Ô nhiễm môi trường - một sát thủ thầm lặng

study forever

New member
Xu
0
:triumphant:Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - MỘT SÁT THỦ THẦM LẶNG

Do sản xuất theo công nghệ cũ, lạc hậu... nên nghề sản xuất gạch không chỉ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của nhân dân khu vực lân cận mà còn làm thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp qua việc khai thác đất mặt làm nguyên liệu.

Đặc biệt, với tình hình lũ thấp như năm nay, khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng càng thấp, năng lực “sát thủ” đồng đất của những lò gạch càng nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Ô nhiễm khủng khiếp


Không thể phủ nhận mặt tích cực của các lò gạch thủ công (LGTC) khi mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội. Với trên 700 sơ sở (gần 1.800 miệng lò), mỗi năm làng nghề lò gạch ở An Giang đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình cao tốc đang tăng tốc... Tuy nhiên do phần lớn LGTC hoạt động theo công nghệ lạc hậu nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm khí thải do bụi trấu, tro phát tán trong quá trình đốt lò nung gạch và hơi nóng từ lò đốt ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của nhân dân và thiệt hại về sản xuất nông nghiệp ở các khu vực sản xuất. Từ Long Xuyên đi Châu Đốc, vừa qua khỏi khu vực bến phà Năng Gù (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú), người đi đường “vô tư” cũng dễ dàng nhận ra hình ảnh những cột khói đen ngòm cao ngút từ các LGTC thi nhau “tấn công” vào môi trường không khí. Chỉ cần dừng lại vài ba phút là lập tức bị khó thở, cổ họng nong nóng...Theo Sở KHCN An Giang, một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất liên quan đến các LGTC là ô nhiễm môi trường không khí. Các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nổi cộm là: Bụi tro, CO, CO2, NO, NO2, SO2... Không cần kiến thức y học chuyên sâu, hay những xét nghiệm chuyên khoa..., chỉ một lần tận mắt nhìn những thân cây xung quanh LGTC khẳng khiu với lơ thơ lá cằn cỗi bám đầy bụi, người ta cũng dễ dàng nhận ra tác hại khủng khiếp này. Thậm chí ở ấp Long Hòa có truyền thống trồng lúa lâu đời ở xã Long Giang, (huyện Chợ Mới), thời gian gần đây dù các chủ lò đã “nhún nhường” bằng cách ngưng đốt lò trong một tháng khi lúa của bà con nông dân đang làm đòng và trổ, nhưng cả ấp cũng không làm lúa được vì khói bụi từ các lò gạch.

Con người, môi trường lãnh đủ

Cây cối, được xem là “nhà máy lọc” thiên nhiên mà còn héo hon đến thế, thì sức khỏe, đời sống con người sẽ thế nào?! Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm An Giang có trên 1.000 người trong vùng LGTC bị ảnh hưởng do khí thải và bụi nhiễm bệnh phổi và bệnh bụi phổi. Ngoài ra, LGTC còn gián tiếp gây thiệt hại lên nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Do ảnh hưởng của khí thải, nhiều vật nuôi, cây trồng trong vùng bán kính 1.000-1.500m tính từ miệng lò bị ảnh hưởng, thiệt hại về năng suất với mức thiệt hại bình quân mỗi năm khoảng 7-15 tỉ đồng. Tuy nhiên đáng lo nhất là nạn làm thiệt hại đến tài nguyên đất. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm An Giang có khoảng 1.400ha đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu và thậm chí là “xì” phèn.... do khai thác lớp đất mặt sâu 0,5m để làm nguyên liệu cho lò gạch.Theo tính toán thông thường, mỗi năm dòng Mekong đưa về ĐBSCL 500 tỉ khối nước với gần 100 triệu tấn phù sa, thì phải mất 3 năm liên tiếp lượng phù sa mới có thể bù đắp được thiệt hại này. Nhưng với diễn biến khí hậu toàn cầu như hiện nay, thời tiết ngày càng bất thường: Nước thấp vào mùa lũ thì khả năng này ngày càng xa vời. Hay nói cách khác những LGTC đã gián tiếp sát hại đồng đất sớm và dai dẳng hơn cả sức công phá từ tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu...

ST

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top