thutrang6384
New member
- Xu
- 0
Sống ở Mỹ, người ta thích nói đến sự thành đạt, những niềm vui hãnh diện... hơn là nói chuyện thất bại hay buồn chán. Bởi, điều này có lẽ phù hợp hơn với ý tưởng American Dream (giấc mơ Mỹ), mới mong nói được đến chuyện chia sẻ kinh nghiệm hội nhập vào dòng sống của Nước Mỹ (?).
Cho nên, bài viết này thật mạo muội khi đề cập đến tâm tình của những người nhập cư lớn tuổi, những người Việt đâu đó trên Nước Mỹ này, với những ánh mắt buồn sâu lắng, mang trong mình nổi giằng xéo phiêu lãng "tấm thân phiêu bạt nơi xứ Cờ hoa nhưng hồn còn ở nơi quê nhà xưa".
Giá trị Mỹ hay giá trị Việt?
Dì Hai sống ở một khu mobile home (không phải là nhà lưu động, di động, mà có nghĩa là loại nhà không có tính bền vững cao, không thật lớn. Là loại nhà vừa phải trả tiền thuế đất và thuê đất. BT) trên đường Bolsa, gần góc đường Brookhurst và Bolsa, dì có dáng gầy và bước đi xiêu vẹo.
Tuổi tác ngoài 70, làm dì như thêm khắc khoải với tháng ngày nơi xứ người. Chồng dì vừa mới mất năm rồi, nổi buồn vì thế có lẽ nhân lên gấp bội. Lần đầu ra bank một mình làm thủ tục thanh toán mấy tờ bill, dì lóng ngóng không biết kéo cái thẻ nhà băng ra sao, rồi ấn số pin mấy lượt không xong, dì thấy mình như "kẻ quê mới ra thị thành" vậy!
Khi bác trai chồng dì còn sống, mọi chuyện ổng làm cả, nhất là mấy cái khoản trả bill (hoá đơn. BT) này nọ. Giờ ổng mất, dì như kẻ trơ trọi trên đời hoang vắng. Nhờ mấy dứa con thì không xong, hai đứa con trai đầu thì ở tuốt tiểu bang xa. Đứa con gái ở gần thì bận bịu chuyện chồng con và chuyện hãng xưởng, tánh lại hay tranh cãi, nhờ đến nó lại nghe nó phàn nàn "Hồi trước má-mi không chịu tập làm, giờ mới khó khăn vậy!".
Nhiều lúc dì thấy thật tủi thân. Sống ở Mỹ, dì hay nghe thiên hạ nói gia đình là nền tảng của xã hội. Ơ đất nước này, đời sống gia đình khác nhiều, cha mẹ và con cái cần tôn trọng lẫn nhau, vì thế con cái có thể thẳng thắn tranh luận với cha mẹ mình một cách bình đẳng. Người Mỹ không thích lối sống quản lý áp đặt, muốn giáo dục khuyên giải con phải nói nhỏ nhẹ khéo léo mới không bị gọi là "ngược đãi trẻ con".
Hồi trước khi vào phòng con, dì quên gõ cửa, bị chúng phản ứng dữ dội, dì cho rằng chúng còn nhỏ dại mà, giờ lớn và trưởng thành cả, hỏi đến chúng, chúng chỉ toàn cằn nhằn và "lên lớp", nào là "Má-mi phải hiểu thế này thế nọ...", rồi phán một câu nghe phát lạnh mình "Ơ Mỹ mà!".
Những cái mà người ta hay nói với dì nào là chuyện riêng tư cá nhân, tự do cá nhân... làm người ít học như dì, cứ như kẻ đi trong mơ. Có lần đến nhà thăm thằng con trai lấy vợ Mỹ, làm ở hãng máy bay Mỹ, vợ chồng nó nói: "Má-mi cứ tự nhiên như ở nhà mình!", rồi mặc dì muốn làm gì thì làm. Dì lóng ngóng không biết gắp món ăn nào cho tiện, cũng chẳng ai nói gì.
Dì không dám ăn nhiều chỉ ăn cầm chừng chút ít đến nửa đêm đói cồn cào ra lục tủ lạnh tìm ít đồ "food to go" (thực phẩm mua mang đi, không ăn ở của hàng. BT) còn dư lại, ra ngoài hành lang ăn một mình, cũng chẳng đứa con hay cháu nào hỏi han một tiếng. Cái không khí yên tĩnh lạ lùng của căn nhà trên dốc núi như bủa vây lấy dì, có chăng là tiếng gió rít rợn người khi chiều xuống làm dì như thêm phần cô độc.
Nhiều lúc buồn bã, dì đưa mắt nhìn về cõi xa xăm, tự nghĩ nếu "cái tôi" ở Mỹ giúp con người ta lấy đó làm động lực cho sự thành công, thì có lẽ nó cũng chính là "cái bẫy" vô hình mà người trong cuộc dẫu muốn vùng vẫy thoát ra nhiều khi chỉ là hoài vọng. Có những lúc dì thấy thằng con trai như muốn nói điều gì, làm điều gì đó, nhưng bị cô vợ Mỹ trừng mắt nhìn, anh lại thôi. Dì chợt hiểu giấc mơ Mỹ muốn đạt được cũng có cái giá của nó!
Ở nước Mỹ này, tuổi trẻ vẫn hơn cả, tuổi già như dì với tâm bệnh "hoài cổ nhớ quê" nhiều khi còn bị đánh giá là cản trở nếp sống tốt lành và hiện đại nơi đây. Dì chỉ thật sự thấy vui vẻ và an lòng khi tham dự những buổi lễ nơi Nhà thờ Thiên Chúa toàn giáo dân người Việt hay những khu chợ của người Việt, bởi chính nơi đó, dì mới gặp lại được những sinh hoạt rất "Việt" phù hợp với nhịp đập con tim mình.
Dì là một người nhập cư lớn tuổi luôn bị nỗi đau giằng xé trong lòng, như có ai đó từng nói "tấm thân phiêu bạt nơi xứ người nhưng hồn vẫn ở quê nhà". Dì luôn trăn trở khi màn đêm buông xuống, dì nhớ sông Hương thơ mộng nơi xứ Huế - quê của dì, dì nhớ món mì Quảng ngon lạ nơi quê chồng mà dì từng về thăm... Nhiều lúc dì có cảm giác như mình đang là kẻ "mắc bẫy trong chốn thiên đường Mỹ quốc".
Những kỷ niệm nơi chôn nhau cắt rún, theo năm tháng cùng với tuổi đời chồng chất, như càng sống dậy mãnh liệt khi dì cảm thấy cô đơn, cô độc hơn bao giờ hết. Bây giờ dì mới hiểu được những chọn lựa luôn là một chuỗi những việc phải làm khi con người còn sống trên trần gian này. Có điều mọi thứ điều có cái giá của nó, cho dù là đến với thiên đường hay ác mộng...
Câu chuyện người di dân già!
Đôi mắt của lão San thật buồn. Nhiều người nói lão bị những rối loạn về hành vi và tâm trạng, kể cả trong nhận thức hay suy nghĩ, nói chung là có tâm bệnh của người già như giới y khoa ở Mỹ hay luận bàn.
Sống ở Mỹ nhiều năm, goá vợ, lão từng làm lụng vất vả cày một lúc hai ba job (công việc, việc làm. BT) trong nhiều năm, để nuôi con ăn học thành tài, lão vẫn không bao giờ than vãn. Giờ tuổi già sức yếu, viện dưỡng lão là nơi lão dừng chân trong đoạn cuối cuộc đời vất vả của mình. Những nỗi buồn vui của kiếp sống tha hương, len theo chiếc bóng siêu đổ của lão như ẩn mình trong viện dưỡng lão thầm lặng.
Nhiều lúc lão mỉm cười cay đắng một mình, từ bỏ quê hương ra đi, để tìm tới chân trời mới sáng lạn. Sang tới đây lão luôn phải đối mặt với những nghịch cảnh mà không thể chối bỏ. Vừa muốn con cái tiếp thu nền học vấn tiên tiến của nước Mỹ, được sống trong tự do về mọi mặt với công ăn việc làm vững chãi, lại vừa muốn con vẫn là người Việt Nam, vẫn tuân theo những lễ nghi Á Đông.
Nền văn hoá và giáo dục khác biệt dung hoà trong một con người, nhiều lúc lão thấy mình cũng khó làm chu đáo, huống chi lớp trẻ bây giờ. Muốn con sống như Mỹ, không thua sút người Mỹ, nhưng lại cũng muốn con biết dạ vâng, chào hỏi theo kiểu người Việt. Nhiều lúc lão cảm thấy "lênh đênh trong chính nghĩ suy của riêng mình" - hoà nhập không dễ mà quên nguồn gốc thì không thể.
Lão cũng từng thấy nhiều nghịch lý cười ra nước mắt. Có bà kia tự hào là có kinh nghiệm sống ở Mỹ, đi đâu cũng khoe mình "sống ở Mỹ nhưng vẫn luôn gìn giữ truyền thống văn hoá Việt trong gia đình", vậy mà khi nhà có party (có nghĩa như gặp nhau hội hè, liên hoan. BT) toàn chọn thức ăn kiểu Mỹ; mấy anh con trai nghe đến món ăn Việt là lắc đầu chê quầy quậy, có cô con gái cho đi thi hoa hậu thì nói tiếng Việt trọ trẹ nghe đến là "mệt lỗ tai".
Lão từng điên tiết khi nghe cô con gái yêu quý của mình đòi lấy một anh da màu. Lão can ngăn thế nào cũng không được, cuối cùng đành chào thua, khi buông câu dỗi: "Mày muốn làm gì thì làm!" . Lúc nguôi giận, nghĩ lại lão thấy con gái mình cũng chẳng làm sai. Đây là xứ sở tự do, tự do luyến ái là quyền riêng từng người, mặt khác phân biệt chủng tộc còn là điều tối kỵ. Lão chẳng có cớ gì mà cản ngăn mối tình đó. Có điều ở với nhau chưa đầy một năm, hai đứa lại dắt nhau ra toà ly dị.
Nghe đâu nguyên nhân, xuất phát từ tập quán sinh hoạt khác nhau giữa hai đứa, tuy cùng nói " tiếng Mỹ" nhưng cách suy nghĩ, cách sống... vẫn có nhiều bất tương đồng.
Ngày con gái lão ly dị xong, cô gái đã khóc và nói với cha mình: "Con sai rồi!... Con đã rơi vào cạm bẫy của chính mình". Lão nhìn sững con gái, không nói gì, tuy trong bụng muốn an ủi con rằng: "Con ơi, không phải người nhập cư nào ở Mỹ cũng tìm được giấc mơ Mỹ cho chính mình!".
Có những lần lão đứng trên nóc Trung tâm Kennedy ngắm Washington DC khi chiều xuống, lòng nhớ quê nhà Việt Nam đến xao xuyến lạ, nhưng rồi với bận bịu với vòng xoáy sinh tồn nơi đất Mỹ, lão chỉ biết ngậm ngùi chắc lưỡi: "Thôi, năm sau rảnh chút, sẽ về thăm quê nhà". Rồi biết bao lần chắc lưỡi "thôi năm sau" và mãi là "năm sau" nhưng không đến được.
Lão bỗng thấy sợ hãi cái vòng xoay kinh hồn mà ai sống ở Mỹ cũng phải trải qua là vay tiền để mua nhà mua xe, rồi hì hục làm để trả lãi ngân hàng trong thời gian từ hai đến ba chục năm khó ai có thể thoát đi ra khỏi vòng quay vô hình này. Ý nghĩ này tuy của riêng lão thật, nhưng không phải mọi người ở đây không thấy!
Ngày anh con trai tốt nghiệp luật sư, cưới cô vợ người Phi (Philipinnes. BT), lão vui vẻ với đề nghị mua nhà house của anh con trai thành đạt. Bao nhiêu tiền dành dụm lão trao cho con đổ vào mua nhà, down (trả trước một phần tiền nhà. BT) càng nhiều càng đỡ nợ về sau mà.
Căn nhà rộng rãi sang trọng mua hơn 700.000USD, lão chỉ ở với vợ con thằng con trai chưa đầy sáu tháng thì lão đành phải bỏ đi. Những xung đột xảy ra ngầm trong nhà, do cô con dâu tìm đủ mọi cách để đẩy lão ra đường, hòng làm chủ căn nhà 100% rõ như ban ngày. Thông cảm sự khó xử của anh con trai khi làm kẻ đứng giưã " cha và vợ", không biết phải bênh bên nào cho đặng, lão tự mình bỏ đi share phòng để ở. Được vài năm là lão sức kém vào viện dưỡng lão ở luôn tới giờ.
Mọi người chiều chiều, hay thấy lão San với đôi mắt buồn nhìn về nơi xa xăm. Ông bạn già ở cùng - cũng là người Việt - hay hỏi đùa lão San: "Bộ hối tiếc về căn nhà... để lại cho vợ chồng thằng con sao?". Những khi đó lão cười hiền hoà: "Không, tôi đã cho nó rồi mà... Cả cuộc đời tôi còn cho chúng được mà!". Hỏi vậy, thực ra ông bạn già, hiểu rằng bạn mình đang hoài cổ nhớ về quê nhà Việt Nam ngày nào.
Có người nói xứ Mỹ là quê hương của mình ngày nay, nhưng đó là quê hương thứ hai. Bởi vẫn còn đó những cách biệt, những câu hỏi không dễ tự trả lời "Văn hoá Mỹ có thực sự đủ sức biến người Việt thành người Mỹ?", hoặc giả như "Những khía cạnh về gốc rễ dân tộc, văn hoá dân tộc... có đủ mạnh để hội nhập mà không bị đồng hoá hay cứ chấp nhận việc đồng hoá?" hay " Nền tảng gia đình gốc Việt là hiện hữu thực sự hay đang dần bị mai mốt bởi trào lưu sống theo lối sống Mỹ ?"...
Đôi mắt của lão San hay cũng chính là đôi mắt của người di dân Việt trên đất Mỹ, luôn dõi về cố hương, với nhiều ngổn ngang cho đến cuối đời!
Cuộc sống ở Mỹ đúng là có nhiều cái ưu việt mà những nơi khác trên trái đất chưa sánh bằng, nhưng không phải chính trong bản thân nước Mỹ không có những vấn đề của nó. Làm sao hội nhập vào đời sống nước Mỹ một cách phù hợp nhất? Câu hỏi này luôn còn bỏ ngỏ, với muôn vàn ưu tư!
-------------
CLL: Tác giả tên thật là Linh Trần, sinh năm 1962, từng tốt nghiệp kinh tế và luật tại Việt Nam, hiện là cư dân Santa Ana. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ từ mấy năm trước.
Cho nên, bài viết này thật mạo muội khi đề cập đến tâm tình của những người nhập cư lớn tuổi, những người Việt đâu đó trên Nước Mỹ này, với những ánh mắt buồn sâu lắng, mang trong mình nổi giằng xéo phiêu lãng "tấm thân phiêu bạt nơi xứ Cờ hoa nhưng hồn còn ở nơi quê nhà xưa".
Giá trị Mỹ hay giá trị Việt?
Dì Hai sống ở một khu mobile home (không phải là nhà lưu động, di động, mà có nghĩa là loại nhà không có tính bền vững cao, không thật lớn. Là loại nhà vừa phải trả tiền thuế đất và thuê đất. BT) trên đường Bolsa, gần góc đường Brookhurst và Bolsa, dì có dáng gầy và bước đi xiêu vẹo.
Tuổi tác ngoài 70, làm dì như thêm khắc khoải với tháng ngày nơi xứ người. Chồng dì vừa mới mất năm rồi, nổi buồn vì thế có lẽ nhân lên gấp bội. Lần đầu ra bank một mình làm thủ tục thanh toán mấy tờ bill, dì lóng ngóng không biết kéo cái thẻ nhà băng ra sao, rồi ấn số pin mấy lượt không xong, dì thấy mình như "kẻ quê mới ra thị thành" vậy!
Khi bác trai chồng dì còn sống, mọi chuyện ổng làm cả, nhất là mấy cái khoản trả bill (hoá đơn. BT) này nọ. Giờ ổng mất, dì như kẻ trơ trọi trên đời hoang vắng. Nhờ mấy dứa con thì không xong, hai đứa con trai đầu thì ở tuốt tiểu bang xa. Đứa con gái ở gần thì bận bịu chuyện chồng con và chuyện hãng xưởng, tánh lại hay tranh cãi, nhờ đến nó lại nghe nó phàn nàn "Hồi trước má-mi không chịu tập làm, giờ mới khó khăn vậy!".
Nhiều lúc dì thấy thật tủi thân. Sống ở Mỹ, dì hay nghe thiên hạ nói gia đình là nền tảng của xã hội. Ơ đất nước này, đời sống gia đình khác nhiều, cha mẹ và con cái cần tôn trọng lẫn nhau, vì thế con cái có thể thẳng thắn tranh luận với cha mẹ mình một cách bình đẳng. Người Mỹ không thích lối sống quản lý áp đặt, muốn giáo dục khuyên giải con phải nói nhỏ nhẹ khéo léo mới không bị gọi là "ngược đãi trẻ con".
Hồi trước khi vào phòng con, dì quên gõ cửa, bị chúng phản ứng dữ dội, dì cho rằng chúng còn nhỏ dại mà, giờ lớn và trưởng thành cả, hỏi đến chúng, chúng chỉ toàn cằn nhằn và "lên lớp", nào là "Má-mi phải hiểu thế này thế nọ...", rồi phán một câu nghe phát lạnh mình "Ơ Mỹ mà!".
Những cái mà người ta hay nói với dì nào là chuyện riêng tư cá nhân, tự do cá nhân... làm người ít học như dì, cứ như kẻ đi trong mơ. Có lần đến nhà thăm thằng con trai lấy vợ Mỹ, làm ở hãng máy bay Mỹ, vợ chồng nó nói: "Má-mi cứ tự nhiên như ở nhà mình!", rồi mặc dì muốn làm gì thì làm. Dì lóng ngóng không biết gắp món ăn nào cho tiện, cũng chẳng ai nói gì.
Dì không dám ăn nhiều chỉ ăn cầm chừng chút ít đến nửa đêm đói cồn cào ra lục tủ lạnh tìm ít đồ "food to go" (thực phẩm mua mang đi, không ăn ở của hàng. BT) còn dư lại, ra ngoài hành lang ăn một mình, cũng chẳng đứa con hay cháu nào hỏi han một tiếng. Cái không khí yên tĩnh lạ lùng của căn nhà trên dốc núi như bủa vây lấy dì, có chăng là tiếng gió rít rợn người khi chiều xuống làm dì như thêm phần cô độc.
Nhiều lúc buồn bã, dì đưa mắt nhìn về cõi xa xăm, tự nghĩ nếu "cái tôi" ở Mỹ giúp con người ta lấy đó làm động lực cho sự thành công, thì có lẽ nó cũng chính là "cái bẫy" vô hình mà người trong cuộc dẫu muốn vùng vẫy thoát ra nhiều khi chỉ là hoài vọng. Có những lúc dì thấy thằng con trai như muốn nói điều gì, làm điều gì đó, nhưng bị cô vợ Mỹ trừng mắt nhìn, anh lại thôi. Dì chợt hiểu giấc mơ Mỹ muốn đạt được cũng có cái giá của nó!
Ở nước Mỹ này, tuổi trẻ vẫn hơn cả, tuổi già như dì với tâm bệnh "hoài cổ nhớ quê" nhiều khi còn bị đánh giá là cản trở nếp sống tốt lành và hiện đại nơi đây. Dì chỉ thật sự thấy vui vẻ và an lòng khi tham dự những buổi lễ nơi Nhà thờ Thiên Chúa toàn giáo dân người Việt hay những khu chợ của người Việt, bởi chính nơi đó, dì mới gặp lại được những sinh hoạt rất "Việt" phù hợp với nhịp đập con tim mình.
Dì là một người nhập cư lớn tuổi luôn bị nỗi đau giằng xé trong lòng, như có ai đó từng nói "tấm thân phiêu bạt nơi xứ người nhưng hồn vẫn ở quê nhà". Dì luôn trăn trở khi màn đêm buông xuống, dì nhớ sông Hương thơ mộng nơi xứ Huế - quê của dì, dì nhớ món mì Quảng ngon lạ nơi quê chồng mà dì từng về thăm... Nhiều lúc dì có cảm giác như mình đang là kẻ "mắc bẫy trong chốn thiên đường Mỹ quốc".
Những kỷ niệm nơi chôn nhau cắt rún, theo năm tháng cùng với tuổi đời chồng chất, như càng sống dậy mãnh liệt khi dì cảm thấy cô đơn, cô độc hơn bao giờ hết. Bây giờ dì mới hiểu được những chọn lựa luôn là một chuỗi những việc phải làm khi con người còn sống trên trần gian này. Có điều mọi thứ điều có cái giá của nó, cho dù là đến với thiên đường hay ác mộng...
Câu chuyện người di dân già!
Đôi mắt của lão San thật buồn. Nhiều người nói lão bị những rối loạn về hành vi và tâm trạng, kể cả trong nhận thức hay suy nghĩ, nói chung là có tâm bệnh của người già như giới y khoa ở Mỹ hay luận bàn.
Sống ở Mỹ nhiều năm, goá vợ, lão từng làm lụng vất vả cày một lúc hai ba job (công việc, việc làm. BT) trong nhiều năm, để nuôi con ăn học thành tài, lão vẫn không bao giờ than vãn. Giờ tuổi già sức yếu, viện dưỡng lão là nơi lão dừng chân trong đoạn cuối cuộc đời vất vả của mình. Những nỗi buồn vui của kiếp sống tha hương, len theo chiếc bóng siêu đổ của lão như ẩn mình trong viện dưỡng lão thầm lặng.
Nhiều lúc lão mỉm cười cay đắng một mình, từ bỏ quê hương ra đi, để tìm tới chân trời mới sáng lạn. Sang tới đây lão luôn phải đối mặt với những nghịch cảnh mà không thể chối bỏ. Vừa muốn con cái tiếp thu nền học vấn tiên tiến của nước Mỹ, được sống trong tự do về mọi mặt với công ăn việc làm vững chãi, lại vừa muốn con vẫn là người Việt Nam, vẫn tuân theo những lễ nghi Á Đông.
Nền văn hoá và giáo dục khác biệt dung hoà trong một con người, nhiều lúc lão thấy mình cũng khó làm chu đáo, huống chi lớp trẻ bây giờ. Muốn con sống như Mỹ, không thua sút người Mỹ, nhưng lại cũng muốn con biết dạ vâng, chào hỏi theo kiểu người Việt. Nhiều lúc lão cảm thấy "lênh đênh trong chính nghĩ suy của riêng mình" - hoà nhập không dễ mà quên nguồn gốc thì không thể.
Lão cũng từng thấy nhiều nghịch lý cười ra nước mắt. Có bà kia tự hào là có kinh nghiệm sống ở Mỹ, đi đâu cũng khoe mình "sống ở Mỹ nhưng vẫn luôn gìn giữ truyền thống văn hoá Việt trong gia đình", vậy mà khi nhà có party (có nghĩa như gặp nhau hội hè, liên hoan. BT) toàn chọn thức ăn kiểu Mỹ; mấy anh con trai nghe đến món ăn Việt là lắc đầu chê quầy quậy, có cô con gái cho đi thi hoa hậu thì nói tiếng Việt trọ trẹ nghe đến là "mệt lỗ tai".
Lão từng điên tiết khi nghe cô con gái yêu quý của mình đòi lấy một anh da màu. Lão can ngăn thế nào cũng không được, cuối cùng đành chào thua, khi buông câu dỗi: "Mày muốn làm gì thì làm!" . Lúc nguôi giận, nghĩ lại lão thấy con gái mình cũng chẳng làm sai. Đây là xứ sở tự do, tự do luyến ái là quyền riêng từng người, mặt khác phân biệt chủng tộc còn là điều tối kỵ. Lão chẳng có cớ gì mà cản ngăn mối tình đó. Có điều ở với nhau chưa đầy một năm, hai đứa lại dắt nhau ra toà ly dị.
Nghe đâu nguyên nhân, xuất phát từ tập quán sinh hoạt khác nhau giữa hai đứa, tuy cùng nói " tiếng Mỹ" nhưng cách suy nghĩ, cách sống... vẫn có nhiều bất tương đồng.
Ngày con gái lão ly dị xong, cô gái đã khóc và nói với cha mình: "Con sai rồi!... Con đã rơi vào cạm bẫy của chính mình". Lão nhìn sững con gái, không nói gì, tuy trong bụng muốn an ủi con rằng: "Con ơi, không phải người nhập cư nào ở Mỹ cũng tìm được giấc mơ Mỹ cho chính mình!".
Có những lần lão đứng trên nóc Trung tâm Kennedy ngắm Washington DC khi chiều xuống, lòng nhớ quê nhà Việt Nam đến xao xuyến lạ, nhưng rồi với bận bịu với vòng xoáy sinh tồn nơi đất Mỹ, lão chỉ biết ngậm ngùi chắc lưỡi: "Thôi, năm sau rảnh chút, sẽ về thăm quê nhà". Rồi biết bao lần chắc lưỡi "thôi năm sau" và mãi là "năm sau" nhưng không đến được.
Lão bỗng thấy sợ hãi cái vòng xoay kinh hồn mà ai sống ở Mỹ cũng phải trải qua là vay tiền để mua nhà mua xe, rồi hì hục làm để trả lãi ngân hàng trong thời gian từ hai đến ba chục năm khó ai có thể thoát đi ra khỏi vòng quay vô hình này. Ý nghĩ này tuy của riêng lão thật, nhưng không phải mọi người ở đây không thấy!
Ngày anh con trai tốt nghiệp luật sư, cưới cô vợ người Phi (Philipinnes. BT), lão vui vẻ với đề nghị mua nhà house của anh con trai thành đạt. Bao nhiêu tiền dành dụm lão trao cho con đổ vào mua nhà, down (trả trước một phần tiền nhà. BT) càng nhiều càng đỡ nợ về sau mà.
Căn nhà rộng rãi sang trọng mua hơn 700.000USD, lão chỉ ở với vợ con thằng con trai chưa đầy sáu tháng thì lão đành phải bỏ đi. Những xung đột xảy ra ngầm trong nhà, do cô con dâu tìm đủ mọi cách để đẩy lão ra đường, hòng làm chủ căn nhà 100% rõ như ban ngày. Thông cảm sự khó xử của anh con trai khi làm kẻ đứng giưã " cha và vợ", không biết phải bênh bên nào cho đặng, lão tự mình bỏ đi share phòng để ở. Được vài năm là lão sức kém vào viện dưỡng lão ở luôn tới giờ.
Mọi người chiều chiều, hay thấy lão San với đôi mắt buồn nhìn về nơi xa xăm. Ông bạn già ở cùng - cũng là người Việt - hay hỏi đùa lão San: "Bộ hối tiếc về căn nhà... để lại cho vợ chồng thằng con sao?". Những khi đó lão cười hiền hoà: "Không, tôi đã cho nó rồi mà... Cả cuộc đời tôi còn cho chúng được mà!". Hỏi vậy, thực ra ông bạn già, hiểu rằng bạn mình đang hoài cổ nhớ về quê nhà Việt Nam ngày nào.
Có người nói xứ Mỹ là quê hương của mình ngày nay, nhưng đó là quê hương thứ hai. Bởi vẫn còn đó những cách biệt, những câu hỏi không dễ tự trả lời "Văn hoá Mỹ có thực sự đủ sức biến người Việt thành người Mỹ?", hoặc giả như "Những khía cạnh về gốc rễ dân tộc, văn hoá dân tộc... có đủ mạnh để hội nhập mà không bị đồng hoá hay cứ chấp nhận việc đồng hoá?" hay " Nền tảng gia đình gốc Việt là hiện hữu thực sự hay đang dần bị mai mốt bởi trào lưu sống theo lối sống Mỹ ?"...
Đôi mắt của lão San hay cũng chính là đôi mắt của người di dân Việt trên đất Mỹ, luôn dõi về cố hương, với nhiều ngổn ngang cho đến cuối đời!
Cuộc sống ở Mỹ đúng là có nhiều cái ưu việt mà những nơi khác trên trái đất chưa sánh bằng, nhưng không phải chính trong bản thân nước Mỹ không có những vấn đề của nó. Làm sao hội nhập vào đời sống nước Mỹ một cách phù hợp nhất? Câu hỏi này luôn còn bỏ ngỏ, với muôn vàn ưu tư!
-------------
CLL: Tác giả tên thật là Linh Trần, sinh năm 1962, từng tốt nghiệp kinh tế và luật tại Việt Nam, hiện là cư dân Santa Ana. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ từ mấy năm trước.