Đó là quan điểm của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại Hội thảo “Triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ GD-ĐT về đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012” tổ chức ngày 17-4 tại Trường ĐH Vinh (Nghệ An). Bằng câu hỏi “đổi mới như thế nào?”, Phó thủ tướng cho rằng đổi mới quản lí giáo dục đại học (QLGDĐH) phải bắt đầu từ phương pháp dạy học ở phổ thông và tiếp tục nâng cao ở ĐH thì mới chắc và bền. QLGDĐH không thể tiếp tục như cũ vì số lượng ngày càng vượt xa chất lượng. Quan trọng hơn, số SV tăng gấp nhiều lần so với giáo viên.
Riêng ở ĐH Vinh, một giáo viên phải giảng dạy cho 44 SV là một áp lực quá cao. Không gỡ được bài toán này là không thể giải quyết được vấn đề giảng dạy và thu nhập cho từng giáo viên, dẫn tới chất lượng SV ra trường không thể cao. Đổi mới là biết phát huy việc làm tốt. Việc nào không phù hợp thì phải điều chỉnh hoặc dứt bỏ.
Theo đó, hệ thống GDĐH phải chịu sự quản lí của các quy luật: quy luật quản lí; quy luật đồng hưởng lợi ích; quy luật kinh tế; quy luật nghiên cứu khoa học...
Phải bắt đầu từ đổi mới về nhận thức của giáo viên thì mới đổi mới được về chất. Chất lượng giáo dục và đào tạo là cơ sở quan trọng số một tạo sức kéo các “vệ tinh” (tổ chức khoa học, doanh nghiệp...) gắn với SV mới ra trường để sử dụng lao động.
Bên cạnh sự đổi mới của giáo viên, các SV cũng cần phải đổi mới; phải biết cách chọn khối, chọn trường và thực tập nghề nghiệp. SV phải xác định chất lượng giáo dục là cho mình đầu tiên, sau mới đến xã hội.
Theo TTO.
Riêng ở ĐH Vinh, một giáo viên phải giảng dạy cho 44 SV là một áp lực quá cao. Không gỡ được bài toán này là không thể giải quyết được vấn đề giảng dạy và thu nhập cho từng giáo viên, dẫn tới chất lượng SV ra trường không thể cao. Đổi mới là biết phát huy việc làm tốt. Việc nào không phù hợp thì phải điều chỉnh hoặc dứt bỏ.
Theo đó, hệ thống GDĐH phải chịu sự quản lí của các quy luật: quy luật quản lí; quy luật đồng hưởng lợi ích; quy luật kinh tế; quy luật nghiên cứu khoa học...
Phải bắt đầu từ đổi mới về nhận thức của giáo viên thì mới đổi mới được về chất. Chất lượng giáo dục và đào tạo là cơ sở quan trọng số một tạo sức kéo các “vệ tinh” (tổ chức khoa học, doanh nghiệp...) gắn với SV mới ra trường để sử dụng lao động.
Bên cạnh sự đổi mới của giáo viên, các SV cũng cần phải đổi mới; phải biết cách chọn khối, chọn trường và thực tập nghề nghiệp. SV phải xác định chất lượng giáo dục là cho mình đầu tiên, sau mới đến xã hội.
Theo TTO.