lephongk49pdl
New member
- Xu
- 0
Ô nhiễm nguồn nước ở khu vực
xung quanh bải rác Hưng Đông
Nghe tin chị ốm, tôi vội phóng xe đi tìm nhà. Chị vừa ngả lưng đang thiu thiu ngủ. Đứa con gái đầu 8 tuổi đang ngồi rửa bát ngoài giếng, bên cạnh nó là chậu quần áo ngâm đầy nước nổi váng vàng khè. Tôi vội vã hỏi cháu bé: “Quần áo có bẩn lắm không mà nổi váng thế kia?” – “Do nước đấy cô ạ”. Có tiếng ho húng hắng trong nhà, tôi vội chạy vào. Trò chuyện với chị, tôi được biết không riêng nhà chị mà hầu hết các gia đình ở 2 xóm Đông Vĩnh và Vĩnh Xuân ( Hưng Đông- Thành phố Vinh) nước sinh hoạt của nhà nào cũng như thế.
Dạo một vòng quanh xóm Đông Vĩnh, tôi được biết: Các hộ gia đình ở đây chủ yếu dùng nước giếng khoan Unicep và giếng thùng. Một số hộ sử dụng hệ thống lọc thủ công, chỉ đôi ba nhà xây dựng bể đựng nước mưa. Theo hướng tay chỉ của chị Tuyết, tôi vào nhà ông xóm trưởng xem thực hư thế nào. Khi biết rõ ý định của tôi, ông mời vào nhà uống nước. Thấy tôi “săm soi” chén nước trên tay, ông cười bảo: “Cô uống thử xem, không sao đâu! Chúng tôi uống nước này cả đời mà cũng đã thấy sao đâu?”. Tôi tự hỏi: Có phải tôi uống nước này không quen hay vì cái mùi khăn khẳn nồng nặc thổi từ bãi rác vào làm tôi có cảm giác “lờm lợm” trong cổ họng.
- Nước sinh hoạt ở đây thì làm sao mà sạch được- Ông bắt đầu nói- Nhưng bẩn tới mức nào thì chúng tôi cũng chịu. Cuối năm 2000, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường về lấy mẫu nước trong phạm vi cách tường bao bãi rác đến 500m để xác định mức độ ô nhiễm nguồn nước khu vực này. Kết quả: Nước mặt ở phạm vi cách bãi rác 400-500m cong có một số chỉ tiêu NO2, COD, BOD5 (không đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam)... vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2,4 lần.
Chợt như nhớ ra điều gì, ông vừa đứng dậy vừa nói: “Để tôi đưa cô đi xem cái này...”. Tưởng ông đưa tôi đi đâu, hoá ra ông dẫn tôi đến bãi rác. Dường như hệ thống xử lí nước thải của nước thải từ bãi rác đã ngừng hoạt động nên nước thải từ các bải rác chảy tràn ra cả đường đi.
Dòng nước đen sì đặc quánh như dầu luyn ấy chảy tới đâu, cây cỏ chết trụi tới đó. “Cô xem- ông nói- nước này lại ngấm xuống đất và biết đâu đất lại “đưa về” giếng nước sinh hoạt của chúng tôi...”
... ĐẾN Ý THỨC CỦA NGƯỜI DÂN
Thực hiện Quyết định số 270/QĐ-UB ngày 28/2/2001 của UBND thành phố mỗi hộ dân ở 2 xã Đông Vĩnh và Vĩnh Xuân đc hỗ trợ 2 triệu đồng để xây dựng bể chứa nước mưa. Tuy nhiên cho tới thời điểm này hầu như chỉ có 30% số hộ gia đình ở 2 xóm sử dụng số tiền ấy vào dùng đúng mục đích. Còn hấu hết do túng thiếu hay chưa ý thức đc việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt nên đã sử dụng số tiền đó vào mục đích khác của gia đình.
Chị N.T.M cười xoà: “Thì gia đình có việc khác cần dùng hơn nên “mượn tạm” tiền xây bể nước cái đã. Chịu khó dùng nước này thêm 1 thời gian nữa cũng không “chết” ngay đc đâu mà lo. Chỉ có hết gạo thì mới chết thôi.”
Còn bác M.T một cựu chiến binh ở xóm Đông Vĩnh thì tâm sự: “Dân chúng tôi ở đây còn nghèo lắm. Thu nhập từ nông nghiệp và cây màu không đủ chi phí cho cuộc sống gia đình, rồi còn tiền học của con cái nữa chứ. Vẫn biết là nước ở đây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng người dân đã quá quen rồi. Cầm số tiền hỗ trợ ấy về có nhiều gia đình cho rằng có nhiều việc cần làm hơn là xây bể...” Thấy tôi đang băn khoăn, bác N.L nói: “Chừng nào còn bãi rác ở đây thì người dân sẽ “nặn” ra đủ lí do để “vòi” tiền của Nhà nước sử dụng vào các công việc khác trong gia đình...”.
Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch chính là đảm bảo sức khoẻ cho mọi người dân. Vì thế, các hộ gia đình 2 xóm Đông Vĩnh và Vĩnh Xuân cần phải nhận thức đúng hơn khi sử dụng số tiền Nhà nước hỗ trợ để xây dựng bể dựng nước mưa dự trữ. Bên cạnh đó, Sở Khoa học công nghệ và môi trường cần có những khảo sát mới về mức độ ô nhiễm do nguồn nước rò rỉ ra từ bải rác và có biện pháp xử lí. Theo ý kiến của một bác sĩ ở Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thì việc khảo sát mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt ở đây do Sở Khoa học và công nghệ môi trường tiến hành vào cuối năm 2000 mới chỉ ra đc những chỉ số thông thường: NO2, COD, BOD5 cao hơn tiêu chuẩn cho phép... chứ chưa phân tích rõ mức độc hại hay các chất độc có trong nguồn nước mặt, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.