Nguyen Doan Lam Thuy
New member
- Xu
- 0
Đọc lại bản điều trần Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ
(sách Ngữ văn lớp 11 nâng cao, tập I trang 89)
Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là một trí thức yêu nước, người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông am hiểu nền văn hóa phương Đông sâu sắc, lại sớm tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây, nên đã nhận thức sâu sắc nhu cầu bức thiết phải canh tân đất nước. Ông rất đau lòng khi chứng kiến cảnh nước ta đang mất dần vào tay thực dân Pháp nên đã viết bản điều trần tâm huyết, đúng đắn, dâng lên triều đình với mong muốn đổi mới đất nước phát triển vững mạnh. Chỉ tiếc rằng vua Tự Đức đã không chấp nhận.
Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có tên là “Tế cấp bát điều” có nghĩa là “Tám việc cần làm gấp”, nhưng cuối cùng đành phải xếp lại! Tám điều ấy là:
1/ Xin gấp rút sửa đổi việc võ bị.
2/ Xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt số quan lại và khóa sinh.
3/ Xin gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ.
4/ Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng.
5/ Xin điều chỉnh thuế ruộng đất.
6/ Xin sửa sang lại biên giới.
7/ Xin nắm rõ dân số.
8/ Xin lập viện Dục anh và trại Tế bần.
Tất cả tám việc nêu trên rõ ràng là vô cùng cấp thiết, thể hiện trình độ trí tuệ uyên bác, tầm nhìn chính trị sắc sảo đúng đắn của Nguyễn Trường Tộ. Những điều này hiện nay nhà nước chúng ta đã và đang triển khai, điều chỉnh, để ngày một hoàn thiện hơn cho phù hợp với tình hình vận động, phát triển của xã hội trong thời đại giao lưu hợp tác quốc tế sâu rộng .
Chỉ riêng trong điều 4: Xin sửa đổi học thuật, Chú trọng thực dụng, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị mở khoa nông chính, khoa thiên văn và địa lí, khoa kĩ nghệ, khoa luật học. Rõ ràng, Nguyễn Trường Tộ đã thấy ra nền Nho học theo lối từ chương không thể đáp ứng được những nhu cầu bức thiết mà thời đại đặt ra, không còn có khả năng là một động lực để xây dựng phát triển đất nước, cũng như bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Vì thế mà về sau, trong bài Xuất dương lưu biệt, Phan Bội Châu đã chua chát rằng:
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!
Dịch: Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
(Tôn Quang Phiệt dịch)
Các ngành khoa học Nguyễn Trường Tộ đề xuất với triều đình xin mở đều mang tính thiết thực, vì nền kinh tế nước ta thời phong kiến chủ yếu là một nền nông nghiệp lạc hậu, nhân dân lao động thủ công và bằng kinh nghiệm là chính, mà chưa có sự tác động hỗ trợ của các yếu tố khoa học kĩ thuật, nên sản lượng thấp, cuộc sống người dân vẫn nghèo đói triền miên.
Riêng việc Nguyễn Trường Tộ đề xuất với triều đình xin lập khoa luật đã nói lên sự quan tâm của ông đến “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh quốc gia”. Đây là điều mà mọi chế độ, mọi nhà nước luôn đặt lên hàng đầu. Theo Nguyễn Trường Tộ: “bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước…Ai giỏi luật sẽ được làm quan”. Ngày hôm nay, xã hội ta luôn nêu cao khẩu hiệu “mọi người đều phải sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Ngay trong bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ đã viết “Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật”. Nhà nước và nhân dân ta ngày nay đang nêu cao vai trò trách nhiệm của ngành tư pháp là phải xử đúng luật, đúng người, đúng tội, tránh xử oan sai. Muốn làm tốt điều này, thì theo Nguyễn Trường Tộ: “phàm những ai đã nhập ngạch Bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc. Như vậy là để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả”. Đây chính là thể hiện rõ quan điểm tam quyền phân lập. Giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải đảm bảo tính độc lập khách quan.Theo Nguyễn Trường Tộ, “làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng”. Ngay trong “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” vào tháng mười, năm 1945, trong bức thư gửi cho các Ủy ban nhân dân, Hồ Chủ tịch đã căn dặn: “Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà mà tôi phải nói: chúng ta phải ghi sâu những chữ công bình, chính trực vào lòng…” (Dẫn theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Những năm tháng không thể nào quên).
Trong bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn phê phán: “các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng ai thưởng”. Rõ ràng trong xã hội, cơ quan, vấn đề thưởng phạt phải kịp thời, đúng mức, thì mới có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của xã hội, sự tiến bộ của mọi người. Nguyễn Trường Tộ khẳng định: “Từ xưa đến nay, các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật, thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị được dân”. Đây là một quan điểm đúng đắn. Xã hội ta ngày nay đang thực hiện cải cách hành chính, đang soạn thảo thêm các điều luật và chỉnh sửa luật pháp cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước trong thời đại mới. Tư tưởng pháp trị của Nguyễn Trường Tộ hôm nay vẫn nguyên giá trị. Ông còn nhấn mạnh thêm mối quan hệ biện chứng giữa pháp trị và đức trị rằng: “Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư”. Nguyễn Trường Tộ đề cao việc con người sống đúng luật pháp, làm theo luật pháp là đạo sống, là đức trời. Ông viết:” Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời. Như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người không tận dụng luật mà thôi. Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác.”
Bản điều trần Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một văn bản nghị luận chặt chẽ, thấu tình đạt lí. Nội dung đề cập đến vấn đề quan trọng của đất nước vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài. Tính cho đến nay, đã gần tròn một trăm bốn mươi năm giã biệt cõi đời của nhà trí thức tâm huyết Nguyễn Trường Tộ, nhưng những bản điều trần của ông để lại cho đời vẫn nguyên giá trị, vẫn là những sách lược trị nước đúng đắn để cho các cấp chính quyền nghiên cứu vận dụng, để cho nhân dân điều chỉnh hành vi bản thân, sống theo hiến pháp và pháp luật. Được như vậy thì tin rằng trật tự xã hội sẽ đi vào kỉ cương, chính lệnh của quốc gia sẽ được thực hiện nghiêm minh và đất nước sẽ phát triển, cuộc sống của dân sẽ yên bình hạnh phúc.
Nguyễn Tống
GV Trường Quốc Học
(sách Ngữ văn lớp 11 nâng cao, tập I trang 89)
Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là một trí thức yêu nước, người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông am hiểu nền văn hóa phương Đông sâu sắc, lại sớm tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây, nên đã nhận thức sâu sắc nhu cầu bức thiết phải canh tân đất nước. Ông rất đau lòng khi chứng kiến cảnh nước ta đang mất dần vào tay thực dân Pháp nên đã viết bản điều trần tâm huyết, đúng đắn, dâng lên triều đình với mong muốn đổi mới đất nước phát triển vững mạnh. Chỉ tiếc rằng vua Tự Đức đã không chấp nhận.
Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có tên là “Tế cấp bát điều” có nghĩa là “Tám việc cần làm gấp”, nhưng cuối cùng đành phải xếp lại! Tám điều ấy là:
1/ Xin gấp rút sửa đổi việc võ bị.
2/ Xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt số quan lại và khóa sinh.
3/ Xin gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ.
4/ Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng.
5/ Xin điều chỉnh thuế ruộng đất.
6/ Xin sửa sang lại biên giới.
7/ Xin nắm rõ dân số.
8/ Xin lập viện Dục anh và trại Tế bần.
Tất cả tám việc nêu trên rõ ràng là vô cùng cấp thiết, thể hiện trình độ trí tuệ uyên bác, tầm nhìn chính trị sắc sảo đúng đắn của Nguyễn Trường Tộ. Những điều này hiện nay nhà nước chúng ta đã và đang triển khai, điều chỉnh, để ngày một hoàn thiện hơn cho phù hợp với tình hình vận động, phát triển của xã hội trong thời đại giao lưu hợp tác quốc tế sâu rộng .
Chỉ riêng trong điều 4: Xin sửa đổi học thuật, Chú trọng thực dụng, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị mở khoa nông chính, khoa thiên văn và địa lí, khoa kĩ nghệ, khoa luật học. Rõ ràng, Nguyễn Trường Tộ đã thấy ra nền Nho học theo lối từ chương không thể đáp ứng được những nhu cầu bức thiết mà thời đại đặt ra, không còn có khả năng là một động lực để xây dựng phát triển đất nước, cũng như bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Vì thế mà về sau, trong bài Xuất dương lưu biệt, Phan Bội Châu đã chua chát rằng:
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!
Dịch: Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
(Tôn Quang Phiệt dịch)
Các ngành khoa học Nguyễn Trường Tộ đề xuất với triều đình xin mở đều mang tính thiết thực, vì nền kinh tế nước ta thời phong kiến chủ yếu là một nền nông nghiệp lạc hậu, nhân dân lao động thủ công và bằng kinh nghiệm là chính, mà chưa có sự tác động hỗ trợ của các yếu tố khoa học kĩ thuật, nên sản lượng thấp, cuộc sống người dân vẫn nghèo đói triền miên.
Riêng việc Nguyễn Trường Tộ đề xuất với triều đình xin lập khoa luật đã nói lên sự quan tâm của ông đến “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh quốc gia”. Đây là điều mà mọi chế độ, mọi nhà nước luôn đặt lên hàng đầu. Theo Nguyễn Trường Tộ: “bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước…Ai giỏi luật sẽ được làm quan”. Ngày hôm nay, xã hội ta luôn nêu cao khẩu hiệu “mọi người đều phải sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Ngay trong bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ đã viết “Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật”. Nhà nước và nhân dân ta ngày nay đang nêu cao vai trò trách nhiệm của ngành tư pháp là phải xử đúng luật, đúng người, đúng tội, tránh xử oan sai. Muốn làm tốt điều này, thì theo Nguyễn Trường Tộ: “phàm những ai đã nhập ngạch Bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc. Như vậy là để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả”. Đây chính là thể hiện rõ quan điểm tam quyền phân lập. Giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải đảm bảo tính độc lập khách quan.Theo Nguyễn Trường Tộ, “làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng”. Ngay trong “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” vào tháng mười, năm 1945, trong bức thư gửi cho các Ủy ban nhân dân, Hồ Chủ tịch đã căn dặn: “Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà mà tôi phải nói: chúng ta phải ghi sâu những chữ công bình, chính trực vào lòng…” (Dẫn theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Những năm tháng không thể nào quên).
Trong bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn phê phán: “các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng ai thưởng”. Rõ ràng trong xã hội, cơ quan, vấn đề thưởng phạt phải kịp thời, đúng mức, thì mới có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của xã hội, sự tiến bộ của mọi người. Nguyễn Trường Tộ khẳng định: “Từ xưa đến nay, các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật, thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị được dân”. Đây là một quan điểm đúng đắn. Xã hội ta ngày nay đang thực hiện cải cách hành chính, đang soạn thảo thêm các điều luật và chỉnh sửa luật pháp cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước trong thời đại mới. Tư tưởng pháp trị của Nguyễn Trường Tộ hôm nay vẫn nguyên giá trị. Ông còn nhấn mạnh thêm mối quan hệ biện chứng giữa pháp trị và đức trị rằng: “Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư”. Nguyễn Trường Tộ đề cao việc con người sống đúng luật pháp, làm theo luật pháp là đạo sống, là đức trời. Ông viết:” Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời. Như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người không tận dụng luật mà thôi. Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác.”
Bản điều trần Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một văn bản nghị luận chặt chẽ, thấu tình đạt lí. Nội dung đề cập đến vấn đề quan trọng của đất nước vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài. Tính cho đến nay, đã gần tròn một trăm bốn mươi năm giã biệt cõi đời của nhà trí thức tâm huyết Nguyễn Trường Tộ, nhưng những bản điều trần của ông để lại cho đời vẫn nguyên giá trị, vẫn là những sách lược trị nước đúng đắn để cho các cấp chính quyền nghiên cứu vận dụng, để cho nhân dân điều chỉnh hành vi bản thân, sống theo hiến pháp và pháp luật. Được như vậy thì tin rằng trật tự xã hội sẽ đi vào kỉ cương, chính lệnh của quốc gia sẽ được thực hiện nghiêm minh và đất nước sẽ phát triển, cuộc sống của dân sẽ yên bình hạnh phúc.
Nguyễn Tống
GV Trường Quốc Học