc của bậc làm cha mẹ giữa hai người diễn ra trước mặt trẻ dù là một đứa trẻ bé bỏng, cũng phải nói lên thứ tình cảm tin cậy, an lành, niềm vui và cản đảm là cần thiết đến bực nào.
Thí dụ như, ngày từ khi tuổi đứa bé còn nhỏ, mỗi đêm sau khi sửa soạn xong và đặt nó vào nôi, bà mẹ cầm lấy đôi bàn tay đứa trẻ đặt vào tay mình chập lại nhẹ nhàng đọc lên những lời cầu nguyện. Đứa bé sẽ không hiểu gì về ý nghĩa của lời mẹ nói, nhưng nó sẽ nhiễm được thói quen và sau này khi nó đã hiểu, tất nhiên mỗi đem nó sẽ không quên những lời cám ơn và Chúa sẽ che chở, bảo vệ nó trong giấc ngủ.
Làm thế nào một đứa bé có thể vươn lên đến cái ý niệm thiện ác sẽ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc đào tạo đức tính của nó. Trước hết, đối với nó, cái gì tốt là cái gì mà cha mẹ nó cho phép, chấp thuận, cái gì xấu là cha mẹ nó cấm. Sự phân tách ấy dần dần được xác định giữa hành động tốt và xấu.
Con cái chúng ta có hững tính xấu, lẽ dĩ nhiên, các bậc làm cha mẹ cũng than phiền khá nhiều về những chuyện đó. Một vài tính xấu phát nguyên từ tính di truyền, một số khác do gương xấu, hoặc do hoàn cảnh, một số khác nữa là do lỗi lầm về giáo dục. Ngoài ra, còn sự bất toàn cố hữu của bản chất con người mà chúng ta không bao giờ bênh vực nhưng cần phải nhìn nhận.
Tôi nêu lên đây một tật xấu của trẻ đó là tật nói dối. Một hôm, mootjbaf mẹ đã nói với tôi: “Biết bao nhiêu lần tôi nói với nó, má bằng lòng cho con làm đổ vỡ vật gì đó, nhưng má khoog bằng lòng cho con nói dối. Đối với má, nói dối là một vụ trộm không để lại giấu vết, còn quá hơn cả một vụ ăn cắp vặt nữa.”
View attachment 9782
Bà mẹ ấy nói đúng. Khi một đứa con nói dối, cha mẹ cũng phiền muộn và xấu hổ như là nó không vâng lời vậy. Sự không vâng lời là một sự việc thấy rõ, một sự chống đối ra mặt. Nói dối ẩn nấp trong bóng tối và thường ít được ai biết đến.
Khi ấy nó bày mưu nói dối, có lúc cha mẹ đứa bé lại thích thú và đem chuyện đó kể lại với bạn bè như một bằng chứng về sự thông minh của đứa con mình. Nhưng khi nó lừa dối ngay cha mẹ nó, làm tổn thương lòng tự ái của những người sinh thành ra nó, thì chúng ta phản ứng mẹnh và sự thất vọng cũng trở nên sâu xa. Nhưng tại sao đứa trẻ lại nói dối?
Có đứa thì nói dối vì nó chưa hiểu hết nghĩa thật của danh từ do nó nói ra hoặc do trí tưởng tượng dồi dào cảu nó, khiến cho nó nghĩ rằng mọi người và vật đều phải chiều theo tư tưởng của nó. Thí dụ như khi nó khoe khoang về một hành động nào đó cốt để nâng cao uy tín của nó, nhưng thật sự trong thâm tâm nó biết rằng nó không hề làm như vậy. Tự cảm thấy mình lẻ loi giữa những người lớn, nó tìm cách làm cho người khác chú ý đến nó, thương yêu và cảm mến nó. Có những đứa trẻ gần như sống một đời sống hai mặt bằng cách tạo ra một thế giới tưởng tượng.
Sau cùng có nhiều đứa trẻ nói dối chỉ vì cha mẹ nó làm gương cho nó qua những sự liên lạc trong xã hội hoặc gia đình. Chúng nhận thấy rằng cha mẹ chúng không khi nào nói sự thật, hoặc qua những câu chuyện cha mẹ chúng vẫn thường bảo nhau đại khái như: “Mình cứ việc nói với người đó là mình đi vắng như thế mình khỏi phải tiếp chứ gì?”
Như vậy, làm cách nào để giữ được trong tinh thần đứa trẻ một ý thức ngay thẳng? Trước hết phải gieo sự tin cậy cho nó, sau đó phải chịu khó nghe nó. Chính trong những cơ hội tự do diễn đạt như thế, đứa trẻ gieo trồng được cây nhỏ: đó là sự thành thật. Hãy tỏ cho nó biết một cách thân ái rằng bạn muốn giúp nó tiến bộ, biết yêu thích cái gì thật và gìn giữ với một lương tâm nhẹ nhàng trong một tâm hồn được rọi sáng bằng ánh sáng của sự thật.
Giáo dục tinh thần của trẻ con cũng nên thực hiện bằng cả sự ngắm nhìn và nghiên cứu cái đẹp. Thiên nhiên chính là nơi mang lại vô số những hình ảnh tượng trưng cho muôn ngàn cái đẹp, thích thú dễ đi sâu vào lòng trẻ con nhất.
Tôi biết nhiều kẻ làm cha mẹ đã phải bối rối về sự giáo hóa cho con em mình. Họ nói: “Chúng ta có quyền gieo vào trí óc những trẻ con chưa biết suy xét một thứ tôn giáo ghi sâu đậm vào đời sống nó, mà về sau khi khôn lớn, nó sẽ bất mãn vì nguồn tôn giáo ấy không?” Những gia đình nào muốn giữ gìn ngọn lửa tinh thần ấy đều biết rằng họ chỉ có thể thành công được bằng cách mỗi ngày dành ra khoảng khắc để suy ngẫm và cầu nguyện chung, dần dần sẽ mang lại cho tẻ một ý nghĩ thiêng liêng do sự bình thản và kính trọng mà những người lớn trong gia đình phải nêu gương. Một ý niệm khác cũng được nảy nở từ lâu, một ý niệm vô cùng tốt đẹp đã tạo ra hoa, ra chim, ra cây và mang lại thực vật, quần áo, tổ ấm, cha mẹ.
Theo Vĩnh Thuyên - Nghệ thuật giáo hóa giúp trẻ nên người*