T
Tuyền Nguyễn
Guest
Không dám dấn thân vào đời sống, nghệ thuật mất đi cái mỏ vàng đề tài mà nó vốn có. Cạn kiệt nguồn cảm hứng sáng tác, một bộ phận chủ thể thẩm mỹ lựa chọn cách sáng tạo dễ dàng nhất là sao chép các sản phẩm sáng tạo của người khác…
Quy luật thị trường với mục đích lợi nhuận tối đa và khuynh hướng thương mại hóa đơn thuần đã tác động mạnh mẽ lên văn hóa nghệ thuật thời đổi mới. Đi cùng hội nhập và mở cửa, bên cạnh việc tiếp nhận những tinh hoa của văn hóa nhân loại, những khuynh hướng sáng tác mang các nhãn mác hiện đại; các sản phẩm văn hóa tiêu dùng đầy màu sắc hoa mỹ tràn vào với tốc độ chưa từng có khiến cho nhiều chủ thể thẩm mỹ và công chúng nghệ thuật, choáng ngợp và bối rối. Và nền nghệ thuật của chúng ta, bên cạnh thành tựu, đã bộc lộ những xu hướng sáng tác không bình thường.
Xa cách đời sống, con người
Làn gió đổi mới, dân chủ hóa xã hội thổi một sinh khí mới vào nền nghệ thuật có thời bị gò bó trong những công thức giáo điều theo những định hướng máy móc khô cứng. Lời kêu gọi cởi trói cho nghệ thuật đã đem lại một không khí sáng tác cởi mở hơn cho nền nghệ thuật những năm đầu đổi mới. Tác phẩm nghệ thuật ra đời phong phú về số lượng, đa dạng về nội dung phản ánh, sinh động trong phong cách thể hiện, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử phát triển nghệ thuật.
Nhưng thực tế sáng tác cho thấy, có vẻ như hoạt động nghệ thuật đã nhảy từ cực đoan này sang cực đoan kia. Trốn chạy khỏi những định hướng có tính quan phương, khuôn mẫu, cao đạo… bị coi là nghệ thuật tuyên truyền, phục vụ chính trị, một bộ phận nghệ thuật có xu hướng chuyển sáng tác sang phía những giá trị khác được coi là đời sống thường ngày, đáp ứng nhu cầu giải trí mua vui, nhân danh cái tôi của con người, coi trọng khai thác tâm trạng cá nhân, rất cần nhưng không phải là tất cả.
Quanh quẩn với những đề tài phục vụ các nhu cầu tối thiểu, hạn hẹp, có vẻ không ngoa khi có người nói rằng: nghệ thuật đang có xu hướng thoát ly cuộc sống của đông đảo nhân dân mình. Những thành tựu kinh tế của đất nước với những nỗ lực vượt qua khó khăn, hội nhập với thế giới ít được ghi nhận. Hình tượng các nhân vật thời đại như trí thức, doanh nhân, công nhân, nông dân, chiến sĩ… những người tiên phong trong công công cuộc đổi mới đất nước vắng bóng trong các tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật cũng tỏ ra thờ ơ với những vấn đề nóng bỏng của kinh tế xã hội đất nước. Hàng loạt hiện thực gay cấn của xã hội dường như xa lạ với sáng tác nghệ thuật. Rất khó tìm thấy trong sáng tác bóng dáng đời sống hiện đại của người dân đô thị thời hội nhập, vai trò người công nhân hiện đại, người nông dân trong cơn lốc đô thị hóa, sự phân hóa giàu nghèo trong kinh tế thị trường, tệ quan liêu tham nhũng đe dọa tồn vong của đất nước… Trong khi báo chí hăng hái đối diện trực tiếp với những vấn đề hóc búa này thì nghệ thuật lại thiếu tính nhạy cảm, và vì vậy, vắng bóng hẳn những tác phẩm có sức mạnh phê phán. Nghệ thuật dường như đã mất đi cái máu lửa một thời trong những năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Xa rời hiện thực đời sống, có lẽ chưa bao giờ, đời sống nghệ thuật lại xa cách với con người như hiện nay. Nghệ thuật thiếu cả niềm vui, nỗi đau, những mảnh đời bất hạnh, những bi kịch cá nhân trong công cuộc đổi mới đất nước đầy gian khó. Văn học nghệ thuật thật sự ngày càng trở lên xa lạ với con người, thiếu sự gắn bó máu thịt với đời sống và vì vậy nó rất dễ bị chối bỏ.
Thị trường hóa hoạt động sáng tạo
Vượt qua những gò bó, khuôn mẫu của nghệ thuật thời bao cấp, thị trường nghệ thuật, về hình thức có vẻ nhiều màu sắc phong phú và đa dạng hơn. Đội ngũ những người tham gia sáng tạo nghệ thuật đông đảo hơn. Tác phẩm nghệ thuật đa chiều đa nghĩa hơn. Cách thể hiện cũng sinh động hơn.
Nhưng đằng sau những gam màu xanh xanh đỏ đỏ đó, một bộ phận nghệ thuật thị trường đang thiên về xu hướng biến mình thành một tiệm chappho, một gánh hàng xén với những mặt hàng thư giãn đơn thuần…
Không ai có thể phủ nhận chức năng giải trí của nghệ thuật. Nhu cầu giải trí là nhu cầu có thật của con người và đã có thời nó không được coi trọng đúng mức vốn có. Nhưng nghệ thuật đâu chỉ có vậy. Nghệ thuật không chỉ có chức năng giải trí mà ý nghĩa tồn tại của nó là ở vai trò tác động mạnh mẽ vào sự phát triển xã hội và hướng dẫn tích cực đối với đời sống… Đáng tiếc nghệ thuật hiện thiếu những tác phẩm như vậy.
Sao chép và nhai lại
Không dám dấn thân vào đời sống, nghệ thuật mất đi cái mỏ vàng đề tài mà nó vốn có. Cạn kiệt nguồn cảm hứng sáng tác, một bộ phận chủ thể thẩm mỹ lựa chọn cách sáng tạo dễ dàng nhất là sao chép các sản phẩm sáng tạo của người khác. Đó là lý do trong nghệ thuật xuất hiện hàng loạt những bản nhạc, bộ phim… nhái sáng tác của Hàn Quốc, Hong kong, Đài Loan.
Tiếp thu tinh hoa văn hóa các dân tộc khác để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc là một quy luật tất yếu. Nhưng tiếp thu phải có chọn lọc, sáng tạo và nâng cao. Tiếp thu không phải là bệ nguyên si sản phẩm văn hóa của nước ngoài bất chấp hoàn cảnh lịch sử và đặc trưng dân tộc. Cũng không có nghĩa là ăn tươi nuốt sống nó. Tiếp thu càng không thể là sự sao chép đơn giản, nhai lại các sản phẩm nghệ thuật nước ngoài một cách thô thiển. Những tác phẩm như vậy, không thể có cách gọi nào khác hơn là ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ - sản xuất lưu hành hàng giả và là sự lừa đảo công chúng nghệ thuật một cách trắng trợn…
Quy luật thị trường với mục đích lợi nhuận tối đa và khuynh hướng thương mại hóa đơn thuần đã tác động mạnh mẽ lên văn hóa nghệ thuật thời đổi mới. Đi cùng hội nhập và mở cửa, bên cạnh việc tiếp nhận những tinh hoa của văn hóa nhân loại, những khuynh hướng sáng tác mang các nhãn mác hiện đại; các sản phẩm văn hóa tiêu dùng đầy màu sắc hoa mỹ tràn vào với tốc độ chưa từng có khiến cho nhiều chủ thể thẩm mỹ và công chúng nghệ thuật, choáng ngợp và bối rối. Và nền nghệ thuật của chúng ta, bên cạnh thành tựu, đã bộc lộ những xu hướng sáng tác không bình thường.
Xa cách đời sống, con người
Làn gió đổi mới, dân chủ hóa xã hội thổi một sinh khí mới vào nền nghệ thuật có thời bị gò bó trong những công thức giáo điều theo những định hướng máy móc khô cứng. Lời kêu gọi cởi trói cho nghệ thuật đã đem lại một không khí sáng tác cởi mở hơn cho nền nghệ thuật những năm đầu đổi mới. Tác phẩm nghệ thuật ra đời phong phú về số lượng, đa dạng về nội dung phản ánh, sinh động trong phong cách thể hiện, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử phát triển nghệ thuật.
Nhưng thực tế sáng tác cho thấy, có vẻ như hoạt động nghệ thuật đã nhảy từ cực đoan này sang cực đoan kia. Trốn chạy khỏi những định hướng có tính quan phương, khuôn mẫu, cao đạo… bị coi là nghệ thuật tuyên truyền, phục vụ chính trị, một bộ phận nghệ thuật có xu hướng chuyển sáng tác sang phía những giá trị khác được coi là đời sống thường ngày, đáp ứng nhu cầu giải trí mua vui, nhân danh cái tôi của con người, coi trọng khai thác tâm trạng cá nhân, rất cần nhưng không phải là tất cả.
Quanh quẩn với những đề tài phục vụ các nhu cầu tối thiểu, hạn hẹp, có vẻ không ngoa khi có người nói rằng: nghệ thuật đang có xu hướng thoát ly cuộc sống của đông đảo nhân dân mình. Những thành tựu kinh tế của đất nước với những nỗ lực vượt qua khó khăn, hội nhập với thế giới ít được ghi nhận. Hình tượng các nhân vật thời đại như trí thức, doanh nhân, công nhân, nông dân, chiến sĩ… những người tiên phong trong công công cuộc đổi mới đất nước vắng bóng trong các tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật cũng tỏ ra thờ ơ với những vấn đề nóng bỏng của kinh tế xã hội đất nước. Hàng loạt hiện thực gay cấn của xã hội dường như xa lạ với sáng tác nghệ thuật. Rất khó tìm thấy trong sáng tác bóng dáng đời sống hiện đại của người dân đô thị thời hội nhập, vai trò người công nhân hiện đại, người nông dân trong cơn lốc đô thị hóa, sự phân hóa giàu nghèo trong kinh tế thị trường, tệ quan liêu tham nhũng đe dọa tồn vong của đất nước… Trong khi báo chí hăng hái đối diện trực tiếp với những vấn đề hóc búa này thì nghệ thuật lại thiếu tính nhạy cảm, và vì vậy, vắng bóng hẳn những tác phẩm có sức mạnh phê phán. Nghệ thuật dường như đã mất đi cái máu lửa một thời trong những năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Xa rời hiện thực đời sống, có lẽ chưa bao giờ, đời sống nghệ thuật lại xa cách với con người như hiện nay. Nghệ thuật thiếu cả niềm vui, nỗi đau, những mảnh đời bất hạnh, những bi kịch cá nhân trong công cuộc đổi mới đất nước đầy gian khó. Văn học nghệ thuật thật sự ngày càng trở lên xa lạ với con người, thiếu sự gắn bó máu thịt với đời sống và vì vậy nó rất dễ bị chối bỏ.
Thị trường hóa hoạt động sáng tạo
Vượt qua những gò bó, khuôn mẫu của nghệ thuật thời bao cấp, thị trường nghệ thuật, về hình thức có vẻ nhiều màu sắc phong phú và đa dạng hơn. Đội ngũ những người tham gia sáng tạo nghệ thuật đông đảo hơn. Tác phẩm nghệ thuật đa chiều đa nghĩa hơn. Cách thể hiện cũng sinh động hơn.
Nhưng đằng sau những gam màu xanh xanh đỏ đỏ đó, một bộ phận nghệ thuật thị trường đang thiên về xu hướng biến mình thành một tiệm chappho, một gánh hàng xén với những mặt hàng thư giãn đơn thuần…
Không ai có thể phủ nhận chức năng giải trí của nghệ thuật. Nhu cầu giải trí là nhu cầu có thật của con người và đã có thời nó không được coi trọng đúng mức vốn có. Nhưng nghệ thuật đâu chỉ có vậy. Nghệ thuật không chỉ có chức năng giải trí mà ý nghĩa tồn tại của nó là ở vai trò tác động mạnh mẽ vào sự phát triển xã hội và hướng dẫn tích cực đối với đời sống… Đáng tiếc nghệ thuật hiện thiếu những tác phẩm như vậy.
Sao chép và nhai lại
Không dám dấn thân vào đời sống, nghệ thuật mất đi cái mỏ vàng đề tài mà nó vốn có. Cạn kiệt nguồn cảm hứng sáng tác, một bộ phận chủ thể thẩm mỹ lựa chọn cách sáng tạo dễ dàng nhất là sao chép các sản phẩm sáng tạo của người khác. Đó là lý do trong nghệ thuật xuất hiện hàng loạt những bản nhạc, bộ phim… nhái sáng tác của Hàn Quốc, Hong kong, Đài Loan.
Tiếp thu tinh hoa văn hóa các dân tộc khác để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc là một quy luật tất yếu. Nhưng tiếp thu phải có chọn lọc, sáng tạo và nâng cao. Tiếp thu không phải là bệ nguyên si sản phẩm văn hóa của nước ngoài bất chấp hoàn cảnh lịch sử và đặc trưng dân tộc. Cũng không có nghĩa là ăn tươi nuốt sống nó. Tiếp thu càng không thể là sự sao chép đơn giản, nhai lại các sản phẩm nghệ thuật nước ngoài một cách thô thiển. Những tác phẩm như vậy, không thể có cách gọi nào khác hơn là ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ - sản xuất lưu hành hàng giả và là sự lừa đảo công chúng nghệ thuật một cách trắng trợn…