rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo sách ” Still bored in a culture of entertainment : rediscovering passion and wonder” của Richard Winter, trang 54- 59
Tại sao một số người dễ trở nên buồn chán hơn những người khác ?
Tính cách và khí chất
Trong nghiên cứu, người ta phân biệt giữa một trạng thái buồn chán ( a state of boredom ) và một nét tính cách buồn chán ( a personality trait of boredom ). Một trạng thái buồn chán được định nghĩa là “a state of relatively low arousal and dissatisfaction , which is attributed to an inadequately stimulating situation.” Trạng thái này có thể được cảm nhận bởi bất cứ ai ở trong một tình huống tẻ nhạt và lặp đi lặp lại. Một tính cách buồn chán được định nghĩa là “ a tendency to experience tedium and lack of personal involvement and enthusiasm, to have a general or frequent lack of sufficient interest in one’s life surrounding and future.” Có vẻ như một số người – cho dù đó là vì cấu trúc bộ não, những trải nghiệm từ thời thơ ấu hoặc khí chất – dễ dàng trải nghiệm sự buồn chán hơn người khác.
Có những thời điểm trong cuộc sống mà chúng ta thực sự nên tìm kiếm một sự thiếu vắng sự kích thích. Điều quan trọng là có những thời điểm yên tĩnh và rút ra khỏi đời sống công việc điên cuồng, những thời gian nằm ườn trên bãi biển , không làm gì cả và thưởng thức sự đơn giản, sự không phức tạp. Nhưng kiểu thư giãn này đặc biệt khó khăn đối với một số người thấy rất khó để sống một mình và trở nên yên lặng. Những người hướng nội có xu hướng hạnh phúc hơn khi ở một mình với sự yên tĩnh xung quanh hơn những người hướng ngoại luôn cần có sự kích thích từ mọi người và từ những hoạt động. Nghiên cứu đã chứng tỏ một mối tương quan vững chắc giữa tính cách hướng ngoại và xu hướng trở nên buồn chán ( tendency to boredom ). Người hướng ngoại, hơn là người hướng nội, phát hiện thấy sự tẻ nhạt, sự lặp lại và kích thích dưới ngưỡng tạo nên sự không thoải mái , sự bồn chồn, không ngồi yên được và một sự thiếu vắng tính kiên nhẫn trong việc giải quyết những vấn đề buồn chán, thất vọng. Trong 1 nghiên cứu đơn giản, các sinh viên được giao cho 1 trò chơi lắp hình khó khăn để ghép lại với nhau. Những sinh viên bỏ cuộc thì có số điểm cao về tính cách hướng ngoại.
Nhìn chung, đàn ông có nhu cầu về sự kích thích bên ngoài ( nhu cầu về sự đa dạng, sự thách thức và sự kích động ) cao hơn . Và đàn ông cũng có xu hướng có số điểm cao hơn trong thang đo về thiên hướng buồn chán. Những người có nhu cầu cao trong việc tìm kiếm cảm giác và sự mới lạ có thể dễ trở nên buồn chán hơn.
Cũng có một mối liên hệ giữa xu hướng trì hoãn và thiên hướng buồn chán. Đây có thể là 1 cơ chế phòng vệ phức tạp , một mối liên quan giữa chủ nghĩa hoàn hảo và sự buồn chán. Trốn tránh vào sự trì hoãn và than phiền về sự buồn chán với 1 nhiệm vụ là hai cách để tránh né trách nhiệm hoàn thành 1 nhiệm vụ và do đó tránh được nguy cơ của sự thất bại hoặc sự không hoàn hảo.
Nhiều tác giả cũng bình luận về mối liên hệ giữa sự buồn chán và xu hướng tập trung vào bản thân và tính yêu bản thân ( narcissistic ) . Sự buồn chán cũng gắn liền với sự bị xao nhãng ( distractibility ), kiểm soát sự tập trung chú ý kém và những khó khăn trong việc tập trung chú ý. Cụm từ “ không chịu đựng được sự buồn chán “ ( intolerance of boredom ) và “ liên tục tìm kiếm kích thích “ thường xuất hiện trong danh sách những triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý ( ADHD )ở trẻ em và người trưởng thành.
Thang đo về thiên hướng nhàm chán ( The boredom proneness scale ) yêu cầu bạn trả lời 28 câu hỏi đúng – sai phía dưới.
1. Tôi dễ dàng tập trung vào những hoạt động của tôi.
2. thường xuyên khi đang làm việc , tôi thấy mình đang lo lắng về những việc khác.
3. Thời gian dường như luôn luôn trôi đi chậm chạp.
4. Tôi thường phát hiện thấy mình không biết làm điều gì.
5. Tôi thường mắc kẹt trong những tình huống mà tôi phải làm những điều vô nghĩa.
6. Phải xem những bộ phim gia đình và những cảnh du lịch của một ai đó khiến tôi thấy nhàm chán kinh khủng.
7. I have projects in mind all the time, things to do.
8. Tôi thấy dễ dàng làm cho bản thân được tiêu khiển.
9. Tôi phải làm nhiều việc có tính chất lặp đi lặp lại và đơn điệu, buồn tẻ.
10. Tôi cần nhiều sự kích thích để hoạt động hơn phần lớn mọi người.
11. I get a kick out of most things I do.
12. Tôi hiếm khi thấy vui vẻ về công việc của tôi.
13. Trong bất cứ tình huống nào, tôi luôn luôn tìm thấy điều gì đó để làm hoặc để xem , để giữ cho mình hứng thú.
14. Rất nhiều thời gian tôi chỉ ngồi và không làm gì cả.
15. Tôi giỏi trong việc chờ đợi một cách kiên nhẫn.
16. Tôi thường phát hiện thấy mình không có điều gì để làm.
17. Ở những tình huống mà tôi phải chờ đợi ví dụ như xếp hàng, tôi trở nên bồn chồn, không đứng/ ngồi yên được.
18. Tôi thường thức dậy ( mỗi sáng ) với một ý tưởng mới.
19. Rất khó cho tôi để tìm thấy một công việc đủ hứng thú, say mê..
20. Tôi thích làm nhiều việc có tính thách thức nhiều hơn trong cuộc sống.
21. Tôi cảm thấy tôi đang làm việc dưới khả năng của mình phần lớn thời gian.
22. Nhiều người sẽ nói rằng tôi là một người sáng tạo.
23. Tôi có rất nhiều hứng thú, mối quan tâm nhưng tôi không có thời gian để làm tất cả.
24. Trong số những người bạn của tôi, tôi là người làm một điều gì đó lâu nhất.
25. Trừ khi tôi đang làm một điều gì đó phấn khích, thậm chí nguy hiểm,còn không tôi cảm thấy uể oải.
26. Tôi cần rất nhiều sự thay đổi và sự đa dạng để làm cho mình thực sự hạnh phúc.
27. Có vẻ như những điều giống nhau được chiếu trên tivi hoặc trên phim toàn thời gian; nó trở nên cũ kĩ.
28. Khi tôi còn trẻ, tôi thường ở trong những tình huống đơn điệu và mệt mỏi.
Những câu sau chỉ về tính mẫn cảm với sự nhàm chán : “Sai” : 1,7,8, 11, 13, 15, 18, 22, 23, 24.
“ Đúng “: 2,3,4,5,6,9,10,12,14,16,17,19,20,21,25,26,27,28.
Mỗi câu trả lời chỉ về sự nhàm chán được tính 1 điểm.
0-5 điểm : thiên hướng nhàm chán thấp.
15-28 điểm : thiên hướng nhàm chán cao.
Sự nhàm chán có thể là 1 chức năng của 5 yếu tố.
Nhu cầu về sự kích thích bên ngoài: sự phấn khích, tính thách thức và thường thay đổi trong những hoạt động như lướt net, hoặc gia tăng mức adrenalin trong những trò thể thao quá khích. Marvin Zuckerman mô tả về sự tìm kiếm cảm giác như là 1 nét tính cách mà ở đó “ nhu cầu về những cảm giác và những trải nghiệm đa dạng, mới lạ, phức tạp và sự sẵn sàng chấp nhận những rủi ro về thân thể và xxa hội trong việc tìm những trải nghiệm đó”. Nhìn chung, đàn ông có xu hướng về nhu cầu tìm kiếm cảm giác ( sensation-seeking ) cao hơn phụ nữ. Zuckerman cũng phân biệt giữa sự tò mò với việc tìm kiếm cảm giác.
Khả năng về những kích thích bên trong, tức là giữ cho bản thân được hứng thú và giải trí. Một số người dường như có nguồn lực bên trong to lớn trong việc xử lý với một số khía cạnh nhàm chán, tẻ nhạt không thể tránh khỏi của cuộc sống. Chúng ta nhìn thấy khả năng này ở một số trẻ em có khả năng tự làm mình vui vẻ tốt hơn những đứa trẻ khác; chúng sẽ tự chơi hàng giờ liền mà không cần sự tương tác từ bố mẹ hoặc bạn bè.
Phản hồi cảm xúc: sự phản ứng cảm xúc của một người trước sự nhàm chán. Một người có thể trở nên bực bội và bồn chồn, không ngồi yên được; còn người khác thì vẫn giữ được bình tĩnh và kiên nhẫn. Ví dụ, hãy nghĩ về những cách thức khác nhau mà mọi người phản ứng khi đang đứng xếp hàng.
Nghiên cứu phát hiện thấy những người tập trung làm hài lòng bản thân có lẽ trải nghiệm sự nhàm chán lớn hơn những người thường tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu của người khác.
Nhận thức về thời gian, liên quan đến việc tổ chức và sử dụng thời gian của 1 người và nhận thức về sự trôi qua của thời gian. Cảm nhận chủ quan của sự nhàm chán có tương quan chặt chẽ với một cảm nhận về thời gian trôi qua rất chậm chạp và “ không có việc gì để làm”. Những người không bao giờ cảm thấy họ có đủ thời gian để làm tất cả những gì họ phải làm trong cuộc sống thì hiếm khi trải nghiệm về sự nhàm chán.
Sự bắt ép, là 1 cách đo lường của khả năng xử lý với những tình huống bị bắt buộc như xếp hàng, ngồi trong 1 lớp học buồn chán hoặc du lịch đường dài bằng xe buýt. Khi cảm giác không có khả năng trốn thoát ( khỏi tình huống ) mạnh mẽ thì sự nhàm chán sẽ trở nên rất lớn.
Do đó, theo thang đo về thiên hướng buồn chán, sự buồn chán là 1 chức năng của nhiều yếu tố trong đó một phần là bẩm sinh, một phần là được học hỏi. Những nhu cầu bên trong, những khả năng và những phản ứng cảm xúc của một người ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức mà người đó đáp ứng lại những tình huống tiềm ẩn sự buồn chán.
Nghiên cứu sử dụng thang đo thiên hướng buồn chán cho thấy những người thiên về sự buồn chán thì cũng có nhiều khả năng trở nên phiền muộn, tuyệt vọng và cô đơn nhiều hơn. Họ có thể trở nên bốc đồng và tìm kiếm cảm giác. Họ có xu ướng có nhiều những cảm giác như thù địch và lo lắng.
Những người có số điểm thấp hơn trong thang đo này có xu hướng có nhiều sự thỏa mãn và tự chủ hơn trong cuộc sống, hạnh phúc hơn.
Với nhiều tính cách tiêu cực gắn liền với thiên hướng buồn chán, đó là một thách thức để tìm thấy những con đường mà sự khao khát về niềm phấn khích và sự không ngồi yên có thể được chuyển thành những nghề nghiệp và sự theo đuổi sáng tạo. Những người với những nét tính cách như vậy có thể tìm kiếm những công việc có nhiều thách thức, sự đa dạng và có lẽ cả sự nguy hiểm : họ có thể trở thành những công nhân xây dựng , những nhà thám hiểm, những người chụp ảnh trong chiến tranh , thầy thuốc quân y.
Tại sao một số người dễ trở nên buồn chán hơn những người khác ?
Tính cách và khí chất
Trong nghiên cứu, người ta phân biệt giữa một trạng thái buồn chán ( a state of boredom ) và một nét tính cách buồn chán ( a personality trait of boredom ). Một trạng thái buồn chán được định nghĩa là “a state of relatively low arousal and dissatisfaction , which is attributed to an inadequately stimulating situation.” Trạng thái này có thể được cảm nhận bởi bất cứ ai ở trong một tình huống tẻ nhạt và lặp đi lặp lại. Một tính cách buồn chán được định nghĩa là “ a tendency to experience tedium and lack of personal involvement and enthusiasm, to have a general or frequent lack of sufficient interest in one’s life surrounding and future.” Có vẻ như một số người – cho dù đó là vì cấu trúc bộ não, những trải nghiệm từ thời thơ ấu hoặc khí chất – dễ dàng trải nghiệm sự buồn chán hơn người khác.
Có những thời điểm trong cuộc sống mà chúng ta thực sự nên tìm kiếm một sự thiếu vắng sự kích thích. Điều quan trọng là có những thời điểm yên tĩnh và rút ra khỏi đời sống công việc điên cuồng, những thời gian nằm ườn trên bãi biển , không làm gì cả và thưởng thức sự đơn giản, sự không phức tạp. Nhưng kiểu thư giãn này đặc biệt khó khăn đối với một số người thấy rất khó để sống một mình và trở nên yên lặng. Những người hướng nội có xu hướng hạnh phúc hơn khi ở một mình với sự yên tĩnh xung quanh hơn những người hướng ngoại luôn cần có sự kích thích từ mọi người và từ những hoạt động. Nghiên cứu đã chứng tỏ một mối tương quan vững chắc giữa tính cách hướng ngoại và xu hướng trở nên buồn chán ( tendency to boredom ). Người hướng ngoại, hơn là người hướng nội, phát hiện thấy sự tẻ nhạt, sự lặp lại và kích thích dưới ngưỡng tạo nên sự không thoải mái , sự bồn chồn, không ngồi yên được và một sự thiếu vắng tính kiên nhẫn trong việc giải quyết những vấn đề buồn chán, thất vọng. Trong 1 nghiên cứu đơn giản, các sinh viên được giao cho 1 trò chơi lắp hình khó khăn để ghép lại với nhau. Những sinh viên bỏ cuộc thì có số điểm cao về tính cách hướng ngoại.
Nhìn chung, đàn ông có nhu cầu về sự kích thích bên ngoài ( nhu cầu về sự đa dạng, sự thách thức và sự kích động ) cao hơn . Và đàn ông cũng có xu hướng có số điểm cao hơn trong thang đo về thiên hướng buồn chán. Những người có nhu cầu cao trong việc tìm kiếm cảm giác và sự mới lạ có thể dễ trở nên buồn chán hơn.
Cũng có một mối liên hệ giữa xu hướng trì hoãn và thiên hướng buồn chán. Đây có thể là 1 cơ chế phòng vệ phức tạp , một mối liên quan giữa chủ nghĩa hoàn hảo và sự buồn chán. Trốn tránh vào sự trì hoãn và than phiền về sự buồn chán với 1 nhiệm vụ là hai cách để tránh né trách nhiệm hoàn thành 1 nhiệm vụ và do đó tránh được nguy cơ của sự thất bại hoặc sự không hoàn hảo.
Nhiều tác giả cũng bình luận về mối liên hệ giữa sự buồn chán và xu hướng tập trung vào bản thân và tính yêu bản thân ( narcissistic ) . Sự buồn chán cũng gắn liền với sự bị xao nhãng ( distractibility ), kiểm soát sự tập trung chú ý kém và những khó khăn trong việc tập trung chú ý. Cụm từ “ không chịu đựng được sự buồn chán “ ( intolerance of boredom ) và “ liên tục tìm kiếm kích thích “ thường xuất hiện trong danh sách những triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý ( ADHD )ở trẻ em và người trưởng thành.
Thang đo về thiên hướng nhàm chán ( The boredom proneness scale ) yêu cầu bạn trả lời 28 câu hỏi đúng – sai phía dưới.
1. Tôi dễ dàng tập trung vào những hoạt động của tôi.
2. thường xuyên khi đang làm việc , tôi thấy mình đang lo lắng về những việc khác.
3. Thời gian dường như luôn luôn trôi đi chậm chạp.
4. Tôi thường phát hiện thấy mình không biết làm điều gì.
5. Tôi thường mắc kẹt trong những tình huống mà tôi phải làm những điều vô nghĩa.
6. Phải xem những bộ phim gia đình và những cảnh du lịch của một ai đó khiến tôi thấy nhàm chán kinh khủng.
7. I have projects in mind all the time, things to do.
8. Tôi thấy dễ dàng làm cho bản thân được tiêu khiển.
9. Tôi phải làm nhiều việc có tính chất lặp đi lặp lại và đơn điệu, buồn tẻ.
10. Tôi cần nhiều sự kích thích để hoạt động hơn phần lớn mọi người.
11. I get a kick out of most things I do.
12. Tôi hiếm khi thấy vui vẻ về công việc của tôi.
13. Trong bất cứ tình huống nào, tôi luôn luôn tìm thấy điều gì đó để làm hoặc để xem , để giữ cho mình hứng thú.
14. Rất nhiều thời gian tôi chỉ ngồi và không làm gì cả.
15. Tôi giỏi trong việc chờ đợi một cách kiên nhẫn.
16. Tôi thường phát hiện thấy mình không có điều gì để làm.
17. Ở những tình huống mà tôi phải chờ đợi ví dụ như xếp hàng, tôi trở nên bồn chồn, không đứng/ ngồi yên được.
18. Tôi thường thức dậy ( mỗi sáng ) với một ý tưởng mới.
19. Rất khó cho tôi để tìm thấy một công việc đủ hứng thú, say mê..
20. Tôi thích làm nhiều việc có tính thách thức nhiều hơn trong cuộc sống.
21. Tôi cảm thấy tôi đang làm việc dưới khả năng của mình phần lớn thời gian.
22. Nhiều người sẽ nói rằng tôi là một người sáng tạo.
23. Tôi có rất nhiều hứng thú, mối quan tâm nhưng tôi không có thời gian để làm tất cả.
24. Trong số những người bạn của tôi, tôi là người làm một điều gì đó lâu nhất.
25. Trừ khi tôi đang làm một điều gì đó phấn khích, thậm chí nguy hiểm,còn không tôi cảm thấy uể oải.
26. Tôi cần rất nhiều sự thay đổi và sự đa dạng để làm cho mình thực sự hạnh phúc.
27. Có vẻ như những điều giống nhau được chiếu trên tivi hoặc trên phim toàn thời gian; nó trở nên cũ kĩ.
28. Khi tôi còn trẻ, tôi thường ở trong những tình huống đơn điệu và mệt mỏi.
Những câu sau chỉ về tính mẫn cảm với sự nhàm chán : “Sai” : 1,7,8, 11, 13, 15, 18, 22, 23, 24.
“ Đúng “: 2,3,4,5,6,9,10,12,14,16,17,19,20,21,25,26,27,28.
Mỗi câu trả lời chỉ về sự nhàm chán được tính 1 điểm.
0-5 điểm : thiên hướng nhàm chán thấp.
15-28 điểm : thiên hướng nhàm chán cao.
Sự nhàm chán có thể là 1 chức năng của 5 yếu tố.
Nhu cầu về sự kích thích bên ngoài: sự phấn khích, tính thách thức và thường thay đổi trong những hoạt động như lướt net, hoặc gia tăng mức adrenalin trong những trò thể thao quá khích. Marvin Zuckerman mô tả về sự tìm kiếm cảm giác như là 1 nét tính cách mà ở đó “ nhu cầu về những cảm giác và những trải nghiệm đa dạng, mới lạ, phức tạp và sự sẵn sàng chấp nhận những rủi ro về thân thể và xxa hội trong việc tìm những trải nghiệm đó”. Nhìn chung, đàn ông có xu hướng về nhu cầu tìm kiếm cảm giác ( sensation-seeking ) cao hơn phụ nữ. Zuckerman cũng phân biệt giữa sự tò mò với việc tìm kiếm cảm giác.
Khả năng về những kích thích bên trong, tức là giữ cho bản thân được hứng thú và giải trí. Một số người dường như có nguồn lực bên trong to lớn trong việc xử lý với một số khía cạnh nhàm chán, tẻ nhạt không thể tránh khỏi của cuộc sống. Chúng ta nhìn thấy khả năng này ở một số trẻ em có khả năng tự làm mình vui vẻ tốt hơn những đứa trẻ khác; chúng sẽ tự chơi hàng giờ liền mà không cần sự tương tác từ bố mẹ hoặc bạn bè.
Phản hồi cảm xúc: sự phản ứng cảm xúc của một người trước sự nhàm chán. Một người có thể trở nên bực bội và bồn chồn, không ngồi yên được; còn người khác thì vẫn giữ được bình tĩnh và kiên nhẫn. Ví dụ, hãy nghĩ về những cách thức khác nhau mà mọi người phản ứng khi đang đứng xếp hàng.
Nghiên cứu phát hiện thấy những người tập trung làm hài lòng bản thân có lẽ trải nghiệm sự nhàm chán lớn hơn những người thường tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu của người khác.
Nhận thức về thời gian, liên quan đến việc tổ chức và sử dụng thời gian của 1 người và nhận thức về sự trôi qua của thời gian. Cảm nhận chủ quan của sự nhàm chán có tương quan chặt chẽ với một cảm nhận về thời gian trôi qua rất chậm chạp và “ không có việc gì để làm”. Những người không bao giờ cảm thấy họ có đủ thời gian để làm tất cả những gì họ phải làm trong cuộc sống thì hiếm khi trải nghiệm về sự nhàm chán.
Sự bắt ép, là 1 cách đo lường của khả năng xử lý với những tình huống bị bắt buộc như xếp hàng, ngồi trong 1 lớp học buồn chán hoặc du lịch đường dài bằng xe buýt. Khi cảm giác không có khả năng trốn thoát ( khỏi tình huống ) mạnh mẽ thì sự nhàm chán sẽ trở nên rất lớn.
Do đó, theo thang đo về thiên hướng buồn chán, sự buồn chán là 1 chức năng của nhiều yếu tố trong đó một phần là bẩm sinh, một phần là được học hỏi. Những nhu cầu bên trong, những khả năng và những phản ứng cảm xúc của một người ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức mà người đó đáp ứng lại những tình huống tiềm ẩn sự buồn chán.
Nghiên cứu sử dụng thang đo thiên hướng buồn chán cho thấy những người thiên về sự buồn chán thì cũng có nhiều khả năng trở nên phiền muộn, tuyệt vọng và cô đơn nhiều hơn. Họ có thể trở nên bốc đồng và tìm kiếm cảm giác. Họ có xu ướng có nhiều những cảm giác như thù địch và lo lắng.
Những người có số điểm thấp hơn trong thang đo này có xu hướng có nhiều sự thỏa mãn và tự chủ hơn trong cuộc sống, hạnh phúc hơn.
Với nhiều tính cách tiêu cực gắn liền với thiên hướng buồn chán, đó là một thách thức để tìm thấy những con đường mà sự khao khát về niềm phấn khích và sự không ngồi yên có thể được chuyển thành những nghề nghiệp và sự theo đuổi sáng tạo. Những người với những nét tính cách như vậy có thể tìm kiếm những công việc có nhiều thách thức, sự đa dạng và có lẽ cả sự nguy hiểm : họ có thể trở thành những công nhân xây dựng , những nhà thám hiểm, những người chụp ảnh trong chiến tranh , thầy thuốc quân y.