Đôi nét về phân gia cầm

tuan1990

Banned
Xu
0
Gia cầm nuôi phổ biến hiện nay là gà, vịt, ngan, ngỗng, cút,…. Tính chất và tỉ lệ dinh dưỡng của phân gia cầm khác nhiều so với phân và nước giải của các gia súc lớn. Gia cầm là loại ăn tạp, từ sâu bọ, cá, hạt cốc, cỏ,….. và khi bài tiết thì phân lẫn với nước giải. vì vậy tỉ lệ ba nguyên tắc dinh dưỡng N-P-K ở gia cầm cao hơn của phân gia súc. Mặt khác gia cầm lại ít uống nước, nên nồng độ chất tan cao hơn. Hằng năm mỗi con gà bào tiết 10-15kg phân, vịt 15-20kg, ngỗng 20-25kg. nhưng về dinh dưỡng thì phân gà cao hơn phân vịt và phân ngỗng.


Trong phân gia cầm tươi chất đạm chủ yếu nằm dưới dạng urat (hợp chaart của ure) mà cây không hút trực tiếp được, thậm chí nó còn có hại cho sự sinh trưởng của rễ cây trồng. vì vậy phân gia cầm cần đem ủ cho hoai mới bón cây được.
Khi ủ phân gia cầm nhiệt độ thường tăng cao, đạm (NH­3) dễ bị bay mất. Nên cần ủ chung với các loại phân chuồng và nguyên liệu khác để tránh mất đạm. Khi đó các chất xơ trong rác độn mau phân giải, phân thành phẩm có chất lượng cao. Còn nếu phân ủ thuần có phân gia cầm thì chỉ nên bón cho các cây trồng cạn như khoai, ớt, đậu phộng,….năng suất và chất lượng cây trồng sẽ cao hơn khi bón các loại cây khác.

Note:

Keo đất và hiện tượng trao đổi ion.
Khi lội qua đoạn đường ngập nước, nhìn lại chỗ đó bạn sẽ thấy nước đục lờ lờ khó lắng trong. Trạng thái vẫn đục đó được gọi là dung dịch keo đất (chính xác thì phải gọi là huyền phù đất), gồm những ion X có kích thước lớn tạo ra. X thực chất gồm 2 loại: keo vô cơ chủ yếu do đất sét tạo ra và keo hữu cơ chủ yếu do đấ mùn hình thành. Chất mùn bao gồm các chất humat, trong đó axit humit là đáng chú ý. Axit humit là một cao phân tử có khối lượng khá lớn, có khả năng hút và giữ nước cũng như các chất dinh dưỡng, góp phần tạo thành độ phì của đất.

Muối của axit humic gọi là muối humat.
Các chất keo nói trên có khả năng trao đổi ion giữa các phân tử ion trong dung dịch và những ion có mặt trong đất:

AX(trong đất) + B+ (trong dung dịch)

BX (trong đất) + A+ (trong dung dịch)

Chính những phản ứng trao đổi ion như vậy có tác dụng lưu giữ các chất dinh dưỡng khỏi bị rửa trôi, và góp phần quan trọng cung cấp thức ăn cho cây.
*Các chất dính humat nói trên là thành phần chính của than bùn, cùng với một ít các chất đạm, lân, kali, sắt,…… thường các chất ở dạng khó tiêu nên phải chế biến mới bón ruộng được. Riêng sắt, nhôm,… nếu hàm lượng quá cao thì sẽ có hại. Cần dùng những biện pháp xử lý thích hợp.

Than bùn được tạo ra từ xác bã từ các cây cỏ mà trong điều kiện thừa nước thiếu không khí (dưới ao đầm,…) không thể phân giải hoàn toàn, được tích lũy lâu dài thành một hợp chất hữu cơ chưa hoai hẳn.
vì có thành phần và tính chất như trên, nên từ lâu than bùn đã được chế biến thành phân bón, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong những năm gần đây, nhiều công ti đã cho ra những loại phân có chứa than bùn biến tính được nông dân rất ưa chuộng, nên có thể nói than bùn thực sự là một dạng nguyên liệu quý để chế biến phân bón. Đã có nhiều cơ quan nghiên cứu, hội nghị khoa học đúc kết tình hình và khả năng của việc sử dụng than bùn trong nông nghiệp.


Theo pvt
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top