Nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến chungta.com để trao đổi liên quan đến những điều này. Vấn đề ngày càng rõ hơn và càng đi vào những vấn đề cơ bản, then chốt và thời sự hơn, tuy không mới nhưng cũng đang cần thảo luận, nhất là trong dịp Đảng đang bổ sung và phát triển Cương lĩnh 1991, đột phá tư duy lý luận.
Trao đổi tiếp với bạn đọc trong phạm vi hiểu biết hiện nay của tôi, và thông tin nghiên cứu mình có được, nhưng chắc khó đáp ứng đươc như cầu nhận thức mới, sôi động, nhiều chiều hiện nay. Tôi nghĩ, mỗi người phải tự tìm hiểu lấy là chính, nhất là những cái đã có sách vở. Đúng hơn chỉ cần làm rõ những cái chưa có sách, do thực tế đặt ra, đặt lại vấn đề hay là .không đồng ý với sách, những công trình khoa học với các bài đã viết hay lý thuyết, nhận thức hiện hành…
Những vấn đề bạn đọc nêu lên, tuy cụ thể nhưng đều là những vấn đề nhạy cảm, lớn và khó cả, nhất là nhìn ở bề sâu của nó. Dù không mới và nhiều nhà nghiên cứu cũng đã lý giải nhiều hay ít, nông hay sâu tuy nhiên gắn với thời điểm hiện nay thì thảo luận thẳng thắn nó cũng cần thiết..Cuộc tranh luận sẽ còn dài. Và tôi không hy vọng một mình tôi và có thể làm rõ tất cả trong bài viết ngắn này. Hơn nữa chỉ muốn cung cấp một cách tiếp cận, cung cấp thêm thông tin mới, hơn là tìm một đáp án cụ thể. Xin mạnh dạn trao đổi và mong nhận được chỉ giáo của bạn đọc.
Tôi rất hân hạnh được hầu bạn đọc tiếp tục mấy vấn đề như sau (xoay quanh chủ đề lớn: chủ nghĩa Mác- Lênin và CNXH):
1- "Chủ nghĩa Mác-Lênin" là gì cơ. Phải biết nó là gì rồi mới trung thành được chứ.
Có lẽ nào, người phản biện, nhận xét về nó lại không hiểu sơ đẳng về nó hay sao? Tôi tin nêu được vấn đề là đã hiểu vấn đề.
Bạn đọc viết: “Chủ nghĩa Mác thêm chữ Lênin là do cụ Stalin đặt ra và Quốc tế 3 phải dùng (có Đảng ta). Thời Ănghen, cụ này chỉ gọi là "chủ nghĩa Mác" thôi. Ănghen mất, có hai phái trong phong trào các ĐCS: Phái Stalin và phái "không Stalin". Phái đầu coi Ănghen là nhân vật số 3 (không ai dại gì mà coi thường vị lãnh tụ này, chỉ có điều họ loại ông ra khỏi "chủ nghĩa"; vậy thôi), còn phái thứ hai coi Ănghen là nhân vật số 2, ngay sau Mác. Có đảng nói "chủ nghĩa Mác-Ănghen". Một phái thất bại, mất chính quyền; một phái thành công. Xin làm rõ nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa của các đảng xã hội cánh tả, coi Mác và Ănghen sáng lập chủ nghĩa”.
“Thực hiện chủ nghĩa Mác-Lênin thì không ai hơn cụ Stalin - là người sáng tạo cái tên cho chủ nghĩa này. Còn ai hiểu nội hàm khái niệm bằng chính người sáng tạo ra nó? Còn ai đáng tin hơn khi chính Stalin toàn quyền thực hiện một chủ nghĩa do chính cụ đặt tên và xác định nội dung? Ấy thế mà, sau khi cụ Stalin mất, những người hậu sinh lại bảo: Cái gọi là CNXH ở Liên Xô không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin. Thế là thế nào?”
Xin có mấy ý kiến như sau:
Ănghen thừa nhận công lao chính sáng tạo học thuyết của các ông chủ yếu là công lao của Mác, người khởi xướng nên gọi là chủ nghĩa Mác. Nhưng chúng ta thấy rằng Ăngghen đã là đồng tác giả và có những đóng góp sáng tạo, bổ sung thêm (Biện chứng tự nhiên, những bổ sung sau Mác mất về con đường và phương thức dân chủ tiến lên CNXH…) nên có thể gọi là chủ nghĩa Mác- Ăngghen..Học thuyết các ông phù hợp trực tiếp cho các nước đã qua CNTB và phát triển cao khi thực hiện cách mạng XHCN, tất nhiên phải luôn được đỏi mới về lý luận
Chủ nghĩa Mác- Lênin, cách ghép này là hợp lý (dù là ai đưa ra). Người ta cũng đã từng ghép chủ nghĩa Mác- Frớt, chủ nghĩa Mác – Hiện sinh. Lênin sáng tạo nên những luận điểm cho con đườing cách mạng tiến lên CNXH ở các nước CNTB chưa phát triển, kể các các nước thuộc điạ của chủ nghĩa thực dân.. Tuy nhiên, chính Mác và Ăngghen đã có gợi ý khi nghiên cứu tình hình và công xã Ân Độ, công xã ở Nga, rằng có thể quá độ lên CNXH phi tư bản (tức không qua chế độ/ hình thái kinh tế TBCN). Tuy nhiên, có không ít khi khái niệm “phi tư bản” này bị hiểu sai nên mới có CNCS thời chiến và sau đó là NEP, hay Đổi mới ở VN, Cải cách ở Trung Quốc hiện nay vậy..Tất nhiên, còn do hoàn cảnh lịch sử nữa.
Stalin dù có những sai lầm như thế nào chăng nữa, nhưng chúng ta không nên định kiến rằng cái gì ở Stalin cũng sai cũng hỏng cả. Bác Hồ và Đảng ta không phủ định sạch trơn công lao của Staln.
Thực hiện một chủ nghĩa thường bị biến thiên đi nhiều, không mấy có nguyên xi đâu. Vấn đề chỉ là ở hướng của nó, tinh thần của nó. Còn thực hiện cụ thể phải vận dụng tuy thời, tùy tình hình cụ thể. Đó là chứ kể biên thiên qua lăng kinh nhân cách, kinh nghiệm của lãnh tụ- người chỉ đạo nó (đó là chưa kể nói một đường làm một nẻo). Chúng ta thấy những khác biệt về quan niệm và nhân cách nào đó giữa Lênin và Stalin (qua Thư gửi đại hội của Lênin). Ta cũng thấy Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đều nói theo chủ nghĩa Mác- Lênin nhưng khác nhau lón đến mức nào! Ta cũng biết HCM nói về chủ nghĩa Lênin ra sao. Rõ ràng trong nền tảng chủ nghĩa Mác nhưng Lênin có có sáng tại mới. HCM cũng vậy. Có thể gọi là “chủ nghĩa Mác - Lê –Hồ” nhưng Đảng ta gọi là chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng HCM.
Đánh giá một chủ nghĩa trong quá trình vận động của nó trên lý thuyết đã không dễ, còn trên góc độ thực tiễn lại càng phức tạp hơn. Nó đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học học, lý luận khoa học, tư tưởng và cả về lịc sử, thực tiễn, không nên giản đơn hóa vấn đề (càng đơn giản hóa cáng xa thực tế và xa chân lý) và ngẩu hứng.
Sẽ là không đúng, lệch lạc và nông cạn, hay chưa nghiên cứu kỹ Lênin, chủ nghĩa Lênin, “chủ nghĩa Stalin”, khi suy nghĩ như sau: ““Thực hiện chủ nghĩa Mác-Lênin thì không ai hơn cụ Stalin - là người sáng tạo cái tên cho chủ nghĩa này. Còn ai hiểu nội hàm khái niệm bằng chính người sáng tạo ra nó? Còn ai đáng tin hơn khi chính Stalin toàn quyền thực hiện một chủ nghĩa do chính cụ đặt tên và xác định nội dung?”.
“Chủ nghĩa Mác thêm chữ Lênin là do cụ Stalin đặt ra và quốc tế 3 phải dùng (có Đảng ta)”.
“Một phái thất bại, mất chính quyền; một phái thành công. Xin làm rõ nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa của các đảng xã hội cánh tả, coi Mác và Ănghen sáng lập chủ nghĩa”.
Quan niệm nói trên rõ ràng là không hiểu thấu đáo chủ nghĩa Lênin và có ý coi thường nó và nhập cục nó với “chủ nghĩa Stalin”, hay những sự kiện phi mácxít trươc đây.
Đâu chỉ phái Stalin là thất bại mà không có thành công, đặc biệt trong tư duy thời kỳ đổi mới. Hay phái cánh tả dân chủ xã hội lại không có thất bại. Các vị hay nghiên cứu kỹ lịch sử các đảng xã hội cánh tả sẽ thấy, ngay cả Thụy Điên cũng có lầm mất chính quyền .Và ngay trường phái này những hình thức khá phức tạp, không ít lần phá sản, lại phục hồi..
Học thuyết nào trong quá trình phát triển cũng nảy sinh nhiều phái và cũng khó tránh khỏi khủng hoảng ở mức độ nào đó và có những phát triển mới, cải biến cội nguồn, thậm chí khác với cội nguồn ở điểm này điểm nọ.. Nhưng phải phân tích kỹ thất bại và thành công.. Chủ nghĩa Mác, nộị dung cột lõi là CHXH/ CNCS khoa học cũng như vậy. Nhưng qua mỗi lần như vậy ta thấy chủ nghĩa Mác lại phát triển đa dạng hơn và vượt lên trình độ mới, loại bỏ nhận thức sai/ hay đã lạc hậu.
Đảng ta đang tổng kết đánh giá lại nhận thức về CNXH và phương thức tiến lên CNXH trong thời kỳ đổi mới với hoàn cảnh mới của thế giới ngày nay và chắc sẽ có những thay đổi nhất định nào đó, tạo nên đột phá tư duy lý luận. Nhưng tất cả cũng mới bắt đầu.
Ta phải biết và làm rõ những gì ở chủ nghĩa Mác Lênin là bền vững, tức vẫn mãi còn giá trị, cái gì lịch sử đã vượt qua, cái gì không đúng ngay lúc đó, cái gì còn thiếu, và cái gì ta nhận thức sai, cái gì cần thay đổi và bổ sung, phát triển…Chúng ta đang ở đâu trên con đường tiến hóa?.
Do vậy nghiên cứu phải hiểu rõ bối cảnh của các tác phẩm và luận diểnm của các nhà kinh điển, nắm rõ thực chất của từng luận điểm trong mối liên hê với các luận điểm khác, hoặc luận điểm đó trong hàn cảnh khác, trong hệ thống của nó, thấy cho được sự phát triển sáng tạo của chúng trong quá trình đấu tranh tư tưởng lý luận và tổng kết thực tiễn mới (xem thêm Doãn Chính và Đinh Ngọc Thạch, Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác, - Ph. Ăngghen,V.I.Lênin, tái bản, Nxb. Chính trị quốc gia, 2008; Trần Thị Kim Cúc, Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009.).
Chính Hồ Chí Minh (HCM) đã nhận thúc và về về chủ nghĩa Mác – Lênin, có thể tóm tắt (thành 10 điểm) như sau:
(1) Lúc đầu là chủ nghĩa yêu nước, dần dần HCM đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản và tán thành quốc tế 3.
(2) Mọi người có thể cần nghiên cứu một chủ nghĩa riêng, Rằng Bác Hồ nói, Người nghiên cứu chủ nghĩa Mác (tất nhiên gồm cả Ăngghen, hai 6ng là một).
(3) Chủ nghĩa xây dựng trên cơ sở lịch sử nào, chấu Âu, nhưng châu A6iu chưa phải là toàn thế giới. Cần xem xé lại và cần cũng cố cơ sở lịch sử của nó bằng dân tộc học phương Đông.
(4) Chủ nghĩa Lênin là cách mạng nhất, triệt để nhất. Rằng cách mạng giải phóng dân tịc ngày này phải gắn với cách vô sản mới thành công.
(5) Đảng phải nắm lấy chủ nghĩa cho vững, chủ nghĩa đó là chủ nghĩa Mác -Lênin.
(6) Nghiên cứu, học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin chủ yếu là năm lấy lập trường, quan điểm và phương pháp của nó để làm công tác cách mạng cho tốt Phải gắn lý luận với thực tiễn. Và lý luận là từ tổng kết thực tiễn.
(Một trong những câu nguyên văn của HCM là: “Trong khi nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận, đã nhiều lần đồng chí Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động… Phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi” . Do vậy, theo Người, “học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình… Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn”, chứ không phải “học thuộc lòng”, “học để trang sức”)
(7) Nắm phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin là phương pháp xử lý công việc, biết sống với nhau có lý có tình.. Rằng Dĩ bất biến ứng vạn biến. Rằng phải chống cả bệnh tả khuynh và hữu khuynh, chống giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa.
(8) Đảng ta trung thành/ kiên định đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng Tháng Mười Nga, một cách sáng tạo, phù hợp với hành cảnh nước mình, và tình hình thế giới từng khi từng lúc.
(9) Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng, chủ nghĩa Tam dân Tôn Dật tiên phù hợp gần gũi với VN, tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng bác ái (Người cũng trí tương tự như vậy về đao Phật với lòng từ bị hỉ xả)… Các vị này đều có cái chung là lòng thương yêu nhân loại và muốn cúu giúp nhân loại khổ đau, đạt tới hạnh phúc.. (chủ nghĩa nhân đạo). Hồ Chí Minh tự nhận là học trò nhỏ của các vị ấy.
(Nguyên văn là: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy”)
(10) Và cuối cùng trong Di chúc Hồ Chí Minh vẫn tâm niệm là Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác -Lênin làm nền tảng tư tưởng và việc kh6i phục phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng cần dựa và chủ nghiĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình..
Hiểu khác đi, chúng ta sẽ không hiểu Hồ Chí Minh và không hiểu thực chất chủ nghĩa Mác –Lênin..
Tất nhiên, cũng như CNTB, CNXH và chủ nghĩa Mác- Lênin cũng có nhiều vấn đề mới, nhiều ý kiến khác nhau, cần phê phán, tiếp thu và phát triển.
2- Về CNXH?
Sợ CNXH, CNCS ư? Đạo Trường viết “Tôi rất thích gia đình mình được sở hữu riêng một hòn đảo xinh đẹp phía bờ biển Thái Bình Dương. Trên đảo có Biệt thự nguy nga như một lâu đài của một quốc vương, có vườn hoa và đồng cỏ lẫn cánh rừng khe suối đẹp như trong tranh . Có du thuyền lộng lẫy trong biển xanh nắng vàng, có phi cơ sang trọng luôn túc trực trên sân bay hiện đại phía sau nhà. Theo ý Tôi thì sống thế mới có ý nghĩa là sống, rõ ràng đã có những tỷ phú đã sống như thế và chúng tôi phải như thế. Bà xã tôi và các con hiểu rằng dù cả nhà tôi có lao động cật lực, thậm chí lao động đến mức hy sinh tất cả các thành viên gia đình cũng không bao giờ hoàn thành được giấc mơ " Đảo Thiên Đường" của Tôi. Đời họ đã phải khốn khổ vì kế hoạch đầy tham vọng của tôi. Từ đó họ sợ, sợ đến mức kinh hãi danh từ hay khái niệm diễn đạt "Hòn Đảo", mặc dù sự tồn tại những Đảo Thiên Đường đó là có thật và chúng hoàn toàn vô tội. Loài người hiện nay đang như gia đình tôi và khái niệm " Chủ Nghĩa Cộng Sản" thì giống hệt khái niệm " Đảo thiên đường" đó. Trên nhiều quốc gia hiện nay thì khái niệm Chủ Nghĩa Xã Hội " cũng như vậy.”
“Nếu hiểu rõ các khái niệm "Xã hội chủ nghĩa", "Tư bản chủ nghĩa" " Cộng Sản chủ nghĩa" thì sẽ thấy không có gì phải sợ cả. Điều đáng sợ là sự hiểu sai những khái niệm đó cùng với sự áp đặt tư tưởng lên mọi người.”
Chính những sai lạc và biến dạng của các mô hình “CNXH phi tư bản” đã làm méo mó, tha hóa hình ảnh về CNXH văn minh. Cho nên ngày nay cần hiểu lại CNXH và cần sáng tạo mới mà sự nghiệp cải cách hay đổi mới vì CNXH ở VN, Trung Quốc, là hình ảnh như vậy, tuy không ít vấn đề cần tiếp tục đổi mới đồng bộ.
"Nước Mỹ là một nước xã hội chủ nghĩa nhất thế giới"? “CNXH đích thực”? Đạo Trường tâm sự: “dù không thích CNCS và những người CS, Không thích CNXH và những người XHCN nhưng tôi vẫn thích thú nghiên cứu về Triết Mác, CNXH và Hồ Chí Minh.Tôi có người bạn ( đàn anh) theo gia đình sang sống ở một nước Tây Âu từ những năm 1950s. Anh khẳng định rằng tư tưởng Mác – Ăngghen là hoàn toàn đúng đắn. Đất nước Anh ấy đang ở mới đúng là có xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa dù rằng ở VN, Liên Xô, Trung Quốc..người ta không đồng ý như vậy. Và Anh ấy những năm cuối đời hay dành tiền về VN làm từ thiện mỗi năm một tháng. Khác hẳn thời trẻ anh và gia đình đã từng căm thù khái niệm Cộng Sản đến xương tuỷ.
Bây giờ tôi khẳng định rằng "Nước Mỹ là một nước xã hội chủ nghĩa nhất thế giới" thì lập tức sẽ có số đông người Mỹ (Chưa ra nước "XHCN" sống, chưa đọc kỹ Khái niệm CNXH của Mác, quan niệm CNXH của HCM) phản đối kịch liệt. Và rồi cả đám đông các nhà lý luận ở VN chưa bao giờ sống ở Mỹ cũng phản đối kịch liệt không kém”. Có lẽ chúng ta đã hiểu Đạo Trường muốn nói gì! Không hiểu “CNTB hiện đại”, không thể hiểu thực chất “CNXH hiện đai” là gì và sẽ như thế nào.
Tôi đã viết trong công trình (sách) của mình “Thế giới ngày nay và phương thức tiến lên CNXH ở nước ta”(2004)., xét về trình độ văn minh thì Mỹ gần CNXH hơn ở VN, Trung Quốc . Nhưng xét bản chát chế độ thì chế độ mới ở VN có tính chất XNCN mà chế độ Mỹ hay chính quyền Mỹ khó có đựợc. CNXH theo Mác là từ CNTB phát triển mà nảy sinh. và CNTB phát triển đã thai nghén CNXH trong lòng nó. Chúng ta đang xây dựng những tiền dề của CNXH và trình độ còn thấp. Việc hiểu sai Mác và xuyên tạc Mác xưa nay xảy ra không ít,
Đúng là “Nếu hiểu rõ các khái niệm "Xã hội chủ nghĩa", "Tư bản chủ nghĩa" "Cộng Sản chủ nghĩa" thì sẽ thấy không có gì phải sợ cả. Điều đáng sợ là sự hiểu sai những khái niệm đó cùng với sự áp đặt tư tưởng lên mọi người.”(Đạo Trường).
Chính Lênin cũng cho rằng, CNTB nhìn CNXH qua cái cửa sổ của CNTB hiện đại. Nói cách khác CNXH nhìn qua hình ảnh CNTB hiện đại để nhận thấy bản thân mình. Những năm gần đây nhiều công trình viết về CNTB hiện đại mà nếu ai nghiên cứu sẽ thấy điều này. Và nếu chúng ta không hiểu như vậy sẽ không hiểu định Hướng XHCN là gì. Từ một nước mà CBNTB chưa phát triển, chúng ta đi lên CNXH bằng việc rút ngắn CNTB thông qua hợp tác quốc tế với xu thế hội nhập hiện nay. Không đứng trên vai CNTB phát triển không thể có CNXH đích thực.
Một người hỏi:“CNXH "đích thực" là gì, thì mọi người chưa rõ, nay VN còn mầy mò. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng rất gần đây còn nói: Con đường lên CNXH ở VN "ngày càng sáng tỏ". Đó là kết quả của 20 năm mầy mò. Tôi rất mong nó sáng tỏ hẳn ra, như "một với một là hai". Sinh Thời Bác Hồ, Đảng ta còn coi CNXH ở Liên Xô là "đích thực", là tấm gương. Do vậy Bác chúng ta có nói gì về lý luận CNXH thì không thể có gì khác với CNXH do Stalin xây dựng ở Liên Xô được. Nếu nói xây dựng CNXH "chung chung" "tốt đẹp" như mục tiêu xa... thì được. Nhưng nói vào nội dung cụ thể, vào lý luận cụ thể, thì... nhất định là sai lầm. Chớ nên gắn bác Hồ vào cái CNXH Liên Xô ở thời Bác còn sống. ”.
Nhận thức là một quá trình biện chứng đúng đối với cả thiên tài.
Ngày nay chúng ta hiểu: CNXH đích thực là một xã hội dựa trên nền kinh tế tri thức, hiện dụai, dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, tư do và hạnh phúc. Đó là xã hội có nền kinh tế thị trường xã hội cao, nhà nước pááp quyền của dân do dân và vì dân một xã hội dân sự- dân chủ thật sự trong sự hài hòa cùng phát triển. Chế độ sở hữu thì đa dạng nhưng phổ biễn là hỗn hợp và nòng cốt là sỡ hữu xã hội phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế , phát triển xã hội và văn hóa phát triển hài hòa, chình trị ổn định và tạo môi trường cho con người tự do phát triển toàn diện, môi trường sinh thái bền vũng., các dân tộc và giai tầng, nông thôn và thành thị đoàn kết, đồng thuận cùng phát triển, tương đối đồng đều và tiến bộ.
Tất nhiên mô hình, bước đi, phương pháp trên con đường tiến lên của các dân tộc- quôc gia là rất khác nhau, nhưng ngày càng gần gũi nhau hơn về các tiêu chí, chẩn mực quốc tế..
Hy vọng nói về CNXH và con đường tiến lên XHCN mà như “một với một là hai” thì giản đơn quá.. HCM cố gằng bình dân hóa trong diễn dịat nhưng đâu phải có thê hình dung dễ dàng về CNXH. Bác Hồ trong Toàn tập, tập 7 đã nó về con đường chúng ta đi lên CNXH phải khác Liên Xô và đó là cần đi qua chế độ dân chủ nhân dân (tôn trọng trao đôi hàng hóa trjng và ngoài nước, thực hiện nhiều thành phần kinh tế.). Và HCM cũng nói hiện nay người ta hình dung CNXH qua kinh nghiệm của Liên Xô, ít nhiều Người cũng bị ảnh hưởng (ám ảnh) mô hình đó nhưng đang cố gắng tìm hình thức riêng cho VN. Xu thế, mô hình CNXH tập trung bao câp vừa là ấu trĩ vừa là do hoàn cảnh, vừa là do nhận thức và thể chế lúc đó.
Mô hình Liên xô trong thế kỷ trước nay nhìn lại ta thấy đó là một mô hình có nhân tố CNXH nhưng có những những nhân tố với nhiều sai lạc, chưa thể là đích thực, trình độ còn thấp, nhiều thành tố XHCN chưa đạt được, nên chưa phải là CNXH phát triển.. Đảng CS Nhật coi đó còn là thời kỳ quá độ lên CNXH và CNXH còn sơ khai. Nhận thức là một quá trình biện chứng là như vậy.
Câu sau đây ciủa bạn đọc là mâu thuẫn lôgích: “Do vậy Bác chúng ta có nói gì về lý luận CNXH thì không thể có gì khác với CNXH do Stalin xây dựng ở Liên Xô được. Nếu nói xây dựng CNXH "chung chung" "tốt đẹp" như mục tiêu xa... thì được. Nhưng nói vào nội dung cụ thể, vào lý luận cụ thể, thì... nhất định là sai lầm. Chớ nên gắn bác Hồ vào cái CNXH Liên Xô ở thời Bác còn sống. ”
Bởi vì đã nói “Bác chúng ta có nói gì về lý luận CNXH thì không thể có gì khác với CNXH do Stalin xây dựng ở Liên Xô được”.Lại nói “Chớ nên gắn Bác Hồ vào cái CNXH Liên Xô ở thời Bác còn sống. ”, là thế nào?.
Bác có ý niệm rất khác với Stalin (xem tập 7, bài Thường thức chính trị, trong tòan tập HCM , khi Người nói về chế độ dân chủ nhân dân, tức gần với NEP của Lênin chứ không phải gần với Stalin. Từ trong “Đừờng kách mạng mệnh”, HCM đã nói về NEP.
Chúng tôi cũng muốn nói rằng, xã hội tiền tư bản không thể đẻ ra CNXH văn minh, đích thực. Nó có thể đẻ ra CNXH phong kiến, tiểu tư sản, không tưởng, nếu quay lưng lại, cố ý làm khác với văn minh thời kỳ lịch sử TBCN, như một bước tiến có ý nghĩa cách mạng lớn lao của loài người..
CNXH không phải là cái đưa từ bên ngoài và bên cạnh CNTB mà là phát sinh từ CNTB. CNXH cũng không phải đơn giản là cực đối lập của CNTB mà vừa là nó vừa không phải nó, tức vừa giống và vừa khác chứ không chỉ là khác nó.. CNXH đích thục là vừa tiếp tục CBTB vừa vượt lên, vượt qua CNTB đã phát triển cao, mà vượt qua là chính.
Cần phân biệt “CNXH phản động”, “CNXH bảo thủ”, CNXH cải lương, hoặc CNXH tập trung- chuyên chế và CNXH dân chủ, với CNXH khoa học nhân văn, dân chủ, văn minh, hiện đại. Hoặc phân bệt các giai đoạn của CNXH đang sinh thành: “Xã hội phát triển theo định hướng/ xu hướng XHCN”, CNXH mầm mống, CNXH sơ khai, sơ cấp, CNXH trưởng thành, CNXH phát triển, CNXH hoàn chỉnh, cao… (Đảng CS Trung Quốc cũng quan niệm như vậy).
3- Sứ mệnh, độ dài của CNTB và thời đại ngày nay?
“Chế độ cộng sản nguyên thuỷ dài tới vài triệu năm, nền văn minh nông nghiệp (chế độ nô lệ và phong kiến) tới hàng trăm ngàn năm. Học sinh lớp 12 có thể dựa vào đó mà tính toán ươc lượng chế độ tư bản sẽ kéo dài (ít nhất) ngàn năm. Tiếc rằng Mác đã không biết tính toán như vậy nên Cụ đã dự kiến quá sớm sự cáo chung của CNTB. Lênin còn sốt ruột hơn, nói rằng chuỗi mắt xích TBCN có thể đứt tung ở khâu yếu nhất và chủ trương "cướp chính quyền". Thực tế, đó là làm cách mạng "non" ở những nước tư bản lạc hậu, thậm chí phong kiến nặng nề (châu Á). Đó là cái gốc dẫn đến mọi hậu quả như chúng ta đang thấy”.
Một ý kiến khác: “Tôi đã dùng đường hyperbol với 2 số đo biết trước (chế độ CS mông muội = triệu năm, và chế độ phong kiến+ nô lệ = trăm ngàn năm) để suy ra thời gian tồn tại của chế độ tư bản thì thấy nó dài quá. Nó mới trải 500 năm và nay đang ở thời kỳ cao trào nhất. Vậy nói: Thời đại chúng ta là thời đại "quá độ" từ TBCN sang XHCN trên phạm vi toàn cầu (như các thấy chính trị giảng cho tôi cách đây 15 năm) có hợp lý không? Nhận định hôm nay có gì khác trước không?”
Tôi cho rằng không thể đơn giản “dùng đường hyperbol” để tính xem CNTB phải trải qua mấy trăm năm hay ngàn năm. Vận tốc và tốc đô, nhịp độ của sự vật tuỳ thuộc nhiều yếu tố như chất liệu, động co, cấu tạo, tương tác tổng hợp…Nhưng ta thấy Mỹ hơn 200 năm đã tiến hơn 500 năm CNTB nói chung. Nhật Bản 100 năm thôi cũng gần bằng Mỹ 200 năm, nay Hàn Quốc 30 năm, 40 năm mà gần bằng Nhất 100 năm, nghĩa là 30- 40 năm bằng 500 năm. Mác nói CNTB ngay thời Mác cũng sáng tạo nên một khối lương của cải khổng lồ về quy mô lớn hơn vái mà lịch sử nhân loại trước đó sáng tạo nên. Nếu là tốc độ của CNTB mới 30- 40 năm hay 50 năm bằng 500 năm thì là 10-13 lần. Nếu lấy 5000 năm chế độ phong kiến để so sánh với tốc đọ trên thì thời gian CNTB phát triển trong giới hạn là khoảng 600 năm. Tất nhiêu chỉ là rất tương đối. Khi CNTB hoàn thành toàn cầu hóa TBCN (GS Trần Đức Thảo cũng có ý này) và với nền kinh tế tri thức đã phát triển thì CNTB hết chỗ đúng. CNTB hiện ở cao trào là thế nào. Nó là giai đoạn cuối cùng. CNĐQ và chủ nghĩa thực dân (CNTD) đã trở nên phản động và hết thời. Thế kỷ 21 có thể CNTB sẽ bị chọc thủng ở một trung tâm nào đó của nó.
Phải chăng “Học sinh lớp 12 có thể dựa vào đó mà tính toán ước lượng chế độ tư bản sẽ kéo dài (ít nhất) ngàn năm. Tiếc rằng Mác đã không biết tính toán như vậy nên Cụ đã dự kiến quá sớm sự cáo chung của CNTB. Lênin còn sốt ruột hơn, nói rằng chuỗi mắt xích TBCN có thể đứt tung ở khâu yếu nhất và chủ trương "cướp chính quyền". Cụ Mác còn kém hơn một học sinh lớp 12? Cách nêu vấn đề như vậy chứng tỏ không hiểu/ hay hiểu một cách giản đơn, chỉ nhìn hời hợt ở bên ngoài, không thâm nhập vào lôgích và lịch sử của chủ nghĩa Mác và lôgích và lịch sử của CNTB và loài người.
Nếu chúng ta đọc cuốn sách "Lịch sử 500 năm của CNTB", "Tư duy lại tương lai”, Chủ nghĩa tư bản mới qua các trung tâm phát triển Mỹ- Đức- Nhật, Thế giới phẳng, và gần đây các bài viết về cải cách CNTB nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu, CNTB 3.0 … thì sẽ thấy xu hướng CNXH nảy mầm như thế nào qua các hình thức kinh tế xã hội của CNTB dưới tác động của kinh tế trị thức cũng như những đòi hỏi thay đổi CNTB, cấp thiết như thế nào, những trận bão hay động đất trong lòng CNTB như thế nào…
CNTB là quá trình vừa sáng tạo vừa phá hoại. Khi nào quá trình sáng tạo mạnh và lớn hơn phá hoại thì nó phát triển và khi mà phá hoại lớn hơn sáng tạo, năng lượng và tiềm năng để sáng tạo, phát triển thì nó sẽ nổ tung. (xem sách Lịch sử 500 năm của CNTB)
Trong sách Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0. (Nguyễn Đình Huy dịch. NXB Trẻ, chungta.com, 11/03/2008), có những vấn đề về sự thay đổi của CNTB, cần chú ý như sau:
Trong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho công sản một cách thẳng thắn và dứt khoát (Bill McKibben).
Công sản - những tạo phẩm của thiên nhiên và xã hội mà chúng ta cùng thừa kế và có bổn phận giữ gìn cho con cháu - đang bị phong tỏa. Chủ nghĩa tư bản phiên bản 2.0 đã toàn cầu hóa vớt sự thao túng của các Công ty - đang nhanh tay phung phá di sản chung này. Nay Peter Barnes đưa ra một giải pháp: bảo vệ công sản bằng cách trao cho công sản những quyền sở hữu và những thể chế quản lý hữu hiệu. Barnes cho thấy chủ nghĩa tư bản - tựa như một máy tính - hoạt động nhờ một hệ điều hành. Hệ điều hành hiện nay của chủ nghĩa tư bản trao quá nhiều quyền hành cho những Công ty chỉ lo tối đa hóa lợi nhuận xâu xé công sản và phân phát hầu hết lợi nhuận cho một thiểu số rất nhỏ. Còn Chính phủ - trên lý thuyết có nhiệm vụ bảo vệ công sản - lại thường xuyên trở thành công cụ của chính các Công ty đó. Barnes đề nghị một hệ điều hành đã được chỉnh sửa - Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0 - để bảo vệ công sản. Phát kiến lớn nhất của ông chính là quỹ tín thác công sản, một thực thể pháp nhân theo cơ chế thị trường có thẩm quyền hạn chế việc sử dụng các công sản khan hiếm thu tiền thuê và trả cổ tức - dưới hình thức tiền mặt và lợi ích sử dụng - cho tất cả mọi người. Trong tầm nhìn của Barnes, một loạt quỹ tín thác công sản sẽ thể chế hóa các nghĩa vụ của chúng ta đối với các thế hệ tương lai, đồng bào và thiên nhiên. Một khi được hình thành, các quỹ tín thác đó sẽ sử dụng thị trường và quyền sở hữu để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người. Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0 đề ra một giải pháp thực tế cho hệ điều hành đang bị lỗi của chủ nghĩa tư bản hiện nay.
Peter Barnes viết “Chủ nghĩa tư bản có phải là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề khan hiếm hay chính nó lại là vấn đề trung tâm của thời hiện đại? Câu hỏi này có nhiều cấp độ, nhưng dù tìm hiểu cấp độ nào tôi cũng đi đến cùng một kết luận. Mặc dầu thoạt đầu chủ nghĩa tư bản là một giải pháp tuyệt vời nay nó đã trở thành một vấn đề của thời đại chúng ta. Nó đã làm tốt trong thời của nó, nhưng thời thế đã thay đổi.”
“Khác biệt chủ yếu giữa phiên bản 2.0 và phiên bản 3.0 là trong phiên bản 3.0 có thêm một loạt những ảnh mà tôi gọi là khu vực công sản. Thay vì chỉ có một động cơ - tức là khu vực tư nhân do các Công ty thống trị - hệ điều hành kinh tế đã nâng cấp của chúng ta sẽ hoạt động bằng hai động cơ: một động cơ để tối đa hóa lợi nhuận, động cơ kia để bảo tồn và phát huy công hữu. Hai động cơ cùng hoạt động này - gọi là khu vực Công ty và khu vực công sản - sẽ tiếp sức và kiềm chế nhau. Một cái lo cho mặt "tôi" của chúng ta, còn cái kia phụ trách mặt "chúng ta". Khi cân bằng với nhau - và để đặt được sự cân bằng này Chính phủ phải nỗ lực rất nhiều - hai động cơ sẽ làm chúng ta thịnh vượng, an tâm, và hài lòng hơn là khi chỉ có một động cơ hoạt động như hiện nay. Và với hai động cơ cùng hoạt động, Trái đất sẽ không bị tàn phá.”
“Làm thế nào có thể chỉnh đốn cả một hệ thống rộng lớn và phức tạp như chủ nghĩa tư bản? Và làm sao làm điêu đó một cách êm thấm, hạn chế đau đớn và xáo trộn đến mức thấp nhất? Câu trả lời là làm như Bill Gates: nâng cấp hệ điều hành. Khác biệt chủ yếu giữa phiên bản 2.0 và phiên bản 3.0 là trong phiên bản 3.0 có thêm một loạt những ảnh mà tôi gọi là khu vực công sản. Thay vì chỉ có một động cơ - tức là khu vực tư nhân do các Công ty thống trị - hệ điều hành kinh tế đã nâng cấp của chúng ta sẽ hoạt động bằng hai động cơ: một động cơ để tối đa hóa lợi nhuận, động cơ kia để bảo tồn và phát huy công hữu. Hai động cơ cùng hoạt động này - gọi là khu vực Công ty và khu vực công sản - sẽ tiếp sức và kiềm chế nhau. Một cái lo cho mặt "tôi" của chúng ta, còn cái kia phụ trách mặt "chúng ta". Khi cân bằng với nhau - và để đặt được sự cân bằng này Chính phủ phải nỗ lực rất nhiều - hai động cơ sẽ làm chúng ta thịnh vượng, an tâm, và hài lòng hơn là khi chỉ có một động cơ hoạt động như hiện nay. Và với hai động cơ cùng hoạt động, Trái đất sẽ không bị tàn phá. “
“Tôi cũng có ý nghĩ rằng bằng cách chứng tỏ cho các Công ty khác thấy là họ có thể trích trả 1% từ doanh số mà vẫn sống được,. Tôi cho rằng 1% trích trả này cũng giống như một gen biến đổi được thêm vào DNA của chúng ta. Nếu tồn tại được trên thị trường, nó có thể lan rộng. Tại các khóa định hướng cho nhân viên, tôi đã từng nói rằng Công ty của chúng tôi đang tìm cách làm sao cho những gen biết sống trách nhiệm với xã hội trở thành loại gen chủ đạo của doanh nghiệp trong tương lai.”
“Các Công ty chỉ chi phối Chính phủ hầu hết thời gian mà thôi, có lúc họ cũng lơi tay. Vì vậy có thể hình dung ra rằng lần tới khi sự thống trị của các Công ty suy giảm, Chính phủ - thay mặt cho dân thường - sẽ nhanh chóng củng cố công sản Chính phủ giao quyền sở hữu mới cho các quỹ tín thác công sản, xây dựng cơ sở hạ tầng công sản và tạo nên một giai cấp mới gồm các đồng sở hữu chủ đúng nghĩa. Khi các Công ty giành lại sự thống trị về chính trị và chắc chắn sẽ thế, họ không thể phá bỏ hệ thống mới. Công sản giờ đây đã có những cơ chế bảo vệ và các cổ đông, công sản đã đủ vững vàng để trường tồn. Và sẽ đến lúc các Công ty chấp nhận công sản là đối tác làm ăn của mình. Họ nhận thấy mình vẫn có thể kiếm lời, vạch kế hoạch phát triển rộng hơn và thậm chí có khả năng cạnh tranh hơn trên quy mô toàn cầu”. (Nguồn: Nhà xuất bản trẻ)
Như vậy CNTB như CNTB Mỹ chẳng hạn đang đi đến giới hạn của nó. Cần nhắc lại là: “Chủ nghĩa tư bản có phải là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề khan hiếm hay chính nó lại là vấn đề trung tâm của thời hiện đại? Câu hỏi này có nhiều cấp độ, nhưng dù tìm hiểu cấp độ nào tôi cũng đi đến cùng một kết luận. Mặc dầu thoạt đầu chủ nghĩa tư bản là một giải pháp tuyệt vời nay nó đã trở thành một vấn đề của thời đại chúng ta. Nó đã làm tốt trong thời của nó, nhưng thời thế đã thay đổi.”
Theo báo SGGP (10-10-2009), Ngày nay giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang ngày càng nghiêm trọng, ngày càng nhiều người hướng đến CNXH thế kỷ 21 do Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đề xướng. Chỉ sau 20 năm thất bại ở Đông Âu, CNXH đang trải qua một thời kỳ khôi phục ở tầm quốc tế. Điều gì đang xảy ra? Đó là một ánh chớp hiếm hoi lóe lên hay là làn sóng của tương lai? Xin giới thiệu bài của đồng Chủ tịch Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở New York viết riêng cho Báo SGGP, có đoạn như sau.
Chỉ có CNXH mới có thể tạo ra một xã hội mà trong đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác vì lợi ích của cả xã hội. Chỉ có CNXH mới có thể phân chia lợi nhuận công bằng nhằm chăm lo cho từng con người về lương thực, nhà cửa, giáo dục, chăm sóc y tế. Chỉ có CNXH mới có thể mang đến sự bình đẳng giữa các quốc gia, loại bỏ nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và giải trừ vũ khí hủy diệt toàn diện. Và chỉ có CNXH mới có thể thay đổi cách mà chúng ta tác động đến hành tinh của mình và làm đảo chiều mối đe dọa từ những thảm họa sinh học. CNXH rõ ràng ưu việt hơn CNTB vì nó đại diện cho tương lai của nhân loại. Đảng Cộng sản Nam Phi từng khẳng định: “CNXH là tương lai, hãy xây dựng nó”. CNTB đã tiến bộ hơn chính nó trước đây nhưng hiện nay những mâu thuẫn bên trong –giữa sản xuất vì lợi nhuận và nhu cầu phát triển bền vững cho hàng tỷ người trên khắp thế giới - đã tố cáo chính nó là “thùng rác” của lịch sử. Thế giới chúng ta sản xuất đủ lương thực, quần áo và nhà cửa cho từng con người trong xã hội và vẫn tôn trọng phẩm giá và sự sáng tạo của họ. Tại sao chúng ta phải tiếp tục để một nhóm nhỏ những người giàu có nắm giữ sự thịnh vượng do chính những người lao động làm ra trong khi một nửa thế giới sống dưới 2 USD/ngày? Đó là lý do tại sao ở lục địa châu Mỹ đa số người dân đã chọn những chính phủ do những người XHCN lãnh đạo - một sự đảo ngược đầy kịch tính từ cuối thế kỷ 20 khi đa số các quốc gia này từng ủng hộ Mỹ. Trên khắp thế giới, phong trào cách mạng và phong trào XHCN đang phát triển mạnh nhằm xây dựng những xã hội bình đẳng. Nhưng khi nào chúng ta sẽ nhìn thấy sự lớn mạnh của CNXH và nó sẽ như thế nào? Kinh nghiệm phát triển CNXH thế kỷ 21 đã chỉ ra rằng chúng ta sẽ nhìn thấy trong thực tế CNXH có thể giải quyết tốt hơn CNTB những mâu thuẫn mà chúng ta đang đối mặt ngày hôm nay. Sẽ không có những gì gọi là hình mẫu hay con đường nữa mà mỗi quốc gia sẽ phải xây dựng CNXH trên nền tảng lịch sử, văn hóa và nền chính trị của chính quốc gia mình. Thành công (hay thất bại) sẽ giúp hướng dẫn sự phát triển của CNXH và dẫn đến việc chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác. Thứ hai, khi ngày càng nhiều các quốc gia chuyển hướng sang CNXH, sẽ có khả năng sự hợp tác hoặc liên minh kinh tế và thương mại. Điều này sẽ cho phép các quốc gia hiện nay đang sợ bị cô lập vì không hội nhập nền kinh tế thị trường tư bản sẽ điều hành hình thái kinh tế bền vững mới. Và nó sẽ bắt đầu rút ngắn khoảng cách giữa Bắc-Nam, làm xói mòn những nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang. Thứ ba, CNXH thế kỷ 21 sẽ xuất hiện với những thay đổi mới mẻ hơn như sự lãnh đạo của những nhân tố mới nổi lên trong xã hội. Phụ nữ và những người bản địa sẽ đóng vai trò rộng lớn hơn trước đây. Để đạt được thành công và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công (từ CNTB), các cuộc cách mạng XHCN sẽ yêu cầu ngày càng đông các tầng lớp nhân dân tham gia.
Không có một cột mốc cụ thể cho CNXH. Và vẫn còn nhiều trở ngại cần phải vượt qua. Nhưng CNXH tồn tại và chứng minh sự hữu ích và sự bền vững của nó. Tôi tin chắc rằng một hệ thống được xây dựng trên nền tảng vì con người-không vì lợi nhuận sẽ thay thế CNTB. Thậm chí ngay trong “lòng của con hổ”-nước Mỹ cũng đang có mối quan tâm về CNXH và chủ nghĩa Mác. Và có thể cần một thời gian dài hơn để CNXH chiến thắng ở nước Mỹ, chúng ta vẫn quyết tâm thúc đẩy tiến trình này.” ( Việt Trung dịch).
Rõ ràng xu thế và con đường đi lên CNXH đã được mở ra từ cách mạng Tháng Mười Nga, dù hiện nay là thoái trào của CNXH nhưng đồng thời CNXH đang phục hưng ở các nước không chỉ VN, Trung Quốc mà cả ở hàng lọat nước ở châu Mỹ Latinh với trình độ và hình thức khác nhau. Thời đại CNTB đã kết thúc dù CNTB đang tồn tại và vẫn còn mạnh, và còn lâu mới biến mất
Thời đại từ CNTB chuyển sang CNXH đã bắt đầu nhưng còn lâu mới chiến thắng về cơ bản và nhất là toàn thắng Và thời đi này có nhiều thời đoạn hay thời đại nhỏ trong đó.. Có thể từ cách mạng Tháng Mười Nga đến năm 1945 là một thời đọan và từ 1945 đến 1989 là một thời đọan, từ đó đến nay là một thời đoạn nữa. Nhưng tất cả vẫ̉n còn dạo đầu..
Nếu thời kỳ trước đây chủ yếu là chiến tranh và cách mạng thì hiện nay là hòa bình- cải cách. hợp tác và phát triển (tức phát triển thông qua cái khác của nó- thống nhất- kết hợp các mặt đối lập). Nghĩa là từ cách mạng đến cải cách, từ loại trừ sang hợp tác nhưng tính chất thời đại nói chung (thời đại lớn- thời đại lịch sử vẫn không thay đổi). Rồi sẽ đến một thời kỳ mới cải cách- cách mạng và phát triển…. Thường thì sau các cuộc ách matng điển hình thì sau đó là các cuộc cách mạng tiến hóa bằng phương thức cải cách (cách mạng tư sản cho thấy như vậy) . Cho nên không nên tuyệt đối hóa cách mạng hay tuyệt đối hóa cải cách như vẫn thấy có quan niệm và hành động như vậy trong lịch sử và kể cả hiện nay.
Hơn nữa sự thay đổi một số nội dung, hình thức hay tính chất nào đó của thời đại như vậy, và sẽ còn thay đổi nhưng nội dung và xu hướng cơ bản của thời đai lịch sử vẫn còn nguyên, hơn nữa lại vàng ngày càng rõ hơn và thời đại này, đã có thời gian đi qua 80 năm, nhưng chỉ mới bắt đầu thôi.
Thời kỳ Phục Hưng là thời đại phong kiến đã bắt đầu kết thúc và thời dụai TBCB đang hình thành, đến cách mạng Pháp là thắng lợi cơ bản của CNTB, nhưng nó đã nảy sinh, bắt đầu là từ thế kỷ 15. Từ lịch sử cách mạng tư sản và sự hình thành CNTB chúng ta cũng có thế suy nghĩ thấu đáo hơn về cách ạng XHCN, sự hình thành CNXH và thời đại chuyển dần sang chế độ CNXH bắt đầu . Tuy nội dung cụ thế của thời đại này thì hiện nay có nhiều thây đổi so với trước, nhưng xu thế chung là vãn vậy. Từ khủng hoảng tài chính tàn cầu hiện nay, giới trí thức tư sản cũng đã thấy giới hạn của nó như thế nào.
Việc theo con đường của chủ nghĩa Lênin, con đường HCM là con đường “quá độ gián tiếp” hay con đường “quá độ -rút ngắn” lên CNXH từ các nước mà CNTB chưa phát triển hay chưa phát triển cao, dù làm “cách mạng non”,.Lênin cũng đã giải thích việc này, nhưng đó là tình huống mới của thời đại không ngoài dự báo của Mác và Ăngghen..
Trong bài viết, “Triết học Mác với thời đại ngày nay”, Mang Nguyên Chính (Ban nghiên cứu giảng dạy triết học trường Đảng TW ĐCSTQ), cũng đã nhắc lại rằng, theo Mác "Một xã hội dù đã tìm ra được quy luật tự nhiên của sự tự vận động, nhưng vẫn không thể vượt qua và cũng không thể dùng pháp lệnh để thủ tiêu giai đoạn phát triển của tự nhiên. Nhưng nó có thể rút ngắn thời gian và giảm bớt đau khổ”. Khi bàn đến sự phát triển của các nước lạc hậu giống như nước Nga, Mác cho rằng, nếu nắm vừng được "cơ hội tốt nhất mà lịch sử đã tạo cho một dân tộc” thì có thể vượt qua khe núi Capbia tư bản chủ nghĩa, hấp thụ mọi thành quả tích cực mà chủ nghĩa tư bản sáng tạo ra. Trong lịch sử hiện đại hoá, nước Anh nắm vững cơ hội cách mạng kỹ thuật đầu máy hơi nước đã vượt qua nước Pháp, nước Đức nắm vững cơ hội cách mạng kỹ thuật công nghiệp hoá đã vượt qua nước Anh, nước Mỹ nắm vững cơ hội cách mạng kỹ thuật điện lực đã vượt qua Châu Âu. Do đó, nắm vững cơ hội là quy luật chung để các nước phát triển sau phát huy ưu thế hậu phát triển thực hiện phát triển kiểu nhảy vọt.
Người phụ nữ có thể sinh con từ năm 13-14 tuổi, dù biết rằng phải sau 20 tuổi thì chín chắn, hợp lý hơn. Mang thai 9 tháng 10 ngày mới sinh là hợp quy luật và nhưng có thể sinh từ tháng thứ 7, dù như thế thì nuôi vật vả lắm.. Đó là chưa kể ngày nay còn thụ thai qua ống nghiệm. Một bụi tre và cây chuối nó sinh con khí nó còn chưa phải ở giai đoạn đỉnh cao và tàn lụi. CNTB ở giai đoạn CNĐQ thì mới có sự tan rã của chế độ thực dân và khâu yếu nhất của CNTB đã bị chặt. Một loại hình xã hội mới ra đời ở đây (chế độ dân chủ nhân dân hay chế độ dân chủ tư sản kiểu mới, hoặc có khi là “CNXH tập trung và bao cấp”, hay “CNXH thị trường”, “CNXH dân chủ”, “CNXH sinh thái” và trải qua những cải cách để có thể ngày càng đúng quy luật và xu thế của thời đại, mà quá độ, rút ngắn dần dần đi lên CNXH thông qua CNTB nhà nước và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Nếu trong tương lai cách mạng hay cải cách dân chủ mà một nước TBCN phát triển như Pháp, Đức, nhất hay Mỹ, hay gần như thế đi lên CNXH thì giống như cách mạng tư sản Pháp 1789. Đó có thể đúng là bước chuyển căn bản của thời đại mới. Và các mô hình, tiến trình cụ thể mà các dân tộc tiến lên CNXH sẽ đa dạng mà chúng ta khó mà hình dung cụ thể hết được. Nhưng xu hướng đó là tất yếu.
4- CNXH thế kỷ 21, xu hướng hiện thực mới
Tham khải bài viết “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 - Sự trỗi dậy của châu Mỹ Latinh” (SGGP, 08/10/2009) chúng ta thấy gì? Tác giả cho biết: Sau những cơn địa chấn dữ dội về chính trị, dẫn tới sự tan rã của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và khu vực Trung, Đông Âu, các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã triệt để lợi dụng cơ hội này để “thừa gió bẻ măng”. Chúng ra sức khua chiêng gióng trống hòng tống khứ cái “bóng ma chủ nghĩa cộng sản đã từng ám ảnh châu Âu” và không ngừng khuấy động các cuộc bạo loạn về chính trị nhằm xuất khẩu phản cách mạng dưới những ngôn từ lừa mị: “cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung”, “cách mạng màu sắc” – “màu hoa hồng”, “màu da cam”, “màu hoa tuy-líp”, “màu Jeans”… Thế nhưng, cũng chính trong thời điểm ấy, tại khu vực Tây bán cầu đã xuất hiện một “làn sóng đỏ” - thông qua bầu cử dân chủ, các thủ lĩnh của phong trào cánh tả đã nắm chính quyền tại 9 quốc gia từng được mệnh danh là “sân sau” của Mỹ: Brazil, Bolivia, Chile, Venezuela, Argentina, Panama, Paraguay, Nicaragua, Ecuador. Châu Mỹ Latinh vốn là một “tân đại lục” nổi tiếng của cộng đồng 560 triệu cư dân, là “miền đất hứa” có những nguồn lợi thiên nhiên vô cùng phong phú. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, vùng đất Mỹ Latinh có thể bảo đảm cho 1 tỷ người trên trái đất hưởng thụ mức sống cao. Ấy thế mà hàng trăm triệu dân Trung và Nam Mỹ đã phải sống triền miên trong cảnh đói nghèo. Ở Argentina, số địa chủ chỉ với tỷ lệ 1,2% dân số nhưng lại chiếm hơn một nửa ruộng đất canh tác trong cả nước. Tại Mexico, giữa lúc 2 triệu nông dân không có ruộng, thì gần 2.500 chủ đại điền trang chiếm hữu từ 10.000 đến 300.000ha điền địa mỗi người. Chỉ tính trong 2 thập niên (1980-1999), số người nghèo đói ở Mỹ Latinh đã tăng thêm 100 triệu. Tổng số nợ nước ngoài trong khu vực đã vượt lên mức kỷ lục với 850 tỷ USD và số người thất nghiệp đã gia tăng đến hơn 200 triệu. Có thể nói nạn đói nghèo, thất nghiệp, nợ nước ngoài, tham nhũng và khủng hoảng xã hội là những căn bệnh kinh niên của miền đất hứa này.
Giương cao ngọn cờ đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết thoát khỏi vòng kiềm tỏa của cái gọi là “chủ nghĩa tự do mới” do Mỹ áp đặt, những lãnh tụ có uy tín của phong trào cánh tả như Daniel Ortega (Nicaragua), Lula da Silva (Brazil), Hugo Chavez (Venezuela), Evo Morales (Bolivia), Rafael Correa (Ecuador)…, đã và đang tìm tòi xây dựng những mô hình mới thích ứng với sự nghiệp đấu tranh “giành chính quyền trong thế kỷ 21”, nhằm mục tiêu tiến tới “xây dựng nền dân chủ toàn diện”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu mới”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội Simon Bolivar”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”…Cao trào đấu tranh hướng tới “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của nhân dân lục địa châu Mỹ Latinh hiện nay là nhằm giải quyết vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong trào cánh tả đang lên tại lục địa châu Mỹ Latinh, chính là sự hợp lưu của các dòng chảy được khơi nguồn từ Đảng Lao động Brazil, Đảng Xã hội Chile, Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino, Đảng Phong trào nền cộng hòa thứ năm của Venezuela, Đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội của ông Evo Morales ở Bolivia… Nguồn lực và sức mạnh của những dòng chảy ấy, đã được khơi dậy từ trong tình cảm cách mạng và ý chí quật khởi của các tầng lớp nhân dân.
Được sự ủng hộ mạnh mẽ của quảng đại quần chúng thông qua lá phiếu bầu cử tổng thống, những nhân vật nổi tiếng của phong trào cánh tả đã đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị. Với sự đóng góp đắc lực kể cả nhân lực, vật lực và tài lực của quần chúng, các chính phủ của phong trào cánh tả đã tiến hành được những cải cách về thể chế, quốc hữu hóa những ngành kinh tế trụ cột (như ngành dầu khí), giải quyết những vấn đề quan trọng như: xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, xây dựng thêm trường học, cải thiện dịch vụ y tế… Một nhân tố khác góp phần quyết định sự thắng lợi của các lực lượng cánh tả ở lục địa châu Mỹ Latinh, đó là sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân trong khu vực. Ở Venezuela, Đảng Cộng sản kiên định ủng hộ các phong trào đấu tranh của các lực lượng cánh tả suốt 10 năm qua. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2006, Đảng Cộng sản đã góp gần nửa triệu phiếu bầu cho Tổng thống Hugo Chavez. Quốc hội và Chính phủ Venezuela hiện nay có một bộ trưởng và 6 nghị sĩ là đảng viên Cộng sản…Theo dõi những cuộc bầu cử ở lục địa châu Mỹ Latinh trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy rõ các lực lượng đối lập chiếm khoảng 40% tỷ lệ phiếu bầu. Điều quan trọng là, sau khi giành được chính quyền bằng con đường nghị trường, các thế lực cách mạng phải tổ chức thực thi quyền lực trong hành lang pháp lý, điều kiện thể chế chính trị và cơ sở kinh tế-xã hội của chế độ tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” sẽ diễn ra phức tạp trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Những vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và khủng hoảng kinh tế-xã hội đã tồn đọng qua nhiều năm tháng, các tầng lớp nhân dân khao khát mong đợi sớm được giải quyết, sẽ tạo thành áp lực lớn đối với các chính phủ đang cầm quyền. Đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ.
Nhằm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, các nhà lãnh đạo cánh tả ở châu Mỹ Latinh đã đề ra nhiều quyết sách quan trọng. Thành lập một chính đảng tiền phong “rộng lớn nhất, dân chủ nhất và cách mạng nhất” để lãnh đạo đất nước. Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela hai năm trước đây, do Tổng thống Hugo Chavez làm Chủ tịch, là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn lao.Đảng tự xác định là chính đảng xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì lợi ích của giai cấp lao động và của dân tộc, lấy tư tưởng Các Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, X. Bôliva làm kim chỉ nam hoạt động. Đảng cũng tự khẳng định nhiệm vụ của mình là “rèn luyện đạo đức cách mạng, phê bình và tự phê bình, áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, chống nguy cơ quan liêu, xa rời thực tiễn và độc đoán, chuyên quyền”Tiến hành sửa đổi hiến pháp và thực hiện các biện pháp hiến định phù hợp để cải tạo bộ máy Nhà nước tư sản, nhằm tạo ra hàng loạt các chính sách vĩ mô về quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế như: đẩy mạnh việc quốc hữu hóa các ngành dầu khí, điện lực, viễn thông… Ưu tiên dành vốn đầu tư cho các chương trình xã hội, chống đói nghèo. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, biến quân đội thành công cụ chính trị và quân sự của Đảng để bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng. Củng cố sự đoàn kết và mở rộng mối quan hệ hợp tác và liên kết giữa những chính phủ cánh tả với các nước trong khu vực lục địa châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribe – đặc biệt là với Cuba, tạo thành sức mạnh tổng hợp giành lại chủ quyền về kinh tế. cùng với sự toàn thắng của cách mạng Cuba, những thắng lợi vang dội của phong trào cánh tả ở lục địa châu Mỹ Latinh trong thời gian qua đã đập tan “thuyết định mệnh địa lý” vẫn đầu độc nhân dân châu Mỹ Latinh. Nó còn là một bằng chứng sinh động xác minh rằng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không có nghĩa là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết cách mạng và khoa học. Nó cũng khẳng định tính đúng đắn và sức sống vĩ đại của học thuyết Mác (Trần Hữu Phước). Tổng thống
Ngày 17-10- 2009, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 của Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA) đang diễn ra tại Cochabamba, Bolivia, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đề nghị khối này đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ông H.Chavez đưa ra đề xuất trên bởi vì hiện tại Cuba đang theo con đường xã hội chủ nghĩa, Ecuador đang đẩy mạnh cuộc Cách mạng Công dân, Venezuela đang tiến hành cuộc cách mạng theo tư tưởng của nhà cách mạng Bolivar và Nicaragua cũng theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa. ALBA chủ trương bảo vệ quyền của Mẹ Trái đất, bảo vệ quyền của nhân dân và đề xuất một mô hình phát triển nhân đạo, với công bằng xã hội, bình đẳng và tự do, đó là chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, theo Tổng thống H.Chavez, cụm từ “xã hội chủ nghĩa” chưa xuất hiện trong bất cứ văn kiện nào của ALBA (Venezuela đề xuất ALBA nên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (SGGP,19/10/2009)
Không thể hiểu sai CNXH của Mác. Chẳng hạn, trong một bài viết về Minh triết của Hoàng Ngọc Hiến có đoạn như sau: “Tôi có đọc một công trình lý luận tác giả viết những trang rất hay về vấn đề tư hữu. Nhưng vấn đề chỉ sáng bừng lên khi tôi đọc dến câu của Balzac được tác giả, trích dẫn: “Người mà không có gì là kẻ không ra gì”. Câu của Balzac là minh triết. Mác đã viết những trang cứ liệu uyên bác, lập luận đanh thép để đi đến một kết luận quyết liệt: bãi bỏ tư hữu. Giá như Mác có thêm được minh triết của Balzac chắc chắn ông suy nghĩ khác và học thuyết của ông không phải là chủ nghĩa Mác như chúng ta biết.” (Chungta. Com, 10-9-2009).
Qua đoạn văn này với câu này chứng tỏ tác giả không hiểu đúng về chủ nghĩa Mác ở một trong những luận điểm quan trọng nhất của nó. Ta biết trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, các ông nói công thức duy nhất của CNCS là “xóa bỏ chế độ tư hữu”, với tư cách là MỘT CHẾ ĐỘ (chế độ kinh tế và chế độ chính trị bảo vệ chế độ kinh tế đó) chứ không phải là “bãi bỏ tư hữu”, chỉ như một hiện tượng, một hình thức của nó. Không thể diễn đạt nôm na hay giản đơn làm sai lệch hẵn bản chất vấn đề như thế, vì nó sẽ làm sai lạc bản chất của chủ nghĩa Mác với tư cách là một khoa học. Đó là thứ nhất.
Thứ hai, không phải chế độ tư hữu nói chung hay tư hữu cá thể mà là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, dùng để bóc lột và áp bức giai cấp công nhân và nhân dân lao động chứ không phải sở hửu tư nhân, cá thể và sở hưu cá nhân nói chung. Công thức xóa bảo chế độ tư hữu, sỡ dĩ trong Tuyên ngôn chỉ nói như vậy vì Mác và Ăngghen đang phân tích sứ mệnh lịch sử cũa chủ nghĩa tư bản. Và các chế độ tư hữu trước đó đã bị CNTB phủ dịnh rồi.
Để tránh hiểu lầm, về sau chính Mác đã giải thích rằng xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN nhưng phủ định này (xóa bỏ theo nghĩa biện chứng nghĩa là có kế thừa, và tự nó phủ định từ bên trong chính nó) là quay trỏ lại trên một nền tảng mới cao hơn, tức quay lại chế độ sỡ hữu cá nhân người lao động trong một thể liên hiệp (tập thể/ cộng đồng) tự do của con người mà hình tháì ngày nay dễ thấy nhất là kinh tế cổ phần văn minh, là một ví dụ về tính tất yếu ấy.
Thứ ba là, Khi nói xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là nói tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Nghĩa là còn tư hữu công cụ sản xuất không chủ yếu và vẫn còn duy trì tư hữu về sản phẩm tiêu dùng. Như vậy trong CNCS vẫn duy trì một phần “tư hữu” nào đó phù hợp với bản chất của con người- con người là một thực thể có sở hữu. Nên Balzac mới nói “Người mà không có gì là kẻ không ra gì”! Đây là cấu nói hết sức sâu sắc!
Cũng phải nó thêm rằng đến CNCS thật sự thì trí tuệ là công cụ và sức sản xuất chủ yếu gắn với các công nghệ trí tuệ là chế độ sở hữu của người lao động và cũng là sở hữư của xã hội. Và tài sản của con người ngoài sản phẩm vật chất cìn là sản phẩm tinh thần và các giá trị nhân phẩm khác. Cần hiểu đúng câu nói minh triết của Balzac :“Người mà không có gì là kẻ không ra gì” theo nghĩa rộng và nhìn nhận theo quan điểm lịch sử. Nếu không hóa ra giai cấp công nhân khi không có tư liêu sản xuất là hoàn toàn không ra gì?!
Xóa bỏ́ chế độ tư hữu TBCN không phải là “vô sản hóa”, như có khi vẫn bị hiểu một cách giản đơn tiểu tư sản.
Thứ tư là, trong thời kỳ quá độ lên CNXH (ở những nước kém phát triển), thì sỡ hữu tư nhân về TLSX thì còn chiếm tỉ trọng lớn và còn tất yếu, có vị thế (trên một mức độ nhất định) cùng với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu- tức kinh tế nhà nước (dù kinh té nhà nước có ưu thế hơn, hay là chủ đạo?), tạo nên nền tảng của xã hội quá độ này. Nhưng sang giai đoạn CSCN thì nền tảng là chế độ công hữu về TLSX chủ yếu, nhưng trong hình thái gần giống như kinh tế cổ phần hiện nay.
Ít ra hiểu như vậy mới đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác sáng tạo khi nói về “xóa bỏ chế độ tư hữu”. Nhưng trong thực tế khi chủ trương tiển lên CNXH từ các nước kém phát triển, trình độ tiểu nông và tiểu tư sản, pha sắc mày phong kiến nên vùa duy ý chím nóng vội vừa hiểu giản đơn, ngây thơ, thô thiển, giáo điều, náy móc và áp đặt mù quáng về công thức xóa bỏ chế độ tư hữu, là một chuyện khác. Tức họ đã biến CNCS khoa học của Mác và Ăng nghen thành CNXH tiểu tư sản- nửa phong kiến đầy vẻ không tưởng mà thực ra các nhà kinh điển đã phân tích, cảnh báo từ trong tác phẩm của mình và cùng với chuyển biến của thực tiển đã có sự điều chỉnh, bổ sung nhận thức (nhất là với Ăngghen).
Thứ năm là, chính Mác cũng đã cảnh báo rằng, khi một chế độ kinh tế còn có lý do tất yếu của sự tồn tại thì không thể dùng mệnh lệnh hành chính mà xóa bỏ được nó, cùng lằm là có thể rút ngắn quá trình đau đẻ của nó mà thôi.
Chủ nghĩa Mác đánh giá rất cao vai trò chế độ tư hữu trong lịch sử và nhất là chế độ tư hữu TBCN, nhưng cũng không vạch ra hệ quả tai hại rất lớn của nó. Nhưng là bằng nhãn quan khoa học chứ không phải bằng nhãn quan/ tinh thần đạo đức.
Đáng tiếc nhà quyết sách lại hay quên những điều này, nhất là khi bị chủ nghĩa giáo điều và bệnh duy ý chí, nóng vội chi phối.
Đúng là khi thực thi chủ nghĩa Mác, chúng ta không chỉ thiếu hiểu biết lý uận ở tầm khoa học mà còn đã bỏ/ ít biêt dùng quan minh triết phương Đông. Bởi vì (theo Hoàng Ngọc Hiến) “Trong minh triết Đông Á, cách làm “vô vi” quán xuyến từ việc giáo dục đạo đức đến việc trị dân. Trong quan niệm của Mạnh tử (xem Mạnh tử, II, A,2) muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên và đạo đức cho ai đó thì “đừng có hấp tấp, cầu cho mau xong… mà nong sức trưởng thành…” [H.N.H.tô đậm], đừng có làm như người nước Tống kia “lo lắng đám mạ của mình chẳng lớn bèn lấy tay mà nhổm lên từng cọng”. “Không hấp tấp nong sức trưởng thành…” cũng như “nhổ cỏ mọc xen đám mạ” để mạ tự mọc lên, đó chính là vô vi.”
CNXH hay CNCS không phài “ngõ cụt lịch sử” như ai đó với cái nhìn thiển cận đã nói. Khi cho rằng “Giữa thế kỷ XIX, khi nhận ra "Mỗi lỗ chân lông chủ nghĩa tư bản đều ứa máu vô sản", K. Marx và Engels đề xuất chủ nghĩa cộng sản, mong đem lại công bằng xã hội, cứu rỗi triệu triệu chúng sinh bị đày đọa. Nhưng rồi, sau 70 năm thực hành "chủ nghĩa xã hội hiện thực", chứng kiến những tội ác mà nhiều chế độ cộng sản gây cho con người cùng sự suy sụp của những nền kinh tế phi tư hữu, đại đa số nhân loại đã thất vọng về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng hôm nay, trước cuộc khủng hoàng tài chình toàn cầu do chủ nghĩa tư bản gây nên, dường như nhiều người lại quay về mong tìm thuốc chữa ở chủ nghĩa cộng sản? Nhưng đấy không phải sáng suốt mà phản ánh sự lúng túng, bất lực, cho thấy trí tuệ nhân loại đã tới chỗ khốn cùng !”(!?).
Chúng tôi muốn nhắc lại: Cách nêu vấn đề như vậy chứng tỏ không hiểu/ hay hiểu một cách giản đơn, chỉ nhìn hời hợt ở bên ngoài, không thâm nhập vào lôgích và lịch sử của chủ nghĩa Mác và lôgích và lịch sử của CNTB và loài người.
5- Định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
Tôi nhất trí cơ bản với nhận định của nguyên TBT Lê Khả Phiêu (SGGP, 14-10-2009) “Ngày nay sự nghiệp mới của Đảng ta là sự nghiệp yêu nước và cách mạng phù hợp với tính chất của thời đại: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
…Chúng ta đã hoàn thành được sự nghiệp giải phóng dân tộc, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, bỏ qua sự phát triển chế độ tư bản ở nước ta, thực hiện thắng lợi chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, đang ráo riết thực hiện chặng đường thứ hai từ 1996 đến 2020 cơ bản xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đúng với định hướng xã hội chủ nghĩa. Nắm vững tính chất của thời đại, đi đúng con đường của thời đại, nhất định từ 2020 đến khoảng nửa thế kỷ 21 chúng ta sẽ vững bước xây dựng một nước Việt Nam công nghiệp, hiện đại, xã hội chủ nghĩa. Trên các nền tảng ấy, hướng tới tương lai đẹp đẽ ấy mà Đảng ta tiến hành dân vận.
Chúng ta tràn đầy hy vọng ở tương lai vô cùng tươi sáng vào những năm giữa thế kỷ 21: Xây dựng thành công một nước Việt Nam công nghiệp, hiện đại, xã hội chủ nghĩa.” Có lẽ, theo tôi, CNXH ở VN thật sự tương đối hoàn chỉnh phải ở nửa cuối thế kỷ 21. ( Về lý luận và tổng kết thực tiễn của CNXH, xem thêm, Nguyễn Ngọc Long, chủ biên, Chủ nghĩa Mác Lênin, với việc vận mệnh và tương lai của CNXH hiện thực, 2009)
Bạn đọc viết: “Kinh tế thị trường “định hướng XHCN” do cụ Phú Trọng sáng tạo, được hoan nghênh (trong bối cảnh lo lắng chệch hướng”, nhờ vậy cụ Phú Trọng có vị thế vững chắc. Chẳng ai dám “bàn thêm” về cái định hướng này, cho đến khi một Hội Nghị (9-2009) đòi hỏi làm rõ nó là cái gì “. “Hầu hết các nhà khoa học đều đòi hỏi làm rõ khái niệm "định hướng XHCN" được gắn với "nền kinh tế thị trường". Nó là cái gì, nội hàm ra sao? Tôi đang chờ kết quả thảo luận. Không phải trước đó người ta ít giải thích về khái niệm này, nhưng rõ rằng là người nghe chưa thông. Điều buồn là chưa thông nhưng phải im lặng trước các vị có học hàm, lại có cả quyền lực”
Hoặc “Có người bảo kinh tế thị trường định hưóng XHCN là thành tựu về lý luận của chúng ta, nhưng một hội nghị rất gần đây lại cho rằng nó không rõ nghĩa”.
Rõ ràng ngay nay chúng ta thấy có nền kinh tế thị trường TBCN và kinh tế thị trường XHCN. Nói nền kinh tế thị trường định hương XHCN là đúng với hoàn cảnh và trình độ phát triển của VN . Có thể từ nền kinh tế thị trướng định hướng XHCN lên nền kinh tế thị trường XHCN. Nói định hướng là vừa nói xu hướng vừa nói chủ động tạo lập theo xu hướng đó. Cần thấy tính tương dối của khái niệm này. Nó chỉ trạng thái quá độ mà CNXH còn ở phía trước vì nền kinh tế xã hội của chúng ta còn thấp. Chúng ta chưa trực tiếp tạo lập nền kinh tế thị trường XHCN.
Vấn đề này đã thảo luận nhiêu lần và không phải mọi điều rõ ràng ngày nhưng xu hướng và khái niệm ấy là đúng. Với một khái niệm mới, phản ánh xu hướng và các mặt nhiều chiều củ cuộc sống và có mặt chưa rõ là bình hướng và không nên đơn giản hóa kiểu 1vơi 1 là 2.
Bản thân nền kinh tế thị trường và nền kinh tế hiện sạu ngày càng phát triển thì tự nó vừa tạo nên tiền đề vật chất cho CNXH tuy nó có thể mang hình thái TBCN. Đồng thời từ phân tích xu hương và mục tiêu phát triển trong thời đại ngày nay gắn với tiến trình hóa bình, dân chủ, dân giàu nước mạnh, công bằng, văn minh… và tiến bộ xã hội thì đường lối, luật pháp, thể chế và hoạt động thực tiễn mà định hướng, định hình từng bước, từng yếu tố, từng trình độ CNXH.
Nội dung định hướng ngoài mục tiêu mà như đã nói trên, các mục tiêu này các nước tư bản phát triển cũa từng bước tạo nên và đạt tới, là phát triển lực lượing sản xuất, theo hướng hiện đại tiến tới kinh tế tri thức, kinh tế sinh thái, là tại nên nền kinh tế đa sở hữu (tùy từng thời kỳ mà sỡ hữu nào chiếm ưu thế và hiệu quả hơn, nhưng khuynh hướng chuing là sỡ hữu xã hội, nhất là hình tahi1 cổ phần), thực hiện phân phối vừa theo lao độ̀ng vừa theo vốn đầu tư, thưc hiện an sinh xã hội, với chế độ phúc lợi ngày càng công bằng, hợp lý hơn và thực thi nền dân chủ tàin diện sâu rộng trong đó toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự nhằm phát triển nền dân chủ cả bên trên và bên dưới. Con người tự do phát triển và ngày càng hạnh phúc, xã hội ngày càng đồng thuận, đoàn kết, hài hòa, trong môi trường văn hóa và môi trường sinh thái anh lành, tóm lại là phát triển nhân văn, bền vững.
Phát triển các doanh nghiệp cả doanh nghiệp tư nhân và nhà nước thì định hướng XHCN là vừa phải có lợi nhuận vừa phải bảo vệ môi trường vừa phải có trách nhiên xã hội dân sinh. Doanh nghiệ5p làm không có lợi nhuận thì khó là doanh nghiệp, chứ chưa nói gì là XHCN, nhưng nếu cưó nhuận mà xa lánh và bất chấp trách nhiệm xã hội, thì cũng không thể là XHCN. XHCN nói ở đây là phạm trù lịch sử với mức độ nội hàm theo từng giai đoạn của nó. CNXH là một xã hội quá độ, theo Mác – Ăngghen, để sau đó có CNCS, tức trình độ cao, chín muồi của hình thái mới thay thế hình thái xã hội TBCN. Có lẽ CNXH, ngay từ CNTB phát triển nhất thì cũng phải qua một thập kỷ mới đến CNCS (như tiêu chí dự kiến tring phân tích mang tính dự báo của Mác- Ăng ghen trong Tuyên ngôn của Đảng cộing sản và Các nguyên lý của CNCS và hiện thức của CNTHĐ đang thể hiện).
Ngày nay các nước như ĐCS Pháp hay nói là CNXH là vượt qua CNTB, ít dùng từ xóa bỏ CNTB, hay cải biến CNTB. Thực ra thì CNXH là tiếp tục CNTB và phủ định/ vượt qua CNTB. Cụ Phạm Văn Đồng cũng có lần nó đại ý như vậy. Trong “Thế giới ngày nay và phương thức tiến lên CNXH ở nước ta” chúng tôi đã phân tích vấn đề này.
Một nước tiền tư bản hay tư bản trung bình thì trong thời đại ngày nay khi đảng của gia cấp công nhân nắm được chính quyền có thể cải cách xã hội / hay cách mạng theo hướng tiến lên CNXH thông qua và bằng các hình thức CNTB nhà nước, hội nhập quốc tế, tiếp thu các thành tụu văn minh của thế giới để dân dân
Trao đổi tiếp với bạn đọc trong phạm vi hiểu biết hiện nay của tôi, và thông tin nghiên cứu mình có được, nhưng chắc khó đáp ứng đươc như cầu nhận thức mới, sôi động, nhiều chiều hiện nay. Tôi nghĩ, mỗi người phải tự tìm hiểu lấy là chính, nhất là những cái đã có sách vở. Đúng hơn chỉ cần làm rõ những cái chưa có sách, do thực tế đặt ra, đặt lại vấn đề hay là .không đồng ý với sách, những công trình khoa học với các bài đã viết hay lý thuyết, nhận thức hiện hành…
Những vấn đề bạn đọc nêu lên, tuy cụ thể nhưng đều là những vấn đề nhạy cảm, lớn và khó cả, nhất là nhìn ở bề sâu của nó. Dù không mới và nhiều nhà nghiên cứu cũng đã lý giải nhiều hay ít, nông hay sâu tuy nhiên gắn với thời điểm hiện nay thì thảo luận thẳng thắn nó cũng cần thiết..Cuộc tranh luận sẽ còn dài. Và tôi không hy vọng một mình tôi và có thể làm rõ tất cả trong bài viết ngắn này. Hơn nữa chỉ muốn cung cấp một cách tiếp cận, cung cấp thêm thông tin mới, hơn là tìm một đáp án cụ thể. Xin mạnh dạn trao đổi và mong nhận được chỉ giáo của bạn đọc.
Tôi rất hân hạnh được hầu bạn đọc tiếp tục mấy vấn đề như sau (xoay quanh chủ đề lớn: chủ nghĩa Mác- Lênin và CNXH):
1- "Chủ nghĩa Mác-Lênin" là gì cơ. Phải biết nó là gì rồi mới trung thành được chứ.
Có lẽ nào, người phản biện, nhận xét về nó lại không hiểu sơ đẳng về nó hay sao? Tôi tin nêu được vấn đề là đã hiểu vấn đề.
Bạn đọc viết: “Chủ nghĩa Mác thêm chữ Lênin là do cụ Stalin đặt ra và Quốc tế 3 phải dùng (có Đảng ta). Thời Ănghen, cụ này chỉ gọi là "chủ nghĩa Mác" thôi. Ănghen mất, có hai phái trong phong trào các ĐCS: Phái Stalin và phái "không Stalin". Phái đầu coi Ănghen là nhân vật số 3 (không ai dại gì mà coi thường vị lãnh tụ này, chỉ có điều họ loại ông ra khỏi "chủ nghĩa"; vậy thôi), còn phái thứ hai coi Ănghen là nhân vật số 2, ngay sau Mác. Có đảng nói "chủ nghĩa Mác-Ănghen". Một phái thất bại, mất chính quyền; một phái thành công. Xin làm rõ nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa của các đảng xã hội cánh tả, coi Mác và Ănghen sáng lập chủ nghĩa”.
“Thực hiện chủ nghĩa Mác-Lênin thì không ai hơn cụ Stalin - là người sáng tạo cái tên cho chủ nghĩa này. Còn ai hiểu nội hàm khái niệm bằng chính người sáng tạo ra nó? Còn ai đáng tin hơn khi chính Stalin toàn quyền thực hiện một chủ nghĩa do chính cụ đặt tên và xác định nội dung? Ấy thế mà, sau khi cụ Stalin mất, những người hậu sinh lại bảo: Cái gọi là CNXH ở Liên Xô không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin. Thế là thế nào?”
Xin có mấy ý kiến như sau:
Ănghen thừa nhận công lao chính sáng tạo học thuyết của các ông chủ yếu là công lao của Mác, người khởi xướng nên gọi là chủ nghĩa Mác. Nhưng chúng ta thấy rằng Ăngghen đã là đồng tác giả và có những đóng góp sáng tạo, bổ sung thêm (Biện chứng tự nhiên, những bổ sung sau Mác mất về con đường và phương thức dân chủ tiến lên CNXH…) nên có thể gọi là chủ nghĩa Mác- Ăngghen..Học thuyết các ông phù hợp trực tiếp cho các nước đã qua CNTB và phát triển cao khi thực hiện cách mạng XHCN, tất nhiên phải luôn được đỏi mới về lý luận
Chủ nghĩa Mác- Lênin, cách ghép này là hợp lý (dù là ai đưa ra). Người ta cũng đã từng ghép chủ nghĩa Mác- Frớt, chủ nghĩa Mác – Hiện sinh. Lênin sáng tạo nên những luận điểm cho con đườing cách mạng tiến lên CNXH ở các nước CNTB chưa phát triển, kể các các nước thuộc điạ của chủ nghĩa thực dân.. Tuy nhiên, chính Mác và Ăngghen đã có gợi ý khi nghiên cứu tình hình và công xã Ân Độ, công xã ở Nga, rằng có thể quá độ lên CNXH phi tư bản (tức không qua chế độ/ hình thái kinh tế TBCN). Tuy nhiên, có không ít khi khái niệm “phi tư bản” này bị hiểu sai nên mới có CNCS thời chiến và sau đó là NEP, hay Đổi mới ở VN, Cải cách ở Trung Quốc hiện nay vậy..Tất nhiên, còn do hoàn cảnh lịch sử nữa.
Stalin dù có những sai lầm như thế nào chăng nữa, nhưng chúng ta không nên định kiến rằng cái gì ở Stalin cũng sai cũng hỏng cả. Bác Hồ và Đảng ta không phủ định sạch trơn công lao của Staln.
Thực hiện một chủ nghĩa thường bị biến thiên đi nhiều, không mấy có nguyên xi đâu. Vấn đề chỉ là ở hướng của nó, tinh thần của nó. Còn thực hiện cụ thể phải vận dụng tuy thời, tùy tình hình cụ thể. Đó là chứ kể biên thiên qua lăng kinh nhân cách, kinh nghiệm của lãnh tụ- người chỉ đạo nó (đó là chưa kể nói một đường làm một nẻo). Chúng ta thấy những khác biệt về quan niệm và nhân cách nào đó giữa Lênin và Stalin (qua Thư gửi đại hội của Lênin). Ta cũng thấy Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đều nói theo chủ nghĩa Mác- Lênin nhưng khác nhau lón đến mức nào! Ta cũng biết HCM nói về chủ nghĩa Lênin ra sao. Rõ ràng trong nền tảng chủ nghĩa Mác nhưng Lênin có có sáng tại mới. HCM cũng vậy. Có thể gọi là “chủ nghĩa Mác - Lê –Hồ” nhưng Đảng ta gọi là chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng HCM.
Đánh giá một chủ nghĩa trong quá trình vận động của nó trên lý thuyết đã không dễ, còn trên góc độ thực tiễn lại càng phức tạp hơn. Nó đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học học, lý luận khoa học, tư tưởng và cả về lịc sử, thực tiễn, không nên giản đơn hóa vấn đề (càng đơn giản hóa cáng xa thực tế và xa chân lý) và ngẩu hứng.
Sẽ là không đúng, lệch lạc và nông cạn, hay chưa nghiên cứu kỹ Lênin, chủ nghĩa Lênin, “chủ nghĩa Stalin”, khi suy nghĩ như sau: ““Thực hiện chủ nghĩa Mác-Lênin thì không ai hơn cụ Stalin - là người sáng tạo cái tên cho chủ nghĩa này. Còn ai hiểu nội hàm khái niệm bằng chính người sáng tạo ra nó? Còn ai đáng tin hơn khi chính Stalin toàn quyền thực hiện một chủ nghĩa do chính cụ đặt tên và xác định nội dung?”.
“Chủ nghĩa Mác thêm chữ Lênin là do cụ Stalin đặt ra và quốc tế 3 phải dùng (có Đảng ta)”.
“Một phái thất bại, mất chính quyền; một phái thành công. Xin làm rõ nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa của các đảng xã hội cánh tả, coi Mác và Ănghen sáng lập chủ nghĩa”.
Quan niệm nói trên rõ ràng là không hiểu thấu đáo chủ nghĩa Lênin và có ý coi thường nó và nhập cục nó với “chủ nghĩa Stalin”, hay những sự kiện phi mácxít trươc đây.
Đâu chỉ phái Stalin là thất bại mà không có thành công, đặc biệt trong tư duy thời kỳ đổi mới. Hay phái cánh tả dân chủ xã hội lại không có thất bại. Các vị hay nghiên cứu kỹ lịch sử các đảng xã hội cánh tả sẽ thấy, ngay cả Thụy Điên cũng có lầm mất chính quyền .Và ngay trường phái này những hình thức khá phức tạp, không ít lần phá sản, lại phục hồi..
Học thuyết nào trong quá trình phát triển cũng nảy sinh nhiều phái và cũng khó tránh khỏi khủng hoảng ở mức độ nào đó và có những phát triển mới, cải biến cội nguồn, thậm chí khác với cội nguồn ở điểm này điểm nọ.. Nhưng phải phân tích kỹ thất bại và thành công.. Chủ nghĩa Mác, nộị dung cột lõi là CHXH/ CNCS khoa học cũng như vậy. Nhưng qua mỗi lần như vậy ta thấy chủ nghĩa Mác lại phát triển đa dạng hơn và vượt lên trình độ mới, loại bỏ nhận thức sai/ hay đã lạc hậu.
Đảng ta đang tổng kết đánh giá lại nhận thức về CNXH và phương thức tiến lên CNXH trong thời kỳ đổi mới với hoàn cảnh mới của thế giới ngày nay và chắc sẽ có những thay đổi nhất định nào đó, tạo nên đột phá tư duy lý luận. Nhưng tất cả cũng mới bắt đầu.
Ta phải biết và làm rõ những gì ở chủ nghĩa Mác Lênin là bền vững, tức vẫn mãi còn giá trị, cái gì lịch sử đã vượt qua, cái gì không đúng ngay lúc đó, cái gì còn thiếu, và cái gì ta nhận thức sai, cái gì cần thay đổi và bổ sung, phát triển…Chúng ta đang ở đâu trên con đường tiến hóa?.
Do vậy nghiên cứu phải hiểu rõ bối cảnh của các tác phẩm và luận diểnm của các nhà kinh điển, nắm rõ thực chất của từng luận điểm trong mối liên hê với các luận điểm khác, hoặc luận điểm đó trong hàn cảnh khác, trong hệ thống của nó, thấy cho được sự phát triển sáng tạo của chúng trong quá trình đấu tranh tư tưởng lý luận và tổng kết thực tiễn mới (xem thêm Doãn Chính và Đinh Ngọc Thạch, Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác, - Ph. Ăngghen,V.I.Lênin, tái bản, Nxb. Chính trị quốc gia, 2008; Trần Thị Kim Cúc, Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009.).
Chính Hồ Chí Minh (HCM) đã nhận thúc và về về chủ nghĩa Mác – Lênin, có thể tóm tắt (thành 10 điểm) như sau:
(1) Lúc đầu là chủ nghĩa yêu nước, dần dần HCM đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản và tán thành quốc tế 3.
(2) Mọi người có thể cần nghiên cứu một chủ nghĩa riêng, Rằng Bác Hồ nói, Người nghiên cứu chủ nghĩa Mác (tất nhiên gồm cả Ăngghen, hai 6ng là một).
(3) Chủ nghĩa xây dựng trên cơ sở lịch sử nào, chấu Âu, nhưng châu A6iu chưa phải là toàn thế giới. Cần xem xé lại và cần cũng cố cơ sở lịch sử của nó bằng dân tộc học phương Đông.
(4) Chủ nghĩa Lênin là cách mạng nhất, triệt để nhất. Rằng cách mạng giải phóng dân tịc ngày này phải gắn với cách vô sản mới thành công.
(5) Đảng phải nắm lấy chủ nghĩa cho vững, chủ nghĩa đó là chủ nghĩa Mác -Lênin.
(6) Nghiên cứu, học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin chủ yếu là năm lấy lập trường, quan điểm và phương pháp của nó để làm công tác cách mạng cho tốt Phải gắn lý luận với thực tiễn. Và lý luận là từ tổng kết thực tiễn.
(Một trong những câu nguyên văn của HCM là: “Trong khi nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận, đã nhiều lần đồng chí Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động… Phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi” . Do vậy, theo Người, “học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình… Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn”, chứ không phải “học thuộc lòng”, “học để trang sức”)
(7) Nắm phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin là phương pháp xử lý công việc, biết sống với nhau có lý có tình.. Rằng Dĩ bất biến ứng vạn biến. Rằng phải chống cả bệnh tả khuynh và hữu khuynh, chống giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa.
(8) Đảng ta trung thành/ kiên định đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng Tháng Mười Nga, một cách sáng tạo, phù hợp với hành cảnh nước mình, và tình hình thế giới từng khi từng lúc.
(9) Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng, chủ nghĩa Tam dân Tôn Dật tiên phù hợp gần gũi với VN, tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng bác ái (Người cũng trí tương tự như vậy về đao Phật với lòng từ bị hỉ xả)… Các vị này đều có cái chung là lòng thương yêu nhân loại và muốn cúu giúp nhân loại khổ đau, đạt tới hạnh phúc.. (chủ nghĩa nhân đạo). Hồ Chí Minh tự nhận là học trò nhỏ của các vị ấy.
(Nguyên văn là: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy”)
(10) Và cuối cùng trong Di chúc Hồ Chí Minh vẫn tâm niệm là Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác -Lênin làm nền tảng tư tưởng và việc kh6i phục phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng cần dựa và chủ nghiĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình..
Hiểu khác đi, chúng ta sẽ không hiểu Hồ Chí Minh và không hiểu thực chất chủ nghĩa Mác –Lênin..
Tất nhiên, cũng như CNTB, CNXH và chủ nghĩa Mác- Lênin cũng có nhiều vấn đề mới, nhiều ý kiến khác nhau, cần phê phán, tiếp thu và phát triển.
2- Về CNXH?
Sợ CNXH, CNCS ư? Đạo Trường viết “Tôi rất thích gia đình mình được sở hữu riêng một hòn đảo xinh đẹp phía bờ biển Thái Bình Dương. Trên đảo có Biệt thự nguy nga như một lâu đài của một quốc vương, có vườn hoa và đồng cỏ lẫn cánh rừng khe suối đẹp như trong tranh . Có du thuyền lộng lẫy trong biển xanh nắng vàng, có phi cơ sang trọng luôn túc trực trên sân bay hiện đại phía sau nhà. Theo ý Tôi thì sống thế mới có ý nghĩa là sống, rõ ràng đã có những tỷ phú đã sống như thế và chúng tôi phải như thế. Bà xã tôi và các con hiểu rằng dù cả nhà tôi có lao động cật lực, thậm chí lao động đến mức hy sinh tất cả các thành viên gia đình cũng không bao giờ hoàn thành được giấc mơ " Đảo Thiên Đường" của Tôi. Đời họ đã phải khốn khổ vì kế hoạch đầy tham vọng của tôi. Từ đó họ sợ, sợ đến mức kinh hãi danh từ hay khái niệm diễn đạt "Hòn Đảo", mặc dù sự tồn tại những Đảo Thiên Đường đó là có thật và chúng hoàn toàn vô tội. Loài người hiện nay đang như gia đình tôi và khái niệm " Chủ Nghĩa Cộng Sản" thì giống hệt khái niệm " Đảo thiên đường" đó. Trên nhiều quốc gia hiện nay thì khái niệm Chủ Nghĩa Xã Hội " cũng như vậy.”
“Nếu hiểu rõ các khái niệm "Xã hội chủ nghĩa", "Tư bản chủ nghĩa" " Cộng Sản chủ nghĩa" thì sẽ thấy không có gì phải sợ cả. Điều đáng sợ là sự hiểu sai những khái niệm đó cùng với sự áp đặt tư tưởng lên mọi người.”
Chính những sai lạc và biến dạng của các mô hình “CNXH phi tư bản” đã làm méo mó, tha hóa hình ảnh về CNXH văn minh. Cho nên ngày nay cần hiểu lại CNXH và cần sáng tạo mới mà sự nghiệp cải cách hay đổi mới vì CNXH ở VN, Trung Quốc, là hình ảnh như vậy, tuy không ít vấn đề cần tiếp tục đổi mới đồng bộ.
"Nước Mỹ là một nước xã hội chủ nghĩa nhất thế giới"? “CNXH đích thực”? Đạo Trường tâm sự: “dù không thích CNCS và những người CS, Không thích CNXH và những người XHCN nhưng tôi vẫn thích thú nghiên cứu về Triết Mác, CNXH và Hồ Chí Minh.Tôi có người bạn ( đàn anh) theo gia đình sang sống ở một nước Tây Âu từ những năm 1950s. Anh khẳng định rằng tư tưởng Mác – Ăngghen là hoàn toàn đúng đắn. Đất nước Anh ấy đang ở mới đúng là có xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa dù rằng ở VN, Liên Xô, Trung Quốc..người ta không đồng ý như vậy. Và Anh ấy những năm cuối đời hay dành tiền về VN làm từ thiện mỗi năm một tháng. Khác hẳn thời trẻ anh và gia đình đã từng căm thù khái niệm Cộng Sản đến xương tuỷ.
Bây giờ tôi khẳng định rằng "Nước Mỹ là một nước xã hội chủ nghĩa nhất thế giới" thì lập tức sẽ có số đông người Mỹ (Chưa ra nước "XHCN" sống, chưa đọc kỹ Khái niệm CNXH của Mác, quan niệm CNXH của HCM) phản đối kịch liệt. Và rồi cả đám đông các nhà lý luận ở VN chưa bao giờ sống ở Mỹ cũng phản đối kịch liệt không kém”. Có lẽ chúng ta đã hiểu Đạo Trường muốn nói gì! Không hiểu “CNTB hiện đại”, không thể hiểu thực chất “CNXH hiện đai” là gì và sẽ như thế nào.
Tôi đã viết trong công trình (sách) của mình “Thế giới ngày nay và phương thức tiến lên CNXH ở nước ta”(2004)., xét về trình độ văn minh thì Mỹ gần CNXH hơn ở VN, Trung Quốc . Nhưng xét bản chát chế độ thì chế độ mới ở VN có tính chất XNCN mà chế độ Mỹ hay chính quyền Mỹ khó có đựợc. CNXH theo Mác là từ CNTB phát triển mà nảy sinh. và CNTB phát triển đã thai nghén CNXH trong lòng nó. Chúng ta đang xây dựng những tiền dề của CNXH và trình độ còn thấp. Việc hiểu sai Mác và xuyên tạc Mác xưa nay xảy ra không ít,
Đúng là “Nếu hiểu rõ các khái niệm "Xã hội chủ nghĩa", "Tư bản chủ nghĩa" "Cộng Sản chủ nghĩa" thì sẽ thấy không có gì phải sợ cả. Điều đáng sợ là sự hiểu sai những khái niệm đó cùng với sự áp đặt tư tưởng lên mọi người.”(Đạo Trường).
Chính Lênin cũng cho rằng, CNTB nhìn CNXH qua cái cửa sổ của CNTB hiện đại. Nói cách khác CNXH nhìn qua hình ảnh CNTB hiện đại để nhận thấy bản thân mình. Những năm gần đây nhiều công trình viết về CNTB hiện đại mà nếu ai nghiên cứu sẽ thấy điều này. Và nếu chúng ta không hiểu như vậy sẽ không hiểu định Hướng XHCN là gì. Từ một nước mà CBNTB chưa phát triển, chúng ta đi lên CNXH bằng việc rút ngắn CNTB thông qua hợp tác quốc tế với xu thế hội nhập hiện nay. Không đứng trên vai CNTB phát triển không thể có CNXH đích thực.
Một người hỏi:“CNXH "đích thực" là gì, thì mọi người chưa rõ, nay VN còn mầy mò. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng rất gần đây còn nói: Con đường lên CNXH ở VN "ngày càng sáng tỏ". Đó là kết quả của 20 năm mầy mò. Tôi rất mong nó sáng tỏ hẳn ra, như "một với một là hai". Sinh Thời Bác Hồ, Đảng ta còn coi CNXH ở Liên Xô là "đích thực", là tấm gương. Do vậy Bác chúng ta có nói gì về lý luận CNXH thì không thể có gì khác với CNXH do Stalin xây dựng ở Liên Xô được. Nếu nói xây dựng CNXH "chung chung" "tốt đẹp" như mục tiêu xa... thì được. Nhưng nói vào nội dung cụ thể, vào lý luận cụ thể, thì... nhất định là sai lầm. Chớ nên gắn bác Hồ vào cái CNXH Liên Xô ở thời Bác còn sống. ”.
Nhận thức là một quá trình biện chứng đúng đối với cả thiên tài.
Ngày nay chúng ta hiểu: CNXH đích thực là một xã hội dựa trên nền kinh tế tri thức, hiện dụai, dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, tư do và hạnh phúc. Đó là xã hội có nền kinh tế thị trường xã hội cao, nhà nước pááp quyền của dân do dân và vì dân một xã hội dân sự- dân chủ thật sự trong sự hài hòa cùng phát triển. Chế độ sở hữu thì đa dạng nhưng phổ biễn là hỗn hợp và nòng cốt là sỡ hữu xã hội phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế , phát triển xã hội và văn hóa phát triển hài hòa, chình trị ổn định và tạo môi trường cho con người tự do phát triển toàn diện, môi trường sinh thái bền vũng., các dân tộc và giai tầng, nông thôn và thành thị đoàn kết, đồng thuận cùng phát triển, tương đối đồng đều và tiến bộ.
Tất nhiên mô hình, bước đi, phương pháp trên con đường tiến lên của các dân tộc- quôc gia là rất khác nhau, nhưng ngày càng gần gũi nhau hơn về các tiêu chí, chẩn mực quốc tế..
Hy vọng nói về CNXH và con đường tiến lên XHCN mà như “một với một là hai” thì giản đơn quá.. HCM cố gằng bình dân hóa trong diễn dịat nhưng đâu phải có thê hình dung dễ dàng về CNXH. Bác Hồ trong Toàn tập, tập 7 đã nó về con đường chúng ta đi lên CNXH phải khác Liên Xô và đó là cần đi qua chế độ dân chủ nhân dân (tôn trọng trao đôi hàng hóa trjng và ngoài nước, thực hiện nhiều thành phần kinh tế.). Và HCM cũng nói hiện nay người ta hình dung CNXH qua kinh nghiệm của Liên Xô, ít nhiều Người cũng bị ảnh hưởng (ám ảnh) mô hình đó nhưng đang cố gắng tìm hình thức riêng cho VN. Xu thế, mô hình CNXH tập trung bao câp vừa là ấu trĩ vừa là do hoàn cảnh, vừa là do nhận thức và thể chế lúc đó.
Mô hình Liên xô trong thế kỷ trước nay nhìn lại ta thấy đó là một mô hình có nhân tố CNXH nhưng có những những nhân tố với nhiều sai lạc, chưa thể là đích thực, trình độ còn thấp, nhiều thành tố XHCN chưa đạt được, nên chưa phải là CNXH phát triển.. Đảng CS Nhật coi đó còn là thời kỳ quá độ lên CNXH và CNXH còn sơ khai. Nhận thức là một quá trình biện chứng là như vậy.
Câu sau đây ciủa bạn đọc là mâu thuẫn lôgích: “Do vậy Bác chúng ta có nói gì về lý luận CNXH thì không thể có gì khác với CNXH do Stalin xây dựng ở Liên Xô được. Nếu nói xây dựng CNXH "chung chung" "tốt đẹp" như mục tiêu xa... thì được. Nhưng nói vào nội dung cụ thể, vào lý luận cụ thể, thì... nhất định là sai lầm. Chớ nên gắn bác Hồ vào cái CNXH Liên Xô ở thời Bác còn sống. ”
Bởi vì đã nói “Bác chúng ta có nói gì về lý luận CNXH thì không thể có gì khác với CNXH do Stalin xây dựng ở Liên Xô được”.Lại nói “Chớ nên gắn Bác Hồ vào cái CNXH Liên Xô ở thời Bác còn sống. ”, là thế nào?.
Bác có ý niệm rất khác với Stalin (xem tập 7, bài Thường thức chính trị, trong tòan tập HCM , khi Người nói về chế độ dân chủ nhân dân, tức gần với NEP của Lênin chứ không phải gần với Stalin. Từ trong “Đừờng kách mạng mệnh”, HCM đã nói về NEP.
Chúng tôi cũng muốn nói rằng, xã hội tiền tư bản không thể đẻ ra CNXH văn minh, đích thực. Nó có thể đẻ ra CNXH phong kiến, tiểu tư sản, không tưởng, nếu quay lưng lại, cố ý làm khác với văn minh thời kỳ lịch sử TBCN, như một bước tiến có ý nghĩa cách mạng lớn lao của loài người..
CNXH không phải là cái đưa từ bên ngoài và bên cạnh CNTB mà là phát sinh từ CNTB. CNXH cũng không phải đơn giản là cực đối lập của CNTB mà vừa là nó vừa không phải nó, tức vừa giống và vừa khác chứ không chỉ là khác nó.. CNXH đích thục là vừa tiếp tục CBTB vừa vượt lên, vượt qua CNTB đã phát triển cao, mà vượt qua là chính.
Cần phân biệt “CNXH phản động”, “CNXH bảo thủ”, CNXH cải lương, hoặc CNXH tập trung- chuyên chế và CNXH dân chủ, với CNXH khoa học nhân văn, dân chủ, văn minh, hiện đại. Hoặc phân bệt các giai đoạn của CNXH đang sinh thành: “Xã hội phát triển theo định hướng/ xu hướng XHCN”, CNXH mầm mống, CNXH sơ khai, sơ cấp, CNXH trưởng thành, CNXH phát triển, CNXH hoàn chỉnh, cao… (Đảng CS Trung Quốc cũng quan niệm như vậy).
3- Sứ mệnh, độ dài của CNTB và thời đại ngày nay?
“Chế độ cộng sản nguyên thuỷ dài tới vài triệu năm, nền văn minh nông nghiệp (chế độ nô lệ và phong kiến) tới hàng trăm ngàn năm. Học sinh lớp 12 có thể dựa vào đó mà tính toán ươc lượng chế độ tư bản sẽ kéo dài (ít nhất) ngàn năm. Tiếc rằng Mác đã không biết tính toán như vậy nên Cụ đã dự kiến quá sớm sự cáo chung của CNTB. Lênin còn sốt ruột hơn, nói rằng chuỗi mắt xích TBCN có thể đứt tung ở khâu yếu nhất và chủ trương "cướp chính quyền". Thực tế, đó là làm cách mạng "non" ở những nước tư bản lạc hậu, thậm chí phong kiến nặng nề (châu Á). Đó là cái gốc dẫn đến mọi hậu quả như chúng ta đang thấy”.
Một ý kiến khác: “Tôi đã dùng đường hyperbol với 2 số đo biết trước (chế độ CS mông muội = triệu năm, và chế độ phong kiến+ nô lệ = trăm ngàn năm) để suy ra thời gian tồn tại của chế độ tư bản thì thấy nó dài quá. Nó mới trải 500 năm và nay đang ở thời kỳ cao trào nhất. Vậy nói: Thời đại chúng ta là thời đại "quá độ" từ TBCN sang XHCN trên phạm vi toàn cầu (như các thấy chính trị giảng cho tôi cách đây 15 năm) có hợp lý không? Nhận định hôm nay có gì khác trước không?”
Tôi cho rằng không thể đơn giản “dùng đường hyperbol” để tính xem CNTB phải trải qua mấy trăm năm hay ngàn năm. Vận tốc và tốc đô, nhịp độ của sự vật tuỳ thuộc nhiều yếu tố như chất liệu, động co, cấu tạo, tương tác tổng hợp…Nhưng ta thấy Mỹ hơn 200 năm đã tiến hơn 500 năm CNTB nói chung. Nhật Bản 100 năm thôi cũng gần bằng Mỹ 200 năm, nay Hàn Quốc 30 năm, 40 năm mà gần bằng Nhất 100 năm, nghĩa là 30- 40 năm bằng 500 năm. Mác nói CNTB ngay thời Mác cũng sáng tạo nên một khối lương của cải khổng lồ về quy mô lớn hơn vái mà lịch sử nhân loại trước đó sáng tạo nên. Nếu là tốc độ của CNTB mới 30- 40 năm hay 50 năm bằng 500 năm thì là 10-13 lần. Nếu lấy 5000 năm chế độ phong kiến để so sánh với tốc đọ trên thì thời gian CNTB phát triển trong giới hạn là khoảng 600 năm. Tất nhiêu chỉ là rất tương đối. Khi CNTB hoàn thành toàn cầu hóa TBCN (GS Trần Đức Thảo cũng có ý này) và với nền kinh tế tri thức đã phát triển thì CNTB hết chỗ đúng. CNTB hiện ở cao trào là thế nào. Nó là giai đoạn cuối cùng. CNĐQ và chủ nghĩa thực dân (CNTD) đã trở nên phản động và hết thời. Thế kỷ 21 có thể CNTB sẽ bị chọc thủng ở một trung tâm nào đó của nó.
Phải chăng “Học sinh lớp 12 có thể dựa vào đó mà tính toán ước lượng chế độ tư bản sẽ kéo dài (ít nhất) ngàn năm. Tiếc rằng Mác đã không biết tính toán như vậy nên Cụ đã dự kiến quá sớm sự cáo chung của CNTB. Lênin còn sốt ruột hơn, nói rằng chuỗi mắt xích TBCN có thể đứt tung ở khâu yếu nhất và chủ trương "cướp chính quyền". Cụ Mác còn kém hơn một học sinh lớp 12? Cách nêu vấn đề như vậy chứng tỏ không hiểu/ hay hiểu một cách giản đơn, chỉ nhìn hời hợt ở bên ngoài, không thâm nhập vào lôgích và lịch sử của chủ nghĩa Mác và lôgích và lịch sử của CNTB và loài người.
Nếu chúng ta đọc cuốn sách "Lịch sử 500 năm của CNTB", "Tư duy lại tương lai”, Chủ nghĩa tư bản mới qua các trung tâm phát triển Mỹ- Đức- Nhật, Thế giới phẳng, và gần đây các bài viết về cải cách CNTB nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu, CNTB 3.0 … thì sẽ thấy xu hướng CNXH nảy mầm như thế nào qua các hình thức kinh tế xã hội của CNTB dưới tác động của kinh tế trị thức cũng như những đòi hỏi thay đổi CNTB, cấp thiết như thế nào, những trận bão hay động đất trong lòng CNTB như thế nào…
CNTB là quá trình vừa sáng tạo vừa phá hoại. Khi nào quá trình sáng tạo mạnh và lớn hơn phá hoại thì nó phát triển và khi mà phá hoại lớn hơn sáng tạo, năng lượng và tiềm năng để sáng tạo, phát triển thì nó sẽ nổ tung. (xem sách Lịch sử 500 năm của CNTB)
Trong sách Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0. (Nguyễn Đình Huy dịch. NXB Trẻ, chungta.com, 11/03/2008), có những vấn đề về sự thay đổi của CNTB, cần chú ý như sau:
Trong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho công sản một cách thẳng thắn và dứt khoát (Bill McKibben).
Công sản - những tạo phẩm của thiên nhiên và xã hội mà chúng ta cùng thừa kế và có bổn phận giữ gìn cho con cháu - đang bị phong tỏa. Chủ nghĩa tư bản phiên bản 2.0 đã toàn cầu hóa vớt sự thao túng của các Công ty - đang nhanh tay phung phá di sản chung này. Nay Peter Barnes đưa ra một giải pháp: bảo vệ công sản bằng cách trao cho công sản những quyền sở hữu và những thể chế quản lý hữu hiệu. Barnes cho thấy chủ nghĩa tư bản - tựa như một máy tính - hoạt động nhờ một hệ điều hành. Hệ điều hành hiện nay của chủ nghĩa tư bản trao quá nhiều quyền hành cho những Công ty chỉ lo tối đa hóa lợi nhuận xâu xé công sản và phân phát hầu hết lợi nhuận cho một thiểu số rất nhỏ. Còn Chính phủ - trên lý thuyết có nhiệm vụ bảo vệ công sản - lại thường xuyên trở thành công cụ của chính các Công ty đó. Barnes đề nghị một hệ điều hành đã được chỉnh sửa - Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0 - để bảo vệ công sản. Phát kiến lớn nhất của ông chính là quỹ tín thác công sản, một thực thể pháp nhân theo cơ chế thị trường có thẩm quyền hạn chế việc sử dụng các công sản khan hiếm thu tiền thuê và trả cổ tức - dưới hình thức tiền mặt và lợi ích sử dụng - cho tất cả mọi người. Trong tầm nhìn của Barnes, một loạt quỹ tín thác công sản sẽ thể chế hóa các nghĩa vụ của chúng ta đối với các thế hệ tương lai, đồng bào và thiên nhiên. Một khi được hình thành, các quỹ tín thác đó sẽ sử dụng thị trường và quyền sở hữu để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người. Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0 đề ra một giải pháp thực tế cho hệ điều hành đang bị lỗi của chủ nghĩa tư bản hiện nay.
Peter Barnes viết “Chủ nghĩa tư bản có phải là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề khan hiếm hay chính nó lại là vấn đề trung tâm của thời hiện đại? Câu hỏi này có nhiều cấp độ, nhưng dù tìm hiểu cấp độ nào tôi cũng đi đến cùng một kết luận. Mặc dầu thoạt đầu chủ nghĩa tư bản là một giải pháp tuyệt vời nay nó đã trở thành một vấn đề của thời đại chúng ta. Nó đã làm tốt trong thời của nó, nhưng thời thế đã thay đổi.”
“Khác biệt chủ yếu giữa phiên bản 2.0 và phiên bản 3.0 là trong phiên bản 3.0 có thêm một loạt những ảnh mà tôi gọi là khu vực công sản. Thay vì chỉ có một động cơ - tức là khu vực tư nhân do các Công ty thống trị - hệ điều hành kinh tế đã nâng cấp của chúng ta sẽ hoạt động bằng hai động cơ: một động cơ để tối đa hóa lợi nhuận, động cơ kia để bảo tồn và phát huy công hữu. Hai động cơ cùng hoạt động này - gọi là khu vực Công ty và khu vực công sản - sẽ tiếp sức và kiềm chế nhau. Một cái lo cho mặt "tôi" của chúng ta, còn cái kia phụ trách mặt "chúng ta". Khi cân bằng với nhau - và để đặt được sự cân bằng này Chính phủ phải nỗ lực rất nhiều - hai động cơ sẽ làm chúng ta thịnh vượng, an tâm, và hài lòng hơn là khi chỉ có một động cơ hoạt động như hiện nay. Và với hai động cơ cùng hoạt động, Trái đất sẽ không bị tàn phá.”
“Làm thế nào có thể chỉnh đốn cả một hệ thống rộng lớn và phức tạp như chủ nghĩa tư bản? Và làm sao làm điêu đó một cách êm thấm, hạn chế đau đớn và xáo trộn đến mức thấp nhất? Câu trả lời là làm như Bill Gates: nâng cấp hệ điều hành. Khác biệt chủ yếu giữa phiên bản 2.0 và phiên bản 3.0 là trong phiên bản 3.0 có thêm một loạt những ảnh mà tôi gọi là khu vực công sản. Thay vì chỉ có một động cơ - tức là khu vực tư nhân do các Công ty thống trị - hệ điều hành kinh tế đã nâng cấp của chúng ta sẽ hoạt động bằng hai động cơ: một động cơ để tối đa hóa lợi nhuận, động cơ kia để bảo tồn và phát huy công hữu. Hai động cơ cùng hoạt động này - gọi là khu vực Công ty và khu vực công sản - sẽ tiếp sức và kiềm chế nhau. Một cái lo cho mặt "tôi" của chúng ta, còn cái kia phụ trách mặt "chúng ta". Khi cân bằng với nhau - và để đặt được sự cân bằng này Chính phủ phải nỗ lực rất nhiều - hai động cơ sẽ làm chúng ta thịnh vượng, an tâm, và hài lòng hơn là khi chỉ có một động cơ hoạt động như hiện nay. Và với hai động cơ cùng hoạt động, Trái đất sẽ không bị tàn phá. “
“Tôi cũng có ý nghĩ rằng bằng cách chứng tỏ cho các Công ty khác thấy là họ có thể trích trả 1% từ doanh số mà vẫn sống được,. Tôi cho rằng 1% trích trả này cũng giống như một gen biến đổi được thêm vào DNA của chúng ta. Nếu tồn tại được trên thị trường, nó có thể lan rộng. Tại các khóa định hướng cho nhân viên, tôi đã từng nói rằng Công ty của chúng tôi đang tìm cách làm sao cho những gen biết sống trách nhiệm với xã hội trở thành loại gen chủ đạo của doanh nghiệp trong tương lai.”
“Các Công ty chỉ chi phối Chính phủ hầu hết thời gian mà thôi, có lúc họ cũng lơi tay. Vì vậy có thể hình dung ra rằng lần tới khi sự thống trị của các Công ty suy giảm, Chính phủ - thay mặt cho dân thường - sẽ nhanh chóng củng cố công sản Chính phủ giao quyền sở hữu mới cho các quỹ tín thác công sản, xây dựng cơ sở hạ tầng công sản và tạo nên một giai cấp mới gồm các đồng sở hữu chủ đúng nghĩa. Khi các Công ty giành lại sự thống trị về chính trị và chắc chắn sẽ thế, họ không thể phá bỏ hệ thống mới. Công sản giờ đây đã có những cơ chế bảo vệ và các cổ đông, công sản đã đủ vững vàng để trường tồn. Và sẽ đến lúc các Công ty chấp nhận công sản là đối tác làm ăn của mình. Họ nhận thấy mình vẫn có thể kiếm lời, vạch kế hoạch phát triển rộng hơn và thậm chí có khả năng cạnh tranh hơn trên quy mô toàn cầu”. (Nguồn: Nhà xuất bản trẻ)
Như vậy CNTB như CNTB Mỹ chẳng hạn đang đi đến giới hạn của nó. Cần nhắc lại là: “Chủ nghĩa tư bản có phải là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề khan hiếm hay chính nó lại là vấn đề trung tâm của thời hiện đại? Câu hỏi này có nhiều cấp độ, nhưng dù tìm hiểu cấp độ nào tôi cũng đi đến cùng một kết luận. Mặc dầu thoạt đầu chủ nghĩa tư bản là một giải pháp tuyệt vời nay nó đã trở thành một vấn đề của thời đại chúng ta. Nó đã làm tốt trong thời của nó, nhưng thời thế đã thay đổi.”
Theo báo SGGP (10-10-2009), Ngày nay giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang ngày càng nghiêm trọng, ngày càng nhiều người hướng đến CNXH thế kỷ 21 do Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đề xướng. Chỉ sau 20 năm thất bại ở Đông Âu, CNXH đang trải qua một thời kỳ khôi phục ở tầm quốc tế. Điều gì đang xảy ra? Đó là một ánh chớp hiếm hoi lóe lên hay là làn sóng của tương lai? Xin giới thiệu bài của đồng Chủ tịch Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở New York viết riêng cho Báo SGGP, có đoạn như sau.
Chỉ có CNXH mới có thể tạo ra một xã hội mà trong đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác vì lợi ích của cả xã hội. Chỉ có CNXH mới có thể phân chia lợi nhuận công bằng nhằm chăm lo cho từng con người về lương thực, nhà cửa, giáo dục, chăm sóc y tế. Chỉ có CNXH mới có thể mang đến sự bình đẳng giữa các quốc gia, loại bỏ nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và giải trừ vũ khí hủy diệt toàn diện. Và chỉ có CNXH mới có thể thay đổi cách mà chúng ta tác động đến hành tinh của mình và làm đảo chiều mối đe dọa từ những thảm họa sinh học. CNXH rõ ràng ưu việt hơn CNTB vì nó đại diện cho tương lai của nhân loại. Đảng Cộng sản Nam Phi từng khẳng định: “CNXH là tương lai, hãy xây dựng nó”. CNTB đã tiến bộ hơn chính nó trước đây nhưng hiện nay những mâu thuẫn bên trong –giữa sản xuất vì lợi nhuận và nhu cầu phát triển bền vững cho hàng tỷ người trên khắp thế giới - đã tố cáo chính nó là “thùng rác” của lịch sử. Thế giới chúng ta sản xuất đủ lương thực, quần áo và nhà cửa cho từng con người trong xã hội và vẫn tôn trọng phẩm giá và sự sáng tạo của họ. Tại sao chúng ta phải tiếp tục để một nhóm nhỏ những người giàu có nắm giữ sự thịnh vượng do chính những người lao động làm ra trong khi một nửa thế giới sống dưới 2 USD/ngày? Đó là lý do tại sao ở lục địa châu Mỹ đa số người dân đã chọn những chính phủ do những người XHCN lãnh đạo - một sự đảo ngược đầy kịch tính từ cuối thế kỷ 20 khi đa số các quốc gia này từng ủng hộ Mỹ. Trên khắp thế giới, phong trào cách mạng và phong trào XHCN đang phát triển mạnh nhằm xây dựng những xã hội bình đẳng. Nhưng khi nào chúng ta sẽ nhìn thấy sự lớn mạnh của CNXH và nó sẽ như thế nào? Kinh nghiệm phát triển CNXH thế kỷ 21 đã chỉ ra rằng chúng ta sẽ nhìn thấy trong thực tế CNXH có thể giải quyết tốt hơn CNTB những mâu thuẫn mà chúng ta đang đối mặt ngày hôm nay. Sẽ không có những gì gọi là hình mẫu hay con đường nữa mà mỗi quốc gia sẽ phải xây dựng CNXH trên nền tảng lịch sử, văn hóa và nền chính trị của chính quốc gia mình. Thành công (hay thất bại) sẽ giúp hướng dẫn sự phát triển của CNXH và dẫn đến việc chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác. Thứ hai, khi ngày càng nhiều các quốc gia chuyển hướng sang CNXH, sẽ có khả năng sự hợp tác hoặc liên minh kinh tế và thương mại. Điều này sẽ cho phép các quốc gia hiện nay đang sợ bị cô lập vì không hội nhập nền kinh tế thị trường tư bản sẽ điều hành hình thái kinh tế bền vững mới. Và nó sẽ bắt đầu rút ngắn khoảng cách giữa Bắc-Nam, làm xói mòn những nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang. Thứ ba, CNXH thế kỷ 21 sẽ xuất hiện với những thay đổi mới mẻ hơn như sự lãnh đạo của những nhân tố mới nổi lên trong xã hội. Phụ nữ và những người bản địa sẽ đóng vai trò rộng lớn hơn trước đây. Để đạt được thành công và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công (từ CNTB), các cuộc cách mạng XHCN sẽ yêu cầu ngày càng đông các tầng lớp nhân dân tham gia.
Không có một cột mốc cụ thể cho CNXH. Và vẫn còn nhiều trở ngại cần phải vượt qua. Nhưng CNXH tồn tại và chứng minh sự hữu ích và sự bền vững của nó. Tôi tin chắc rằng một hệ thống được xây dựng trên nền tảng vì con người-không vì lợi nhuận sẽ thay thế CNTB. Thậm chí ngay trong “lòng của con hổ”-nước Mỹ cũng đang có mối quan tâm về CNXH và chủ nghĩa Mác. Và có thể cần một thời gian dài hơn để CNXH chiến thắng ở nước Mỹ, chúng ta vẫn quyết tâm thúc đẩy tiến trình này.” ( Việt Trung dịch).
Rõ ràng xu thế và con đường đi lên CNXH đã được mở ra từ cách mạng Tháng Mười Nga, dù hiện nay là thoái trào của CNXH nhưng đồng thời CNXH đang phục hưng ở các nước không chỉ VN, Trung Quốc mà cả ở hàng lọat nước ở châu Mỹ Latinh với trình độ và hình thức khác nhau. Thời đại CNTB đã kết thúc dù CNTB đang tồn tại và vẫn còn mạnh, và còn lâu mới biến mất
Thời đại từ CNTB chuyển sang CNXH đã bắt đầu nhưng còn lâu mới chiến thắng về cơ bản và nhất là toàn thắng Và thời đi này có nhiều thời đoạn hay thời đại nhỏ trong đó.. Có thể từ cách mạng Tháng Mười Nga đến năm 1945 là một thời đọan và từ 1945 đến 1989 là một thời đọan, từ đó đến nay là một thời đoạn nữa. Nhưng tất cả vẫ̉n còn dạo đầu..
Nếu thời kỳ trước đây chủ yếu là chiến tranh và cách mạng thì hiện nay là hòa bình- cải cách. hợp tác và phát triển (tức phát triển thông qua cái khác của nó- thống nhất- kết hợp các mặt đối lập). Nghĩa là từ cách mạng đến cải cách, từ loại trừ sang hợp tác nhưng tính chất thời đại nói chung (thời đại lớn- thời đại lịch sử vẫn không thay đổi). Rồi sẽ đến một thời kỳ mới cải cách- cách mạng và phát triển…. Thường thì sau các cuộc ách matng điển hình thì sau đó là các cuộc cách mạng tiến hóa bằng phương thức cải cách (cách mạng tư sản cho thấy như vậy) . Cho nên không nên tuyệt đối hóa cách mạng hay tuyệt đối hóa cải cách như vẫn thấy có quan niệm và hành động như vậy trong lịch sử và kể cả hiện nay.
Hơn nữa sự thay đổi một số nội dung, hình thức hay tính chất nào đó của thời đại như vậy, và sẽ còn thay đổi nhưng nội dung và xu hướng cơ bản của thời đai lịch sử vẫn còn nguyên, hơn nữa lại vàng ngày càng rõ hơn và thời đại này, đã có thời gian đi qua 80 năm, nhưng chỉ mới bắt đầu thôi.
Thời kỳ Phục Hưng là thời đại phong kiến đã bắt đầu kết thúc và thời dụai TBCB đang hình thành, đến cách mạng Pháp là thắng lợi cơ bản của CNTB, nhưng nó đã nảy sinh, bắt đầu là từ thế kỷ 15. Từ lịch sử cách mạng tư sản và sự hình thành CNTB chúng ta cũng có thế suy nghĩ thấu đáo hơn về cách ạng XHCN, sự hình thành CNXH và thời đại chuyển dần sang chế độ CNXH bắt đầu . Tuy nội dung cụ thế của thời đại này thì hiện nay có nhiều thây đổi so với trước, nhưng xu thế chung là vãn vậy. Từ khủng hoảng tài chính tàn cầu hiện nay, giới trí thức tư sản cũng đã thấy giới hạn của nó như thế nào.
Việc theo con đường của chủ nghĩa Lênin, con đường HCM là con đường “quá độ gián tiếp” hay con đường “quá độ -rút ngắn” lên CNXH từ các nước mà CNTB chưa phát triển hay chưa phát triển cao, dù làm “cách mạng non”,.Lênin cũng đã giải thích việc này, nhưng đó là tình huống mới của thời đại không ngoài dự báo của Mác và Ăngghen..
Trong bài viết, “Triết học Mác với thời đại ngày nay”, Mang Nguyên Chính (Ban nghiên cứu giảng dạy triết học trường Đảng TW ĐCSTQ), cũng đã nhắc lại rằng, theo Mác "Một xã hội dù đã tìm ra được quy luật tự nhiên của sự tự vận động, nhưng vẫn không thể vượt qua và cũng không thể dùng pháp lệnh để thủ tiêu giai đoạn phát triển của tự nhiên. Nhưng nó có thể rút ngắn thời gian và giảm bớt đau khổ”. Khi bàn đến sự phát triển của các nước lạc hậu giống như nước Nga, Mác cho rằng, nếu nắm vừng được "cơ hội tốt nhất mà lịch sử đã tạo cho một dân tộc” thì có thể vượt qua khe núi Capbia tư bản chủ nghĩa, hấp thụ mọi thành quả tích cực mà chủ nghĩa tư bản sáng tạo ra. Trong lịch sử hiện đại hoá, nước Anh nắm vững cơ hội cách mạng kỹ thuật đầu máy hơi nước đã vượt qua nước Pháp, nước Đức nắm vững cơ hội cách mạng kỹ thuật công nghiệp hoá đã vượt qua nước Anh, nước Mỹ nắm vững cơ hội cách mạng kỹ thuật điện lực đã vượt qua Châu Âu. Do đó, nắm vững cơ hội là quy luật chung để các nước phát triển sau phát huy ưu thế hậu phát triển thực hiện phát triển kiểu nhảy vọt.
Người phụ nữ có thể sinh con từ năm 13-14 tuổi, dù biết rằng phải sau 20 tuổi thì chín chắn, hợp lý hơn. Mang thai 9 tháng 10 ngày mới sinh là hợp quy luật và nhưng có thể sinh từ tháng thứ 7, dù như thế thì nuôi vật vả lắm.. Đó là chưa kể ngày nay còn thụ thai qua ống nghiệm. Một bụi tre và cây chuối nó sinh con khí nó còn chưa phải ở giai đoạn đỉnh cao và tàn lụi. CNTB ở giai đoạn CNĐQ thì mới có sự tan rã của chế độ thực dân và khâu yếu nhất của CNTB đã bị chặt. Một loại hình xã hội mới ra đời ở đây (chế độ dân chủ nhân dân hay chế độ dân chủ tư sản kiểu mới, hoặc có khi là “CNXH tập trung và bao cấp”, hay “CNXH thị trường”, “CNXH dân chủ”, “CNXH sinh thái” và trải qua những cải cách để có thể ngày càng đúng quy luật và xu thế của thời đại, mà quá độ, rút ngắn dần dần đi lên CNXH thông qua CNTB nhà nước và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Nếu trong tương lai cách mạng hay cải cách dân chủ mà một nước TBCN phát triển như Pháp, Đức, nhất hay Mỹ, hay gần như thế đi lên CNXH thì giống như cách mạng tư sản Pháp 1789. Đó có thể đúng là bước chuyển căn bản của thời đại mới. Và các mô hình, tiến trình cụ thể mà các dân tộc tiến lên CNXH sẽ đa dạng mà chúng ta khó mà hình dung cụ thể hết được. Nhưng xu hướng đó là tất yếu.
4- CNXH thế kỷ 21, xu hướng hiện thực mới
Tham khải bài viết “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 - Sự trỗi dậy của châu Mỹ Latinh” (SGGP, 08/10/2009) chúng ta thấy gì? Tác giả cho biết: Sau những cơn địa chấn dữ dội về chính trị, dẫn tới sự tan rã của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và khu vực Trung, Đông Âu, các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã triệt để lợi dụng cơ hội này để “thừa gió bẻ măng”. Chúng ra sức khua chiêng gióng trống hòng tống khứ cái “bóng ma chủ nghĩa cộng sản đã từng ám ảnh châu Âu” và không ngừng khuấy động các cuộc bạo loạn về chính trị nhằm xuất khẩu phản cách mạng dưới những ngôn từ lừa mị: “cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung”, “cách mạng màu sắc” – “màu hoa hồng”, “màu da cam”, “màu hoa tuy-líp”, “màu Jeans”… Thế nhưng, cũng chính trong thời điểm ấy, tại khu vực Tây bán cầu đã xuất hiện một “làn sóng đỏ” - thông qua bầu cử dân chủ, các thủ lĩnh của phong trào cánh tả đã nắm chính quyền tại 9 quốc gia từng được mệnh danh là “sân sau” của Mỹ: Brazil, Bolivia, Chile, Venezuela, Argentina, Panama, Paraguay, Nicaragua, Ecuador. Châu Mỹ Latinh vốn là một “tân đại lục” nổi tiếng của cộng đồng 560 triệu cư dân, là “miền đất hứa” có những nguồn lợi thiên nhiên vô cùng phong phú. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, vùng đất Mỹ Latinh có thể bảo đảm cho 1 tỷ người trên trái đất hưởng thụ mức sống cao. Ấy thế mà hàng trăm triệu dân Trung và Nam Mỹ đã phải sống triền miên trong cảnh đói nghèo. Ở Argentina, số địa chủ chỉ với tỷ lệ 1,2% dân số nhưng lại chiếm hơn một nửa ruộng đất canh tác trong cả nước. Tại Mexico, giữa lúc 2 triệu nông dân không có ruộng, thì gần 2.500 chủ đại điền trang chiếm hữu từ 10.000 đến 300.000ha điền địa mỗi người. Chỉ tính trong 2 thập niên (1980-1999), số người nghèo đói ở Mỹ Latinh đã tăng thêm 100 triệu. Tổng số nợ nước ngoài trong khu vực đã vượt lên mức kỷ lục với 850 tỷ USD và số người thất nghiệp đã gia tăng đến hơn 200 triệu. Có thể nói nạn đói nghèo, thất nghiệp, nợ nước ngoài, tham nhũng và khủng hoảng xã hội là những căn bệnh kinh niên của miền đất hứa này.
Giương cao ngọn cờ đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết thoát khỏi vòng kiềm tỏa của cái gọi là “chủ nghĩa tự do mới” do Mỹ áp đặt, những lãnh tụ có uy tín của phong trào cánh tả như Daniel Ortega (Nicaragua), Lula da Silva (Brazil), Hugo Chavez (Venezuela), Evo Morales (Bolivia), Rafael Correa (Ecuador)…, đã và đang tìm tòi xây dựng những mô hình mới thích ứng với sự nghiệp đấu tranh “giành chính quyền trong thế kỷ 21”, nhằm mục tiêu tiến tới “xây dựng nền dân chủ toàn diện”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu mới”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội Simon Bolivar”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”…Cao trào đấu tranh hướng tới “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của nhân dân lục địa châu Mỹ Latinh hiện nay là nhằm giải quyết vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong trào cánh tả đang lên tại lục địa châu Mỹ Latinh, chính là sự hợp lưu của các dòng chảy được khơi nguồn từ Đảng Lao động Brazil, Đảng Xã hội Chile, Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino, Đảng Phong trào nền cộng hòa thứ năm của Venezuela, Đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội của ông Evo Morales ở Bolivia… Nguồn lực và sức mạnh của những dòng chảy ấy, đã được khơi dậy từ trong tình cảm cách mạng và ý chí quật khởi của các tầng lớp nhân dân.
Được sự ủng hộ mạnh mẽ của quảng đại quần chúng thông qua lá phiếu bầu cử tổng thống, những nhân vật nổi tiếng của phong trào cánh tả đã đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị. Với sự đóng góp đắc lực kể cả nhân lực, vật lực và tài lực của quần chúng, các chính phủ của phong trào cánh tả đã tiến hành được những cải cách về thể chế, quốc hữu hóa những ngành kinh tế trụ cột (như ngành dầu khí), giải quyết những vấn đề quan trọng như: xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, xây dựng thêm trường học, cải thiện dịch vụ y tế… Một nhân tố khác góp phần quyết định sự thắng lợi của các lực lượng cánh tả ở lục địa châu Mỹ Latinh, đó là sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân trong khu vực. Ở Venezuela, Đảng Cộng sản kiên định ủng hộ các phong trào đấu tranh của các lực lượng cánh tả suốt 10 năm qua. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2006, Đảng Cộng sản đã góp gần nửa triệu phiếu bầu cho Tổng thống Hugo Chavez. Quốc hội và Chính phủ Venezuela hiện nay có một bộ trưởng và 6 nghị sĩ là đảng viên Cộng sản…Theo dõi những cuộc bầu cử ở lục địa châu Mỹ Latinh trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy rõ các lực lượng đối lập chiếm khoảng 40% tỷ lệ phiếu bầu. Điều quan trọng là, sau khi giành được chính quyền bằng con đường nghị trường, các thế lực cách mạng phải tổ chức thực thi quyền lực trong hành lang pháp lý, điều kiện thể chế chính trị và cơ sở kinh tế-xã hội của chế độ tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” sẽ diễn ra phức tạp trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Những vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và khủng hoảng kinh tế-xã hội đã tồn đọng qua nhiều năm tháng, các tầng lớp nhân dân khao khát mong đợi sớm được giải quyết, sẽ tạo thành áp lực lớn đối với các chính phủ đang cầm quyền. Đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ.
Nhằm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, các nhà lãnh đạo cánh tả ở châu Mỹ Latinh đã đề ra nhiều quyết sách quan trọng. Thành lập một chính đảng tiền phong “rộng lớn nhất, dân chủ nhất và cách mạng nhất” để lãnh đạo đất nước. Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela hai năm trước đây, do Tổng thống Hugo Chavez làm Chủ tịch, là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn lao.Đảng tự xác định là chính đảng xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì lợi ích của giai cấp lao động và của dân tộc, lấy tư tưởng Các Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, X. Bôliva làm kim chỉ nam hoạt động. Đảng cũng tự khẳng định nhiệm vụ của mình là “rèn luyện đạo đức cách mạng, phê bình và tự phê bình, áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, chống nguy cơ quan liêu, xa rời thực tiễn và độc đoán, chuyên quyền”Tiến hành sửa đổi hiến pháp và thực hiện các biện pháp hiến định phù hợp để cải tạo bộ máy Nhà nước tư sản, nhằm tạo ra hàng loạt các chính sách vĩ mô về quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế như: đẩy mạnh việc quốc hữu hóa các ngành dầu khí, điện lực, viễn thông… Ưu tiên dành vốn đầu tư cho các chương trình xã hội, chống đói nghèo. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, biến quân đội thành công cụ chính trị và quân sự của Đảng để bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng. Củng cố sự đoàn kết và mở rộng mối quan hệ hợp tác và liên kết giữa những chính phủ cánh tả với các nước trong khu vực lục địa châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribe – đặc biệt là với Cuba, tạo thành sức mạnh tổng hợp giành lại chủ quyền về kinh tế. cùng với sự toàn thắng của cách mạng Cuba, những thắng lợi vang dội của phong trào cánh tả ở lục địa châu Mỹ Latinh trong thời gian qua đã đập tan “thuyết định mệnh địa lý” vẫn đầu độc nhân dân châu Mỹ Latinh. Nó còn là một bằng chứng sinh động xác minh rằng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không có nghĩa là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết cách mạng và khoa học. Nó cũng khẳng định tính đúng đắn và sức sống vĩ đại của học thuyết Mác (Trần Hữu Phước). Tổng thống
Ngày 17-10- 2009, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 của Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA) đang diễn ra tại Cochabamba, Bolivia, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đề nghị khối này đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ông H.Chavez đưa ra đề xuất trên bởi vì hiện tại Cuba đang theo con đường xã hội chủ nghĩa, Ecuador đang đẩy mạnh cuộc Cách mạng Công dân, Venezuela đang tiến hành cuộc cách mạng theo tư tưởng của nhà cách mạng Bolivar và Nicaragua cũng theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa. ALBA chủ trương bảo vệ quyền của Mẹ Trái đất, bảo vệ quyền của nhân dân và đề xuất một mô hình phát triển nhân đạo, với công bằng xã hội, bình đẳng và tự do, đó là chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, theo Tổng thống H.Chavez, cụm từ “xã hội chủ nghĩa” chưa xuất hiện trong bất cứ văn kiện nào của ALBA (Venezuela đề xuất ALBA nên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (SGGP,19/10/2009)
Không thể hiểu sai CNXH của Mác. Chẳng hạn, trong một bài viết về Minh triết của Hoàng Ngọc Hiến có đoạn như sau: “Tôi có đọc một công trình lý luận tác giả viết những trang rất hay về vấn đề tư hữu. Nhưng vấn đề chỉ sáng bừng lên khi tôi đọc dến câu của Balzac được tác giả, trích dẫn: “Người mà không có gì là kẻ không ra gì”. Câu của Balzac là minh triết. Mác đã viết những trang cứ liệu uyên bác, lập luận đanh thép để đi đến một kết luận quyết liệt: bãi bỏ tư hữu. Giá như Mác có thêm được minh triết của Balzac chắc chắn ông suy nghĩ khác và học thuyết của ông không phải là chủ nghĩa Mác như chúng ta biết.” (Chungta. Com, 10-9-2009).
Qua đoạn văn này với câu này chứng tỏ tác giả không hiểu đúng về chủ nghĩa Mác ở một trong những luận điểm quan trọng nhất của nó. Ta biết trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, các ông nói công thức duy nhất của CNCS là “xóa bỏ chế độ tư hữu”, với tư cách là MỘT CHẾ ĐỘ (chế độ kinh tế và chế độ chính trị bảo vệ chế độ kinh tế đó) chứ không phải là “bãi bỏ tư hữu”, chỉ như một hiện tượng, một hình thức của nó. Không thể diễn đạt nôm na hay giản đơn làm sai lệch hẵn bản chất vấn đề như thế, vì nó sẽ làm sai lạc bản chất của chủ nghĩa Mác với tư cách là một khoa học. Đó là thứ nhất.
Thứ hai, không phải chế độ tư hữu nói chung hay tư hữu cá thể mà là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, dùng để bóc lột và áp bức giai cấp công nhân và nhân dân lao động chứ không phải sở hửu tư nhân, cá thể và sở hưu cá nhân nói chung. Công thức xóa bảo chế độ tư hữu, sỡ dĩ trong Tuyên ngôn chỉ nói như vậy vì Mác và Ăngghen đang phân tích sứ mệnh lịch sử cũa chủ nghĩa tư bản. Và các chế độ tư hữu trước đó đã bị CNTB phủ dịnh rồi.
Để tránh hiểu lầm, về sau chính Mác đã giải thích rằng xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN nhưng phủ định này (xóa bỏ theo nghĩa biện chứng nghĩa là có kế thừa, và tự nó phủ định từ bên trong chính nó) là quay trỏ lại trên một nền tảng mới cao hơn, tức quay lại chế độ sỡ hữu cá nhân người lao động trong một thể liên hiệp (tập thể/ cộng đồng) tự do của con người mà hình tháì ngày nay dễ thấy nhất là kinh tế cổ phần văn minh, là một ví dụ về tính tất yếu ấy.
Thứ ba là, Khi nói xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là nói tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Nghĩa là còn tư hữu công cụ sản xuất không chủ yếu và vẫn còn duy trì tư hữu về sản phẩm tiêu dùng. Như vậy trong CNCS vẫn duy trì một phần “tư hữu” nào đó phù hợp với bản chất của con người- con người là một thực thể có sở hữu. Nên Balzac mới nói “Người mà không có gì là kẻ không ra gì”! Đây là cấu nói hết sức sâu sắc!
Cũng phải nó thêm rằng đến CNCS thật sự thì trí tuệ là công cụ và sức sản xuất chủ yếu gắn với các công nghệ trí tuệ là chế độ sở hữu của người lao động và cũng là sở hữư của xã hội. Và tài sản của con người ngoài sản phẩm vật chất cìn là sản phẩm tinh thần và các giá trị nhân phẩm khác. Cần hiểu đúng câu nói minh triết của Balzac :“Người mà không có gì là kẻ không ra gì” theo nghĩa rộng và nhìn nhận theo quan điểm lịch sử. Nếu không hóa ra giai cấp công nhân khi không có tư liêu sản xuất là hoàn toàn không ra gì?!
Xóa bỏ́ chế độ tư hữu TBCN không phải là “vô sản hóa”, như có khi vẫn bị hiểu một cách giản đơn tiểu tư sản.
Thứ tư là, trong thời kỳ quá độ lên CNXH (ở những nước kém phát triển), thì sỡ hữu tư nhân về TLSX thì còn chiếm tỉ trọng lớn và còn tất yếu, có vị thế (trên một mức độ nhất định) cùng với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu- tức kinh tế nhà nước (dù kinh té nhà nước có ưu thế hơn, hay là chủ đạo?), tạo nên nền tảng của xã hội quá độ này. Nhưng sang giai đoạn CSCN thì nền tảng là chế độ công hữu về TLSX chủ yếu, nhưng trong hình thái gần giống như kinh tế cổ phần hiện nay.
Ít ra hiểu như vậy mới đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác sáng tạo khi nói về “xóa bỏ chế độ tư hữu”. Nhưng trong thực tế khi chủ trương tiển lên CNXH từ các nước kém phát triển, trình độ tiểu nông và tiểu tư sản, pha sắc mày phong kiến nên vùa duy ý chím nóng vội vừa hiểu giản đơn, ngây thơ, thô thiển, giáo điều, náy móc và áp đặt mù quáng về công thức xóa bỏ chế độ tư hữu, là một chuyện khác. Tức họ đã biến CNCS khoa học của Mác và Ăng nghen thành CNXH tiểu tư sản- nửa phong kiến đầy vẻ không tưởng mà thực ra các nhà kinh điển đã phân tích, cảnh báo từ trong tác phẩm của mình và cùng với chuyển biến của thực tiển đã có sự điều chỉnh, bổ sung nhận thức (nhất là với Ăngghen).
Thứ năm là, chính Mác cũng đã cảnh báo rằng, khi một chế độ kinh tế còn có lý do tất yếu của sự tồn tại thì không thể dùng mệnh lệnh hành chính mà xóa bỏ được nó, cùng lằm là có thể rút ngắn quá trình đau đẻ của nó mà thôi.
Chủ nghĩa Mác đánh giá rất cao vai trò chế độ tư hữu trong lịch sử và nhất là chế độ tư hữu TBCN, nhưng cũng không vạch ra hệ quả tai hại rất lớn của nó. Nhưng là bằng nhãn quan khoa học chứ không phải bằng nhãn quan/ tinh thần đạo đức.
Đáng tiếc nhà quyết sách lại hay quên những điều này, nhất là khi bị chủ nghĩa giáo điều và bệnh duy ý chí, nóng vội chi phối.
Đúng là khi thực thi chủ nghĩa Mác, chúng ta không chỉ thiếu hiểu biết lý uận ở tầm khoa học mà còn đã bỏ/ ít biêt dùng quan minh triết phương Đông. Bởi vì (theo Hoàng Ngọc Hiến) “Trong minh triết Đông Á, cách làm “vô vi” quán xuyến từ việc giáo dục đạo đức đến việc trị dân. Trong quan niệm của Mạnh tử (xem Mạnh tử, II, A,2) muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên và đạo đức cho ai đó thì “đừng có hấp tấp, cầu cho mau xong… mà nong sức trưởng thành…” [H.N.H.tô đậm], đừng có làm như người nước Tống kia “lo lắng đám mạ của mình chẳng lớn bèn lấy tay mà nhổm lên từng cọng”. “Không hấp tấp nong sức trưởng thành…” cũng như “nhổ cỏ mọc xen đám mạ” để mạ tự mọc lên, đó chính là vô vi.”
CNXH hay CNCS không phài “ngõ cụt lịch sử” như ai đó với cái nhìn thiển cận đã nói. Khi cho rằng “Giữa thế kỷ XIX, khi nhận ra "Mỗi lỗ chân lông chủ nghĩa tư bản đều ứa máu vô sản", K. Marx và Engels đề xuất chủ nghĩa cộng sản, mong đem lại công bằng xã hội, cứu rỗi triệu triệu chúng sinh bị đày đọa. Nhưng rồi, sau 70 năm thực hành "chủ nghĩa xã hội hiện thực", chứng kiến những tội ác mà nhiều chế độ cộng sản gây cho con người cùng sự suy sụp của những nền kinh tế phi tư hữu, đại đa số nhân loại đã thất vọng về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng hôm nay, trước cuộc khủng hoàng tài chình toàn cầu do chủ nghĩa tư bản gây nên, dường như nhiều người lại quay về mong tìm thuốc chữa ở chủ nghĩa cộng sản? Nhưng đấy không phải sáng suốt mà phản ánh sự lúng túng, bất lực, cho thấy trí tuệ nhân loại đã tới chỗ khốn cùng !”(!?).
Chúng tôi muốn nhắc lại: Cách nêu vấn đề như vậy chứng tỏ không hiểu/ hay hiểu một cách giản đơn, chỉ nhìn hời hợt ở bên ngoài, không thâm nhập vào lôgích và lịch sử của chủ nghĩa Mác và lôgích và lịch sử của CNTB và loài người.
5- Định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
Tôi nhất trí cơ bản với nhận định của nguyên TBT Lê Khả Phiêu (SGGP, 14-10-2009) “Ngày nay sự nghiệp mới của Đảng ta là sự nghiệp yêu nước và cách mạng phù hợp với tính chất của thời đại: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
…Chúng ta đã hoàn thành được sự nghiệp giải phóng dân tộc, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, bỏ qua sự phát triển chế độ tư bản ở nước ta, thực hiện thắng lợi chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, đang ráo riết thực hiện chặng đường thứ hai từ 1996 đến 2020 cơ bản xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đúng với định hướng xã hội chủ nghĩa. Nắm vững tính chất của thời đại, đi đúng con đường của thời đại, nhất định từ 2020 đến khoảng nửa thế kỷ 21 chúng ta sẽ vững bước xây dựng một nước Việt Nam công nghiệp, hiện đại, xã hội chủ nghĩa. Trên các nền tảng ấy, hướng tới tương lai đẹp đẽ ấy mà Đảng ta tiến hành dân vận.
Chúng ta tràn đầy hy vọng ở tương lai vô cùng tươi sáng vào những năm giữa thế kỷ 21: Xây dựng thành công một nước Việt Nam công nghiệp, hiện đại, xã hội chủ nghĩa.” Có lẽ, theo tôi, CNXH ở VN thật sự tương đối hoàn chỉnh phải ở nửa cuối thế kỷ 21. ( Về lý luận và tổng kết thực tiễn của CNXH, xem thêm, Nguyễn Ngọc Long, chủ biên, Chủ nghĩa Mác Lênin, với việc vận mệnh và tương lai của CNXH hiện thực, 2009)
Bạn đọc viết: “Kinh tế thị trường “định hướng XHCN” do cụ Phú Trọng sáng tạo, được hoan nghênh (trong bối cảnh lo lắng chệch hướng”, nhờ vậy cụ Phú Trọng có vị thế vững chắc. Chẳng ai dám “bàn thêm” về cái định hướng này, cho đến khi một Hội Nghị (9-2009) đòi hỏi làm rõ nó là cái gì “. “Hầu hết các nhà khoa học đều đòi hỏi làm rõ khái niệm "định hướng XHCN" được gắn với "nền kinh tế thị trường". Nó là cái gì, nội hàm ra sao? Tôi đang chờ kết quả thảo luận. Không phải trước đó người ta ít giải thích về khái niệm này, nhưng rõ rằng là người nghe chưa thông. Điều buồn là chưa thông nhưng phải im lặng trước các vị có học hàm, lại có cả quyền lực”
Hoặc “Có người bảo kinh tế thị trường định hưóng XHCN là thành tựu về lý luận của chúng ta, nhưng một hội nghị rất gần đây lại cho rằng nó không rõ nghĩa”.
Rõ ràng ngay nay chúng ta thấy có nền kinh tế thị trường TBCN và kinh tế thị trường XHCN. Nói nền kinh tế thị trường định hương XHCN là đúng với hoàn cảnh và trình độ phát triển của VN . Có thể từ nền kinh tế thị trướng định hướng XHCN lên nền kinh tế thị trường XHCN. Nói định hướng là vừa nói xu hướng vừa nói chủ động tạo lập theo xu hướng đó. Cần thấy tính tương dối của khái niệm này. Nó chỉ trạng thái quá độ mà CNXH còn ở phía trước vì nền kinh tế xã hội của chúng ta còn thấp. Chúng ta chưa trực tiếp tạo lập nền kinh tế thị trường XHCN.
Vấn đề này đã thảo luận nhiêu lần và không phải mọi điều rõ ràng ngày nhưng xu hướng và khái niệm ấy là đúng. Với một khái niệm mới, phản ánh xu hướng và các mặt nhiều chiều củ cuộc sống và có mặt chưa rõ là bình hướng và không nên đơn giản hóa kiểu 1vơi 1 là 2.
Bản thân nền kinh tế thị trường và nền kinh tế hiện sạu ngày càng phát triển thì tự nó vừa tạo nên tiền đề vật chất cho CNXH tuy nó có thể mang hình thái TBCN. Đồng thời từ phân tích xu hương và mục tiêu phát triển trong thời đại ngày nay gắn với tiến trình hóa bình, dân chủ, dân giàu nước mạnh, công bằng, văn minh… và tiến bộ xã hội thì đường lối, luật pháp, thể chế và hoạt động thực tiễn mà định hướng, định hình từng bước, từng yếu tố, từng trình độ CNXH.
Nội dung định hướng ngoài mục tiêu mà như đã nói trên, các mục tiêu này các nước tư bản phát triển cũa từng bước tạo nên và đạt tới, là phát triển lực lượing sản xuất, theo hướng hiện đại tiến tới kinh tế tri thức, kinh tế sinh thái, là tại nên nền kinh tế đa sở hữu (tùy từng thời kỳ mà sỡ hữu nào chiếm ưu thế và hiệu quả hơn, nhưng khuynh hướng chuing là sỡ hữu xã hội, nhất là hình tahi1 cổ phần), thực hiện phân phối vừa theo lao độ̀ng vừa theo vốn đầu tư, thưc hiện an sinh xã hội, với chế độ phúc lợi ngày càng công bằng, hợp lý hơn và thực thi nền dân chủ tàin diện sâu rộng trong đó toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự nhằm phát triển nền dân chủ cả bên trên và bên dưới. Con người tự do phát triển và ngày càng hạnh phúc, xã hội ngày càng đồng thuận, đoàn kết, hài hòa, trong môi trường văn hóa và môi trường sinh thái anh lành, tóm lại là phát triển nhân văn, bền vững.
Phát triển các doanh nghiệp cả doanh nghiệp tư nhân và nhà nước thì định hướng XHCN là vừa phải có lợi nhuận vừa phải bảo vệ môi trường vừa phải có trách nhiên xã hội dân sinh. Doanh nghiệ5p làm không có lợi nhuận thì khó là doanh nghiệp, chứ chưa nói gì là XHCN, nhưng nếu cưó nhuận mà xa lánh và bất chấp trách nhiệm xã hội, thì cũng không thể là XHCN. XHCN nói ở đây là phạm trù lịch sử với mức độ nội hàm theo từng giai đoạn của nó. CNXH là một xã hội quá độ, theo Mác – Ăngghen, để sau đó có CNCS, tức trình độ cao, chín muồi của hình thái mới thay thế hình thái xã hội TBCN. Có lẽ CNXH, ngay từ CNTB phát triển nhất thì cũng phải qua một thập kỷ mới đến CNCS (như tiêu chí dự kiến tring phân tích mang tính dự báo của Mác- Ăng ghen trong Tuyên ngôn của Đảng cộing sản và Các nguyên lý của CNCS và hiện thức của CNTHĐ đang thể hiện).
Ngày nay các nước như ĐCS Pháp hay nói là CNXH là vượt qua CNTB, ít dùng từ xóa bỏ CNTB, hay cải biến CNTB. Thực ra thì CNXH là tiếp tục CNTB và phủ định/ vượt qua CNTB. Cụ Phạm Văn Đồng cũng có lần nó đại ý như vậy. Trong “Thế giới ngày nay và phương thức tiến lên CNXH ở nước ta” chúng tôi đã phân tích vấn đề này.
Một nước tiền tư bản hay tư bản trung bình thì trong thời đại ngày nay khi đảng của gia cấp công nhân nắm được chính quyền có thể cải cách xã hội / hay cách mạng theo hướng tiến lên CNXH thông qua và bằng các hình thức CNTB nhà nước, hội nhập quốc tế, tiếp thu các thành tụu văn minh của thế giới để dân dân