Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Có nhiều thứ trong nhà bạn đột nhiên biến mất. Chẳng hạn như hộp diêm, cái bút, rồi ti tỉ những thứ linh tinh khác, rõ ràng là bạn đã để nó ở chỗ này, thế mà khi cần lại không thấy đâu nữa. Hỏi mọi người thì ai cũng một mực khăng khăng là không lấy hay đụng đến. Vậy thì nó đi đâu?
Một người bình thường đột nhập vào nhà chỉ để lấy cái tăm, cái kim? Thật nực cười! Hay là ma? Có thể xưa nay mọi người vẫn nghĩ đến một con ma vô hình nào đó đã lấy đồ đạc của mình đi. Tuy nhiên, tất cả đều sai bét. Có những thủ phạm mà bạn chưa hề biết hay chưa hề nghĩ tới. Đó là những người tí hon.
Tin hay không thì tuỳ bạn, nhưng có một cậu bé đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của những kẻ chuyên đi mượn đồ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Họ chính là Homily, Pod và Arrietty - một gia đình tí hon. Ngay từ cái tên, họ cũng đã đi mượn. Tất cả những gì họ có đều là do vay mượn. Họ không có bất cứ cái gì là của riêng họ cả. Chẳng có gì. Nhưng họ rất dễ tự ái và kiêu ngạo và họ nghĩ mình sử hữu cả thế giới này.
Thế giới của những người vay mượn tí hon được nhà văn Marry Norton vẽ nên thật đẹp đẽ, đầy ma mị và bí ẩn.
Những người vay mượn tí hon kể về cuộc sống bên dưới sàn nhà bếp của một gia đình Clock tí hon gồm ông Pod, bà Homily và con gái họ Arrietty. Hễ cần cái gì, ông Pod chỉ việc lên “mượn” con người.
Tuy nhiên, chỉ mình ông Pod được ngao du lên trên, bởi luôn có nguy cơ người vay mượn bị “nhìn thấy” và vĩnh viễn không thể trở về nhà. Cuộc sống của nhà Clock khá dễ dàng nhưng lại buồn tẻ với một đứa trẻ như Arrietty lúc nào cũng lủi thủi chơi một mình.
Khát khao kết bạn cùng những điều tươi mới của thế giới bên ngoài đã thôi thúc Arrietty thực hiện một cuộc thám hiểm với sự giúp đỡ của người cha. Điều này đã làm cho toàn bộ câu chuyện không chỉ mang vẻ đẹp cổ tích mà còn gay cấn hệt như tiểu thuyết trinh thám.
Ngôn từ giản dị cùng giọng kể đầy lôi cuốn đã đem lại cho người đọc một cảm giác đáng tin cậy và ngạc nhiên về thế giới những người vay mượn tí hon. Bạn sẽ phải “wow” nhiều lần trước những khung cảnh mà nhà văn Marry Norton tái hiện qua từng câu chữ.
“Bà Homily tự hào về phòng khách của mình: tường được dán mẩu vụn của những bức thư cũ gom được từ thùng rác và bà Homily đã sắp xếp sao cho những dòng chữ viết tay hàng ngang thành những đường kẻ dọc chạy từ sàn nhà đến trần nhà.”
Bên dưới sàn nhà bếp, những người vay mượn tí hon có cả lò sửa, nước nóng để dùng vào mùa đông. Họ tắm trong cái liễn một thời đựng patê gan. Cái cổng chống chuột thì quả là kỳ công, xứng đáng được coi là tác phẩm nghệ thuật: “Ông Pod dùng đủ thứ để xây cái cổng này – một tấm của chiếc bàn nạo pho mát gập được, một cái nắp có bản lề của hộp đựng tiền nhỏ, những miếng kẽm vuông có lỗ của một chạm thức ăn cũ, một cái vỉ đập ruồi…”
Những khung cảnh thiên nhiên quá đỗi dịu dàng trong truyện sẽ kích thích trí tưởng tượng của những bạn trẻ. “Ánh sáng mặt trời, cỏ, gió nhẹ và nửa đường lên bờ cỏ, chỗ vòng ra ở góc nhà, một cây anh đào đang nở hoa! Trên lối đi là một thảm cách hoa màu hồng và, ngay dưới gốc cây nhạt màu như bơ là một bụi hoa anh thảo.”
Tiểu thuyết kết thúc bằng giọng kể của người dẫn truyện, bà Sophia. Bà kể rằng đã tìm và đọc được cuốn hồi ký của Arrietty. Nét chữ “e” của cô bé tí hon này giống hệt nét chữ của em trai bà. Một kết thúc như vậy hẳn khiến người đọc băn khoăn nhiều về câu hỏi: Liệu người vay mượn tí hon có thật hay không?
Một người bình thường đột nhập vào nhà chỉ để lấy cái tăm, cái kim? Thật nực cười! Hay là ma? Có thể xưa nay mọi người vẫn nghĩ đến một con ma vô hình nào đó đã lấy đồ đạc của mình đi. Tuy nhiên, tất cả đều sai bét. Có những thủ phạm mà bạn chưa hề biết hay chưa hề nghĩ tới. Đó là những người tí hon.
Tin hay không thì tuỳ bạn, nhưng có một cậu bé đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của những kẻ chuyên đi mượn đồ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Họ chính là Homily, Pod và Arrietty - một gia đình tí hon. Ngay từ cái tên, họ cũng đã đi mượn. Tất cả những gì họ có đều là do vay mượn. Họ không có bất cứ cái gì là của riêng họ cả. Chẳng có gì. Nhưng họ rất dễ tự ái và kiêu ngạo và họ nghĩ mình sử hữu cả thế giới này.
Thế giới của những người vay mượn tí hon được nhà văn Marry Norton vẽ nên thật đẹp đẽ, đầy ma mị và bí ẩn.
Những người vay mượn tí hon kể về cuộc sống bên dưới sàn nhà bếp của một gia đình Clock tí hon gồm ông Pod, bà Homily và con gái họ Arrietty. Hễ cần cái gì, ông Pod chỉ việc lên “mượn” con người.
Tuy nhiên, chỉ mình ông Pod được ngao du lên trên, bởi luôn có nguy cơ người vay mượn bị “nhìn thấy” và vĩnh viễn không thể trở về nhà. Cuộc sống của nhà Clock khá dễ dàng nhưng lại buồn tẻ với một đứa trẻ như Arrietty lúc nào cũng lủi thủi chơi một mình.
Khát khao kết bạn cùng những điều tươi mới của thế giới bên ngoài đã thôi thúc Arrietty thực hiện một cuộc thám hiểm với sự giúp đỡ của người cha. Điều này đã làm cho toàn bộ câu chuyện không chỉ mang vẻ đẹp cổ tích mà còn gay cấn hệt như tiểu thuyết trinh thám.
Ngôn từ giản dị cùng giọng kể đầy lôi cuốn đã đem lại cho người đọc một cảm giác đáng tin cậy và ngạc nhiên về thế giới những người vay mượn tí hon. Bạn sẽ phải “wow” nhiều lần trước những khung cảnh mà nhà văn Marry Norton tái hiện qua từng câu chữ.
“Bà Homily tự hào về phòng khách của mình: tường được dán mẩu vụn của những bức thư cũ gom được từ thùng rác và bà Homily đã sắp xếp sao cho những dòng chữ viết tay hàng ngang thành những đường kẻ dọc chạy từ sàn nhà đến trần nhà.”
Bên dưới sàn nhà bếp, những người vay mượn tí hon có cả lò sửa, nước nóng để dùng vào mùa đông. Họ tắm trong cái liễn một thời đựng patê gan. Cái cổng chống chuột thì quả là kỳ công, xứng đáng được coi là tác phẩm nghệ thuật: “Ông Pod dùng đủ thứ để xây cái cổng này – một tấm của chiếc bàn nạo pho mát gập được, một cái nắp có bản lề của hộp đựng tiền nhỏ, những miếng kẽm vuông có lỗ của một chạm thức ăn cũ, một cái vỉ đập ruồi…”
Những khung cảnh thiên nhiên quá đỗi dịu dàng trong truyện sẽ kích thích trí tưởng tượng của những bạn trẻ. “Ánh sáng mặt trời, cỏ, gió nhẹ và nửa đường lên bờ cỏ, chỗ vòng ra ở góc nhà, một cây anh đào đang nở hoa! Trên lối đi là một thảm cách hoa màu hồng và, ngay dưới gốc cây nhạt màu như bơ là một bụi hoa anh thảo.”
Tiểu thuyết kết thúc bằng giọng kể của người dẫn truyện, bà Sophia. Bà kể rằng đã tìm và đọc được cuốn hồi ký của Arrietty. Nét chữ “e” của cô bé tí hon này giống hệt nét chữ của em trai bà. Một kết thúc như vậy hẳn khiến người đọc băn khoăn nhiều về câu hỏi: Liệu người vay mượn tí hon có thật hay không?