kingofking_8686
New member
- Xu
- 0
Ô nhiễm môi trường ở công ty dệt Nha Trang
Trước đây, khi còn là Nhà máy sợi Nha Trang, dù trong khi sản xuất cũng có thải nước ra ngoài môi trường, song tình hình chưa đến nỗi trầm trọng. Từ năm 1992, nhà máy nhập thêm dây chuyền thiết bị, đổi mới công nghệ, có thêm phân xưởng nhuộm. Khi nhà máy sợi đổi tên thành Công ty dệt Nha Trang, nâng cao công suất và tăng sản lượng, có thêm mặt hàng và savr phẩm mớithì việc ô nhiễm môi trường cũng bắt đầu và ngày càng trầm trọng. Từ năm 1995, những người dân nơi đay bắt đầu có đơn thư khiếu nại về tình trạng nước thải của công ty chảy tràn ra ngoài, gây ô nhiễm hoa màu, môi trường sinh thái và cuộc sống người dân khu vực này.
Nước thải của công ty, đặc biệt từ ngày phân xưởng nhuộm, chứa những hoá chất rất độc hại, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, với những căn bênh về da, hệ hô hấp và đặc biệt là những tác nhân gây ung thư. Mỗi năm công ty sử dụng 15 tấn thuốc nhuộm và hàng chục tấn phụ gia khác. Nước có lẫn thuốc nhuộm với những hoá chất đọc hại ấy không được xử lý, chảy tràn ra cánh đồng Vĩnh Phương, làm ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống người dân nơi đây. Dòng nước thải ngấm xuống giếng, làm nước giếng đen ngom, hôi thối, không thể sử dụng được. Những ruộng hoa màu, rau xanh, cây trái... cháy đen lá bởi hoá chất và bởi nhiệt độ cao của thuốc nhuộm. Những trái ớt trong vườn bị thối 2/3 trái và rụng hết, nhữnh con vịt còi cọc, nuôi mãi không lớn và những quả trứng ấp mãi không bao giờ nở. Những ruộng lúa dù cố công chăm sóc và đầu tư phân bón, năng suất cũng chỉ gần bằng một nữa so với ngày xưa....cả cánh đồng ruộng mênh mông trên 10 ha, cùng với hàng trăm ngàn người dân nơi đây đang ngày ngày kêu cứu...
Lần theo hồ sơ, ngày 10 tháng 3 năm 1998, Bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và môi trường đã ký QĐ số 232/QĐ- MTg, phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty dệt Nha Trang. Theo đó, đến tháng 9- 1998, công ty sẽ hoàn thành công trình xử lý nước thải. Đến tháng 12 sẽ làm rõ phương án xử lý bùn cặn.
Hơn 2 năm đã trôi qua mà kế hoạch vẫn là kế kế hoạch. Mặc những lời kêu cứu của dân, mặc những đợt thanh tra, kiểm tra cùng những biên bản xử lý, những kiến nghị của những cơ quan chức năng...Có thể nêu ra đây một ví dụ: Theo kết luận trong báo cáo số 487 TTg ngày 26-8-1998 của đoàn thanh tra về bảo vệ môi trường tại công ty dệt Nha Trang, công ty chấp nhận đề nghị: “ Đến tháng 9-98 công ty sẽ hoàn thành công trình xử lý nước thải. Đến thán 12-99 mà không thực hiện xong thì UBND tỉnh sẽ công văn đình chỉ sản xuất nhuộm”.
Song, đến tháng 12-1999, tình hình chưa có gì thay đổi, UBND tỉnh lại gia hạn đến quý 1/2000.
Mới đây, ngày 23-3-2000, đoàn thanh tra về bảo vệ môi trường cùng đại diện sở công nghiệp, đại diện chính quyền xã Vĩnh Phương, lại có mặt tại hiện trường. Tình hình tệ hại hơn bao giờ hết: nước thải sản xuất, đặc biệt là của phân xưởng nhuộm, thải ra, chảy tràn theo công thoát, ra cánh đồng Vĩnh Phương và khu sinh hoạt của người dân nơi đây tạo nên những vùng đất chết đen ngòm, hôi thối. Do ngấm hoá chất, những người dân nơi đây thường bị bệnh ngoài da, các bệnh viêm nhiễm tai, mũi, họng, bệnh dị ứng.....
Không chỉ nước thải, người dân nơi đây còn phải gánh chịu một hậu quả môi trường khủng khiếp khác: Cả một vùng rộng lớn trên cánh đồng Vĩnh Phương, sát ngay địa phận công ty bị ngập trong dầu FO. Những mảng dầu loang đen ngòm và nhờn nhờn, trơn trượt, trải khắp nơi. Những gốc táo trong các khu vườn ngập trong dầu, người ta đo được mức dầu ngập: 30cm. Các vườn rau vốn đã còi cọc vì nước thải nay đen quánh dầu. Người dân bước đi, chân lép nhép lội trong dầu... Mức ô nhiễm trong mẫu nước thải lấy tại công ty cao gấp 12 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Về nguyên nhân tình trạng ô nhiễm đầu công ty dệt thanh minh: Do bị vỡ đường ống! Công ty đã khắc phục sự cố trong khu vực nhà máy bằng cách trải cát lấp lên trên. Song, còn phần bên ngoài, khu vực của dân tình hình có vẽ như đang “ án binh bất động”.
Mặt khác, để đối phó với các cơ quan chức năng, công ty cho xả nước thải chưa xử lý ra con mương trước cổng nhà máy vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật, khi các cơ quan này đều đã nghỉ. Nước thải theo con mương chảy ra nơi công cộng. Hơn thế, mùa mưa, thứ nước thải độc hai này chảy tràn ra sông Cái và trở thành nguồn cấp nước sinh hoạt cho toàn thành phố Nha Trang. Chỉ ít lâu nữa, không những người dân trên cánh đồng Vĩnh Phương mà rất nhiều người dân trên thành phố này sẽ gánh chịu những hậu quả độc hại của việc ô nhiễm môi trường do công ty dệt Nha Trang gây ra...
Trong cuộc họp xử lý việc ô nhiễm môi trường do nước thải và dầu FO của công ty dệt Nha Trang, Sở khoa học, công nghệ và môi trường đã kiến nghị lên UBND tỉnh: “ Đình chỉ hoạt động của phân xưởng nhuộm đến khi nào công ty hoàn thành hệ thống xử lý nước thải. Phải có biện pháp xử lý ngay sự cố tràn dầu FO phía sau khu dân cư. Ngoài ra, công ty phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho những người dân nơi đây”.
Như những lần trước, lãnh đạo công ty lại kêu gọi sự thông cảm, nếu đóng cửa, hơn năm trăm công nhân bị nghỉ việc, rằng kế hoạch sản xuất không thực hiện được