Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân gây cho bạn ấn tượng sâu sắc và xúc động

Pokemon_kute

New member
Xu
0
Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân gây cho bạn ấn tượng sâu sắc và xúc động nhất? vì sao? anh chị nào chuyên môn này giải thích giúp em, em cảm ơn nhiều
 
Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân gây cho bạn ấn tượng sâu sắc và xúc động nhất? vì sao? anh chị nào chuyên môn này giải thích giúp em, em cảm ơn nhiều

Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

Tràng tươi cười:


- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.


Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:


- U đã về ạ!


Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường.


Tràng nhắc mẹ:

- Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...

---------------

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

-Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

-Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:

-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

Tham khảo

Nhà văn Kim Lân tâm sự “Phần gây xúc động nhất cho tôi khi đọc lại truyện là đoạn bà cụ Tứ trở về. Ở đấy tình của người mẹ thật lớn. Bà nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh và chấp nhận ngay. Bà không chỉ thương con trai mà còn đày lòng thương xót với người đàn bà cùng quẫn kia dù hoàn cảnh bà cũng không khá hơn lắm. Đó chính là bản chất nhân đạo trong tâm hồn con người Việt. Đó cũng là chủ đề của câu chuyện.

- Bà ngạc nhiên trước thái độ trịnh trọng khác thường của người con trai vô tâm tính.

- Khi thấy người đàn bà lạ ngồi ở đầu giường con trai hai lần chào mình bằng u bà thấy mắt nhoèn đi, bà im lặng vì quá ngạc nhiên, hoàn toàn không hiểu đầu đuôi câu chuyện.

- Khi hiểu câu chuyện, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự

+ Nghĩ về con trai – thương con phải lấy vợ nhặt, nhờ cơn đói khát mới lấy được vợ, về bản thân - thấy tủi vì chưa làm tròn bổn phận của người mẹ lấy vợ cho con, về người chồng đã khuất – thương và tủi cho vong linh chồng không biết mặt con dâu, không được chứng kiến ngày con trai lấy vợ, và về người đàn bà lạ bỗng trở thành con dâu – thương người đàn bà khốn khổ, cùng đường mới lấy đến con trai bà mà không tính đến cưới hỏi

-> Ngổn ngang bao tâm trạng buồnvui, mừng tủi, và nhất là lo lắng vì nạn đói, lo vợ chồng chúng nó có sống quanổi cái thời tao loạn này không – tất cả hoà trong dòng nước mắt nghẹn ngào

-> Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ chân thật, logic và rất xúc động. Đó là tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh của người mẹ nghèo Việt Nam .

- Đối xử với nàng dâu mới:

+ Tỏ thái độ gần gũi, thương yêu, chămsóc nàng dâu mới “Con ngồi xuống đây!Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”

+ Lời nói chân tình, dịu dàng, tínhtoán cùng vợ chồng con chuyện nuôi gà, chuyện ngăn liếp, chuyện tương lai vớiniềm lạc quan dân dã “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời; Sông có khúc, người có lúc” để động viên các con


+ Buổi sáng hôm sau: bà bảo ban các con, đem niềm vui cho các con, cố động viên các con bằng món chè khoán, đắng chát nhưng đậm nghĩa tình
–> bà là người mẹ nghèo nhưng cố gắng giữ nếp nhà.






Đôi lời tâm tình:
Mình không có chuyên môn lắm về khoản này. Văn vẻ mỗi người mỗi cảm nhận. Nhưng hình ảnh của người Mẹ trong bài vẫn luôn là ấn tượng nhất đối với mình. Câu chuyện để lại trong mình hình ảnh món chè khoán cùng niềm lạc quan của người Mẹ đến bây giờ mình mãi không quên. Một tình yêu bao la mà người mẹ dành cho con.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top