T
Tuyền Nguyễn
Guest
View attachment 15399
Lúc chuẩn bị đi làm, thấy Loan không được vui, Tuấn gặng hỏi. Nét mặt Loan buồn buồn nói:
- Có lẽ hội đồng kỉ luật nhà trường phải ra quyết định đuổi học nó thôi anh ạ.
- Em và mọi người đã nghĩ kĩ chưa?
- Học sinh mà đánh thấy giáo ngay trên bục giảng trước mặt các học sinh khác. Em nghĩ không còn cách nào khác. Em sợ con sâu làm rầu nồi canh. Nếu không có hình thức kỉ luật đích đáng thì những em học sinh khác sẽ nêu gương xấu. Bác hiệu phó trường em bảo: Tại sao xã hội lại phải có nhà tù, nhà tù là sẽ để cách ly những người xấu với xã hội. Sự cô lập sẽ cải tạo được bản chất con người, vì bản chất con người là bản chất xã hội.
Loan mặc đồ cho cu Bin và toan đi thì lại quay lại nói với:
- Thế anh có nhờ người nói với bà Elly xin cho con mình với trường mẫu giáo Thần Đồng khai giảng vào tháng chín này chưa?
Tuấn im lặng một hồi rồi nói:
- Để từ từ anh tính đã.
Tuấn ngồi uống trà một mình nhìn đống bài vở, anh chuẩn bị làm việc nhưng cuộc đối thoại với Loan làm anh ngồi thừ ra một hồi suy nghĩ. Loan vợ anh là hiệu trưởng một trường trung học. Ở khối 9 đã xảy ra một việc động trời, một học sinh đã thẳng tay đánh thầy giáo ngay trên bục giảng trước mặt mấy chục em học sinh khác. Thầy giáo không bị thương nặng, chỉ trầy nhẹ ở mặt. Hội đồng kỉ luật của nhà trường đang định ra quyết định đuổi học để làm gương. Nhưng Tuấn khuyên Loan hãy bình tĩnh xem xét kĩ. Khuyên cô nên tìm hiểu gia cảnh của học sinh đó rồi ra quyết định vẫn chưa muộn. Việc một học sinh lớp 9 bị đuổi học, rồi tương lai em đó sẽ ra sao. Không bằng cấp, em sẽ vào đời như thế nào?
Nhớ đến chuyện chạy trường cho cu Bin, Tuấn lại thấy việc này lãng phí và không cần thiết. Chả là ở thành phố có mở một trường mẫu giáo Thần Đồng của Mỹ đầu tư, do cô Elly người Úc làm hiệu trưởng. Trường nhận trẻ em từ ba tuổi trở lên, học toàn bằng tiếng Anh, học toán học theo phương pháp mathnasium, âm nhạc cổ điển, hội họa. Tiền học phí cao hơn cả lương của Tuấn. Nhưng Loan nhất định muốn xin cho cu Bin vào đấy học. Loan muốn cho con mình cơ hội giáo dục tốt nhất. Số lượng học sinh của trường Thần Đồng rất hạn chế nên nhà trường cũng có tổ chức thi, tức là chỉ nhận những em học sinh đúng chuẩn của nhà trường. Tuấn thấy việc này rất phản giáo dục. Nhưng họ nói họ tiêu chí của họ là đào tạo nên thần đồng, họ đã có rất nhiều kinh nghiệm ở Mỹ. Tuấn đã nói với Loan đây là sự biểu hiện của sự bất bình đẳng trong giáo dục. Trường Thần Đồng mở ra đánh đúng vào tâm lý của các bậc phụ huynh. Ai làm cha mẹ cũng muốn con mình thông minh nhất, giỏi giang nhất, đặc biệt được gọi là thần đồng. Nhưng anh không thể không chiều vợ, anh nhấc điện thoại định gọi cho một anh bạn là người quen của cô Elly.
Hàng ngày vợ anh vẫn mang cu Bin sang gửi bà ngoại, vì bố mẹ vợ anh ở cách có một dãy phố. Bố vợ anh là quan chức của ngành ngân hàng mới nghỉ hưu. Mẹ vợ anh ở nhà nội trợ và chăm cô em chồng năm nay đã bốn mấy tuổi, nhưng tính tình lại chẳng khác gì trẻ lên mười. Nhưng bà cô em chồng là người hồn nhiên và dễ thương, lại thương cu Bin, lúc nào cũng chơi với cháu, coi cu Bin như búp bê. Tuấn đi học du học cao học kinh tế ở nước ngoài về, giờ làm biên tập viên ở một tờ báo. Hai vợ chồng anh khỏe mạnh, đẹp đôi. Ở nhà Loan hay kể cho Tuấn nghe về những chuyện xảy ra ở trường. Tuấn cũng mường tượng ra môi trường giáo dục hiện nay.
Bố vợ Tuấn mới về hưu nên ở nhà chăm sóc cây cảnh và bon sai. Đây là đam mê của ông. Nhưng trong nhà ông còn có nuôi một con trăn hoa Miến Điện. Đây là con trăn có màu vàng óng. Nó là món quà tặng sinh nhật cho Hoàng em Loan khi cậu học lớp chín. Bây giờ vẫn còn tấm hình Hoàng chụp với chú trăn nhỏ khoác trên vai treo trong phòng khách. Lúc còn nhỏ Hoàng hay ôm nó ngủ. Bây giờ Hoàng đã đi du học, con trăn thì đã rất lớn. Mẹ vợ sợ nó sổng ra ngoài bắt trộm chó của người ta thì phiền, nên bà thuê người làm cái cũi lớn lắm và khóa lại. Bố vợ Tuấn không thích con trăn này lắm. Đây là món quà sếp ông tặng cho Hoàng nhân dịp sinh nhật. Sếp ông quý con trai ông lắm, hỏi cháu muốn gì, Hoàng buột miệng nói thích con trăn kiểng ở nhà ông. Nhưng lúc đó là con trăn nhỏ, mỗi tuần cho nó ăn một cái trứng, rồi từ từ tăng lên mười. Sau đó phải cho nó ăn thịt. Mà cái giống trăn lạ lắm, con vịt chết bỏ vào nó không ăn. Phải là vịt sống. Hoàng học sách sinh học bảo là trăn nó phát hiện con mồi bằng tia hồng ngoại, chỉ có con vật sống có nhiệt mới tỏa ra tia hồng ngoại nên phải cho nó ăn động vật sống. Lúc còn ở nhà, hàng tuần Hoàng ra ngoài chợ mua những con vịt con bị què. Giống vịt con què bị loại ra từ những lò ấp vịt giống này chỉ làm thức ăn cho những người nuôi trăn, rắn. Hoàng mua mười con vịt, thả vào cái lồng, con trăn quấn lấy đám vịt, đám vịt cà nhắc chạy toán loạn, tiếng kêu quắc quắc thất thanh, sau đó là tiếng xương bị gãy răng rắc. Rồi nó há hốc mồm đỏ lòm nuốt chửng đám vịt đã bị xiết bấy nhầy. Ngày sau nó đi tiêu ra một bãi hôi thối toàn lông và xương. Con trăn đã ở nhà bố mẹ anh bảy năm, nó đã lớn lắm rồi. Mẹ vợ anh rất sợ không dám nhìn khi Hoàng cho nó ăn. Mẹ anh nói hay thả nó ra đi. Nhưng nếu thả ra thì nó sẽ đi đâu, ở thành phố này nó sẽ bắt chó mèo của người ta. Bà đã xem TV, bà thấy hình con trăn nuốt cả một con linh dương. Có khi nó đi lang thang ăn thịt cả con nít thì sao. Hay mang nó về rừng thả, bà gọi điện hỏi Hoàng. Hoàng đang du học ngành sinh học tại Mỹ bảo bố mẹ đừng thả ra, con trăn Miến Điện là loài xâm thực, thả nó ra tự nhiên nó sinh sản nhiều và tiêu diệt các loại động vật bản địa. Hoàng nói bố mẹ cứ từ từ, hay liên hệ với các vườn thú. Ở tỉnh này không có vườn thú, bố vợ liên hệ ra Hà Nội hay Sài Gòn nhưng mãi mà không thấy họ hồi âm. Bố vợ anh nói hay kêu một người quen hay nấu cao trăn mà cho đi. Kệ họ muốn làm gì thì làm.
Hàng ngày cu Bin với chơi với cô Tiên. Cô Tiên dắt cu Bin đi chơi khắp xóm. Cô Tiên hay dắt cu Bin ra phía chuồng trăn rồi nói: Hoàng, Hoàng. Cô Tiên còn lấy tay vuốt ve con trăn, hỏi cu Bin có dám không. Cu Bin bắt chước cô cho tay vào vuốt ve làn da mượt như nhung của nó. Nhưng đây là giống trăn hiền, nó được ăn no rồi thì ngủ suốt ngày. Nhưng mẹ vợ vẫn dặn cô Tiên đừng cho cháu lại gần chuồng trăn.
Trăn là một thứ động vật hiền, ít khi tấn công con người. Có thể gọi là một loại thiên địch. Con người ta vốn rất sợ rắn, trăn. Cái nỗi sợ này được các nhà khoa học nói là nỗi sợ di truyền. Nó có từ trong tiềm thức. Mỗi khi ta thấy một con trăn hay con rắn hay những gì có hình dạng tương tự như vậy thì người ta co rúm lại. Nỗi sợ này không riêng gì con người mà có cả ở loài linh trưởng như khỉ, đười ươi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận, chính nhờ nỗi sợ rắn, mà các loài linh trưởng phát triển thị giác, nhất là ở con người. Tuấn vẫn không có ý phản đối khi cho con chơi với con trăn. Ở các thành phố lớn luôn có những vườn thú. Vườn thú chính là một nơi giáo dục cho trẻ con về động vật, cây cỏ, gieo vào lòng chúng tình yêu thiên nhiên. Yêu thiên nhiên, yêu vật nuôi là một kiểu tình yêu vô điều kiện. Tình yêu vô điều kiện là tình yêu đỉnh cao, nhất là tình mẫu tử. Tình yêu của con người thì thế nào? Yêu phải có qua có lại, hay yêu là cho? Nhiều khi những câu chuyện như thế làm Tuấn miên man suy nghĩ. Nhưng chính việc này làm cho anh làm việc liên tục, có nhiều bài viết hay đăng trên báo có tiếng vang cả nước.
Việc cậu học sinh đánh thầy giáo thì cả nước đều biết. Đa số ý kiến là đồng tình muốn đuổi học cậu ta. Tạm thời cậu học sinh ấy phải ở nhà cho đến khi hội đồng kỉ luật ra quyết định cuối cùng. Là một nhà báo, Tuấn đã đến nhà cậu học sinh kia để tìm hiểu. Cậu này ở khu dân cư lụp xụp không xa nhà bố mẹ vợ Tuấn. Cậu là cậu học sinh có học lực khá, nhưng tính tình không ổn định. Nhiều khi hay gây sự với bạn bè. Mẹ cậu ta là một người đàn bà lao động lam lũ. Bà vừa kể chuyện con vừa lấy vạt áo lau nước mắt. Bà sẽ chịu đựng tất cả vì con, bà sẽ sẵn sàng đến quỳ xuống xin lỗi thầy giáo bị đánh, xin nhà trường đừng đuổi học con bà. Cuộc đời bà và chồng bà đã khổ vì thất học. Bà ở nhà nội trợ và làm chổi đót để bán. Chồng bà đi làm phụ hồ hàng ngày. Tiền kiếm được chưa ráo mồ hôi đã hết. Chồng bà có tính cộc cằn. Tuấn nhìn lên gương mặt nhiều vết thâm nhòe nhoẹt nước mắt của mẹ cậu học sinh rồi lặng lẽ ra về.
Tuấn cũng từng trải qua thời học sinh, đã mấy chục năm rồi mà anh vẫn còn nhớ như in. Đặc biệt là khi anh ngửi thấy mùi xôi gấc. Anh nhớ hôm đó mẹ ăn nấu xôi cho anh ăn sáng. Mẹ lấy cả những cái cùi gấc đắp lên phía trên cùng hông xôi. Mẹ bảo làm như thế dầu gấc sẽ chảy xuống xôi, dầu gấc có lợi cho sức khỏe. Anh đã ăn xôi và mấy miếng cùi gấc hấp, rồi đi học. Hôm đó trống tiết nên nhóm bạn anh đi lang thang trong sân trường, nhóm bạn đi qua phòng giám hiệu nhìn lên đồng hồ lúc đó là 10 giờ 10 phút. Ngày hôm sau cả nhóm anh bị công an xã kêu lên ủy ban nhân dân lấy lời khai vì cái đồng hồ để bàn trong phòng thầy hiệu trưởng bị mất. Tuyệt nhiên không có người giám hộ nào đi cùng. Sau đó mỗi người bị tách riêng ra để hỏi. Sự việc qua đi khi không có chứng cứ về cái đồng hồ. Sau đó một tuần anh bị trưởng công an xã mời lên hỏi riêng một lần nữa. Chú công an nói là mời riêng anh, bởi chú tin anh nói thật vì anh là lớp trưởng và là học sinh giỏi và ngoan nhất lớp. Nhưng anh không nói được gì, cũng chỉ khóc.
Sau đó một tuần anh thấy chiếc đồng hồ méo mó được bày trên nóc tủ trong phòng thầy hiệu trưởng. Không một lời giải thích. Không một lời xin lỗi.
Không hiểu thứ cùi gấc quá béo làm cho anh nhức đầu trong ngày hôm đó hay vì nguyên nhân gì nữa. Sau đó một thời gian dài, cứ nghĩ đến gấc là anh nhức đầu, và cho đến tận bây giờ anh vẫn không ăn được xôi gấc. Với thầy hiệu trưởng đó, anh vẫn nhớ một kỉ niệm năm lớp bốn bị thầy kéo tai khi cả lớp trống tiết nô nhau làm ồn, thầy kéo tai anh nói là lớp trưởng không biết quản lý lớp. Hay chuyện năm lớp 8 anh thi đậu vào lớp chuyên văn của tỉnh, thầy giấu giấy trúng tuyển nên anh cũng đành học ở trường làng. Thầy chỉ muốn giữ lại trường một học sinh ưu tú nhất. Cho đến lúc này, anh đã hoàn toàn trưởng thành, mỗi khi nghĩ về thầy anh có một cảm xúc lẫn lộn, có một chút giận thầy, nhưng có một chút thông cảm. Đáng lẽ giữa thầy và trò không nên có kỉ niệm, hoặc toàn những kỉ niệm vui. Những kỉ niệm buồn đôi khi ta không muốn nhớ, nhưng nó là thứ không dễ gì quên. Cũng như anh cố ăn thử xôi gấc mấy lần, mà mấy lần anh đều nôn ọe như gái ăn dở, làm cho Loan vợ anh cười anh mãi.
Lúc nói chuyện với bà Elly xong thì anh thấy mấy cuộc gọi nhỡ trong điện thoại. Có mấy cuộc gọi của Loan, của bố vợ. Anh gọi lại mà không có ai nghe máy. Anh chạy vội về nhà. Vợ anh gương mặt thất thần, nước mắt lưng chòng. Bố vợ anh chạy qua chạy lại. Mẹ vợ anh thì được mang vào bệnh viện cấp cứu. Lúc sau anh mới biết rõ sự tình. Con trăn đã sổ chuồng biến mất. Cu Bin cũng không thấy đâu. Lúc thấy cô Tiên đi chơi về mọi người xúm lại hỏi cu Bin đâu. Cô Tiên chỉ nói: Con trăn, con trăn.
Mọi người không nói gì, nhưng tất thảy đều nghĩ con trăn sổng lồng và nuốt cu Bin rồi. Cu Bin gần ba tuổi, cũng có thể. Tuấn đã thấy hình ảnh con trăn ăn thịt người trên kênh Discovery. Tuấn nhìn cái lồng trống trơn, cửa lồng đã bị mở. Một đống chất xú uế từ phía đáy lồng, bốc lên mùi hôi khiến anh buồn nôn kinh khủng. Bố vợ anh nghiến răng:
- Biết thế tôi đã giết chết nó từ lâu.
Nhưng sự việc cũng chưa biết thế nào. Công an vẫn đang vào cuộc.
Cuối cùng công an cũng tìm ra tông tích con trăn.
Một cơ sở thuộc da và nấu cao đã khai ra người bán con trăn đó là Tâm. Cậu học sinh bị nghỉ học ở nhà đi lang thang. Thế còn cu Bin ở đâu? Có nhiều người nghi ngờ Tâm chính là người bắt cóc cu Bin. Tâm đã trả thù cô giáo hiệu trưởng vì nhà trường đã đuổi học em.
Tuấn vẫn suy nghĩ mãi vì hoàn cảnh gia đình Tâm. Bố cậu là một người nghiện rượu. Mỗi lần uống rượu là thượng cẳng tay hạ cẳng chân với mẹ em. Lúc em con nhỏ, mỗi lần bố đi làm về, là em đứng núp sau chái nhà nghe tiếng la ó quát tháo, tiếng mẹ em khóc lóc van xin. Đến năm nay lớp chín, ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý có nhiều thay đổi. Từ nhỏ em đã ghét bố vô cùng. Nhưng em cũng chỉ là một cậu bé. Em chỉ biết trốn bố thôi. Em đứng trong chái hè, nhìn bố đánh mẹ. Em cầm cây náng hay bắn chim. Em giơ lên và ngắm vào bố. Giá mà em có khẩu súng như trong phim, em sẽ bắn đoàng một phát. Nhưng tiếng bố la tên em, em lại chạy ra, đứng khép nép. Đến khi bố em lăn vật ra giường, mẹ em lại kéo em ra ngoài sân, hướng nhìn ra những cánh bèo lục bình hoa tím đang trôi dập dềnh trên dòng kênh nước đen như mực.
Tâm nói là em bắt được con trăn ở gần nhà em. Khi đó con trăn đang nuốt một con chó. Em có xem TV thấy cách người ta bắt trăn. Em ném cho nó khúc cây sắn dây, con trăn rất kị cây sắn dây, nó thấy cây sắn dây là nằm im cuộn lại. Em cho nó vào cái bao tải và bán cho người ta.
Người thuộc trăn nói, khi mổ con trăn ra chỉ thấy một ít thức ăn. Làm gì có cu Bin ở trong đó.
Cô Tiên thấy mọi người hôm nay ở nhà đông lắm thì vui vẻ chạy lăng xăng. Cô Tiên la lên:
- Hoàng, Hoàng...
Cô đưa cái chìa khóa cho Tuấn. Cái chìa khóa chuồng trăn.
Tự dưng cô khóc, cô mếu máo:
- Làm thịt Hoàng, làm thịt Hoàng.
Những lời rời rạc của cô Tiên nhưng Tuấn đã hiểu ra. Cô Tiên sợ người ta làm thịt trăn nên đã mở lồng cho nó ra. Ai ngờ.
Đến năm giờ chiều, bác hàng xóm mang cu Bin về. Cu Bin ngủ rũ rượi trên lưng bà. Mọi người lao ra ôm cháu, thở phào nhẹ nhõm. Bà nói cô Tiên mang cu Bin đi chơi, đi đến nhà bà thì cu Bin buồn ngủ quá nên bà kêu vào cho cu Bin ngủ. Cả nhà đi vắng nên bà khóa trái cửa, dạo này tai hơi kém, ở trong nhà, không nghe ngóng gì hết.
Tuấn mới kể về hoàn cảnh của Tâm, hoàn cảnh của em thật đáng thương. Hôm đó thầy giáo kiểm trai bài cũ, vì Tâm không thuộc bài thầy đã mắng em:
- Đồ dốt như bò. Lớn lên em cũng không làm được việc gì. Chỉ có làm cu ly cho người ta.
- Thầy thật dã man.
Thầy giáo chạy xuống véo tai em. Hai mắt thầy đỏ lừ. Nhìn em thách thức.
-Em có muốn biết tôi dã man thế nào không?
Thầy gầm lên.
Tâm nhớ đến gương mặt của bố khi đánh mẹ.
Mùi rượu từ miệng thầy bốc qua.
Mỗi khi bố em về đến ngõ, em đã ngửi thấy mùi rượu, em như một con chuột thấy con trăn, người em co rúm lại, như một phản xạ có điều kiện, em chạy ra chái hè, cầm cái náng và hé mắt nhìn vào trong nhà. Lúc còn nhỏ em hay tè dầm ướt hết cả quần. Khi lớn lên, em chỉ nghĩ, một ngày nào đó, em sẽ, em sẽ bắn bằng một khẩu súng như trong phim.
Mùi rượu từ thầy giáo làm em kích động cực độ.
Em nói với Tuấn, lúc đánh thầy, em cũng không hiểu làm sao nữa. Thật lòng em không muốn làm vậy.
Loan hứa với Tuấn sẽ thuyết phục nhà trường không đuổi học Tâm, sẽ tìm mọi cách giúp đỡ em đi học lại.
***
Người mua trăn mang đến một bọc, rồi ném xuống sân nhà bố vợ Tuấn.
- Con này mới là con trăn của bác, tôi trả lại. Con trăn giết thịt rồi là con trăn khác.
Tuấn giúp bố vợ cho con trăn vào chuồng. Tuấn nhìn con trăn. Lòng anh suy tư. Con trăn này nó vốn vô tội. Nó là con trăn cũng như chúng ta là con người, rất tự nhiên.
Nó thuộc về tự nhiên. Nhưng chúng ta đã cách ly nó ra khỏi môi trường của nó. Rồi chúng ta cho nó ăn mỗi ngày, đến một ngày nào đó nó thành con mãng xà khổng lồ. Vì nó quá gắn bó với ta, nên ta không thể giết chết nó, cũng không có thể thả nó ra. Nhưng nếu không may nó sổng chuồng, hậu quả xảy ra vô cùng nghiêm trọng.
Cái ác cũng như con trăn này, nó được nuôi dưỡng mỗi ngày bởi lòng hận thù. Đừng nuôi cái ác, đừng cho cái ác ăn, hãy phát hiện cái ác khi nó còn trong trứng nước. Hãy dùng tình thương hóa giải cái ác vừa mới nhen nhóm.
Ngày mai thôi, nó sẽ được chuyển lên vườn thú ở Sài Gòn. Nhưng không ai có thể biết được con trăn nó có biết những chuyện đã xảy ra hay không.
Con trăn vẫn ngủ như từng ngủ như vậy trong hầu hết cuộc đời nó.
Lúc chuẩn bị đi làm, thấy Loan không được vui, Tuấn gặng hỏi. Nét mặt Loan buồn buồn nói:
- Có lẽ hội đồng kỉ luật nhà trường phải ra quyết định đuổi học nó thôi anh ạ.
- Em và mọi người đã nghĩ kĩ chưa?
- Học sinh mà đánh thấy giáo ngay trên bục giảng trước mặt các học sinh khác. Em nghĩ không còn cách nào khác. Em sợ con sâu làm rầu nồi canh. Nếu không có hình thức kỉ luật đích đáng thì những em học sinh khác sẽ nêu gương xấu. Bác hiệu phó trường em bảo: Tại sao xã hội lại phải có nhà tù, nhà tù là sẽ để cách ly những người xấu với xã hội. Sự cô lập sẽ cải tạo được bản chất con người, vì bản chất con người là bản chất xã hội.
Loan mặc đồ cho cu Bin và toan đi thì lại quay lại nói với:
- Thế anh có nhờ người nói với bà Elly xin cho con mình với trường mẫu giáo Thần Đồng khai giảng vào tháng chín này chưa?
Tuấn im lặng một hồi rồi nói:
- Để từ từ anh tính đã.
Tuấn ngồi uống trà một mình nhìn đống bài vở, anh chuẩn bị làm việc nhưng cuộc đối thoại với Loan làm anh ngồi thừ ra một hồi suy nghĩ. Loan vợ anh là hiệu trưởng một trường trung học. Ở khối 9 đã xảy ra một việc động trời, một học sinh đã thẳng tay đánh thầy giáo ngay trên bục giảng trước mặt mấy chục em học sinh khác. Thầy giáo không bị thương nặng, chỉ trầy nhẹ ở mặt. Hội đồng kỉ luật của nhà trường đang định ra quyết định đuổi học để làm gương. Nhưng Tuấn khuyên Loan hãy bình tĩnh xem xét kĩ. Khuyên cô nên tìm hiểu gia cảnh của học sinh đó rồi ra quyết định vẫn chưa muộn. Việc một học sinh lớp 9 bị đuổi học, rồi tương lai em đó sẽ ra sao. Không bằng cấp, em sẽ vào đời như thế nào?
Nhớ đến chuyện chạy trường cho cu Bin, Tuấn lại thấy việc này lãng phí và không cần thiết. Chả là ở thành phố có mở một trường mẫu giáo Thần Đồng của Mỹ đầu tư, do cô Elly người Úc làm hiệu trưởng. Trường nhận trẻ em từ ba tuổi trở lên, học toàn bằng tiếng Anh, học toán học theo phương pháp mathnasium, âm nhạc cổ điển, hội họa. Tiền học phí cao hơn cả lương của Tuấn. Nhưng Loan nhất định muốn xin cho cu Bin vào đấy học. Loan muốn cho con mình cơ hội giáo dục tốt nhất. Số lượng học sinh của trường Thần Đồng rất hạn chế nên nhà trường cũng có tổ chức thi, tức là chỉ nhận những em học sinh đúng chuẩn của nhà trường. Tuấn thấy việc này rất phản giáo dục. Nhưng họ nói họ tiêu chí của họ là đào tạo nên thần đồng, họ đã có rất nhiều kinh nghiệm ở Mỹ. Tuấn đã nói với Loan đây là sự biểu hiện của sự bất bình đẳng trong giáo dục. Trường Thần Đồng mở ra đánh đúng vào tâm lý của các bậc phụ huynh. Ai làm cha mẹ cũng muốn con mình thông minh nhất, giỏi giang nhất, đặc biệt được gọi là thần đồng. Nhưng anh không thể không chiều vợ, anh nhấc điện thoại định gọi cho một anh bạn là người quen của cô Elly.
Hàng ngày vợ anh vẫn mang cu Bin sang gửi bà ngoại, vì bố mẹ vợ anh ở cách có một dãy phố. Bố vợ anh là quan chức của ngành ngân hàng mới nghỉ hưu. Mẹ vợ anh ở nhà nội trợ và chăm cô em chồng năm nay đã bốn mấy tuổi, nhưng tính tình lại chẳng khác gì trẻ lên mười. Nhưng bà cô em chồng là người hồn nhiên và dễ thương, lại thương cu Bin, lúc nào cũng chơi với cháu, coi cu Bin như búp bê. Tuấn đi học du học cao học kinh tế ở nước ngoài về, giờ làm biên tập viên ở một tờ báo. Hai vợ chồng anh khỏe mạnh, đẹp đôi. Ở nhà Loan hay kể cho Tuấn nghe về những chuyện xảy ra ở trường. Tuấn cũng mường tượng ra môi trường giáo dục hiện nay.
Bố vợ Tuấn mới về hưu nên ở nhà chăm sóc cây cảnh và bon sai. Đây là đam mê của ông. Nhưng trong nhà ông còn có nuôi một con trăn hoa Miến Điện. Đây là con trăn có màu vàng óng. Nó là món quà tặng sinh nhật cho Hoàng em Loan khi cậu học lớp chín. Bây giờ vẫn còn tấm hình Hoàng chụp với chú trăn nhỏ khoác trên vai treo trong phòng khách. Lúc còn nhỏ Hoàng hay ôm nó ngủ. Bây giờ Hoàng đã đi du học, con trăn thì đã rất lớn. Mẹ vợ sợ nó sổng ra ngoài bắt trộm chó của người ta thì phiền, nên bà thuê người làm cái cũi lớn lắm và khóa lại. Bố vợ Tuấn không thích con trăn này lắm. Đây là món quà sếp ông tặng cho Hoàng nhân dịp sinh nhật. Sếp ông quý con trai ông lắm, hỏi cháu muốn gì, Hoàng buột miệng nói thích con trăn kiểng ở nhà ông. Nhưng lúc đó là con trăn nhỏ, mỗi tuần cho nó ăn một cái trứng, rồi từ từ tăng lên mười. Sau đó phải cho nó ăn thịt. Mà cái giống trăn lạ lắm, con vịt chết bỏ vào nó không ăn. Phải là vịt sống. Hoàng học sách sinh học bảo là trăn nó phát hiện con mồi bằng tia hồng ngoại, chỉ có con vật sống có nhiệt mới tỏa ra tia hồng ngoại nên phải cho nó ăn động vật sống. Lúc còn ở nhà, hàng tuần Hoàng ra ngoài chợ mua những con vịt con bị què. Giống vịt con què bị loại ra từ những lò ấp vịt giống này chỉ làm thức ăn cho những người nuôi trăn, rắn. Hoàng mua mười con vịt, thả vào cái lồng, con trăn quấn lấy đám vịt, đám vịt cà nhắc chạy toán loạn, tiếng kêu quắc quắc thất thanh, sau đó là tiếng xương bị gãy răng rắc. Rồi nó há hốc mồm đỏ lòm nuốt chửng đám vịt đã bị xiết bấy nhầy. Ngày sau nó đi tiêu ra một bãi hôi thối toàn lông và xương. Con trăn đã ở nhà bố mẹ anh bảy năm, nó đã lớn lắm rồi. Mẹ vợ anh rất sợ không dám nhìn khi Hoàng cho nó ăn. Mẹ anh nói hay thả nó ra đi. Nhưng nếu thả ra thì nó sẽ đi đâu, ở thành phố này nó sẽ bắt chó mèo của người ta. Bà đã xem TV, bà thấy hình con trăn nuốt cả một con linh dương. Có khi nó đi lang thang ăn thịt cả con nít thì sao. Hay mang nó về rừng thả, bà gọi điện hỏi Hoàng. Hoàng đang du học ngành sinh học tại Mỹ bảo bố mẹ đừng thả ra, con trăn Miến Điện là loài xâm thực, thả nó ra tự nhiên nó sinh sản nhiều và tiêu diệt các loại động vật bản địa. Hoàng nói bố mẹ cứ từ từ, hay liên hệ với các vườn thú. Ở tỉnh này không có vườn thú, bố vợ liên hệ ra Hà Nội hay Sài Gòn nhưng mãi mà không thấy họ hồi âm. Bố vợ anh nói hay kêu một người quen hay nấu cao trăn mà cho đi. Kệ họ muốn làm gì thì làm.
Hàng ngày cu Bin với chơi với cô Tiên. Cô Tiên dắt cu Bin đi chơi khắp xóm. Cô Tiên hay dắt cu Bin ra phía chuồng trăn rồi nói: Hoàng, Hoàng. Cô Tiên còn lấy tay vuốt ve con trăn, hỏi cu Bin có dám không. Cu Bin bắt chước cô cho tay vào vuốt ve làn da mượt như nhung của nó. Nhưng đây là giống trăn hiền, nó được ăn no rồi thì ngủ suốt ngày. Nhưng mẹ vợ vẫn dặn cô Tiên đừng cho cháu lại gần chuồng trăn.
Trăn là một thứ động vật hiền, ít khi tấn công con người. Có thể gọi là một loại thiên địch. Con người ta vốn rất sợ rắn, trăn. Cái nỗi sợ này được các nhà khoa học nói là nỗi sợ di truyền. Nó có từ trong tiềm thức. Mỗi khi ta thấy một con trăn hay con rắn hay những gì có hình dạng tương tự như vậy thì người ta co rúm lại. Nỗi sợ này không riêng gì con người mà có cả ở loài linh trưởng như khỉ, đười ươi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận, chính nhờ nỗi sợ rắn, mà các loài linh trưởng phát triển thị giác, nhất là ở con người. Tuấn vẫn không có ý phản đối khi cho con chơi với con trăn. Ở các thành phố lớn luôn có những vườn thú. Vườn thú chính là một nơi giáo dục cho trẻ con về động vật, cây cỏ, gieo vào lòng chúng tình yêu thiên nhiên. Yêu thiên nhiên, yêu vật nuôi là một kiểu tình yêu vô điều kiện. Tình yêu vô điều kiện là tình yêu đỉnh cao, nhất là tình mẫu tử. Tình yêu của con người thì thế nào? Yêu phải có qua có lại, hay yêu là cho? Nhiều khi những câu chuyện như thế làm Tuấn miên man suy nghĩ. Nhưng chính việc này làm cho anh làm việc liên tục, có nhiều bài viết hay đăng trên báo có tiếng vang cả nước.
Việc cậu học sinh đánh thầy giáo thì cả nước đều biết. Đa số ý kiến là đồng tình muốn đuổi học cậu ta. Tạm thời cậu học sinh ấy phải ở nhà cho đến khi hội đồng kỉ luật ra quyết định cuối cùng. Là một nhà báo, Tuấn đã đến nhà cậu học sinh kia để tìm hiểu. Cậu này ở khu dân cư lụp xụp không xa nhà bố mẹ vợ Tuấn. Cậu là cậu học sinh có học lực khá, nhưng tính tình không ổn định. Nhiều khi hay gây sự với bạn bè. Mẹ cậu ta là một người đàn bà lao động lam lũ. Bà vừa kể chuyện con vừa lấy vạt áo lau nước mắt. Bà sẽ chịu đựng tất cả vì con, bà sẽ sẵn sàng đến quỳ xuống xin lỗi thầy giáo bị đánh, xin nhà trường đừng đuổi học con bà. Cuộc đời bà và chồng bà đã khổ vì thất học. Bà ở nhà nội trợ và làm chổi đót để bán. Chồng bà đi làm phụ hồ hàng ngày. Tiền kiếm được chưa ráo mồ hôi đã hết. Chồng bà có tính cộc cằn. Tuấn nhìn lên gương mặt nhiều vết thâm nhòe nhoẹt nước mắt của mẹ cậu học sinh rồi lặng lẽ ra về.
Tuấn cũng từng trải qua thời học sinh, đã mấy chục năm rồi mà anh vẫn còn nhớ như in. Đặc biệt là khi anh ngửi thấy mùi xôi gấc. Anh nhớ hôm đó mẹ ăn nấu xôi cho anh ăn sáng. Mẹ lấy cả những cái cùi gấc đắp lên phía trên cùng hông xôi. Mẹ bảo làm như thế dầu gấc sẽ chảy xuống xôi, dầu gấc có lợi cho sức khỏe. Anh đã ăn xôi và mấy miếng cùi gấc hấp, rồi đi học. Hôm đó trống tiết nên nhóm bạn anh đi lang thang trong sân trường, nhóm bạn đi qua phòng giám hiệu nhìn lên đồng hồ lúc đó là 10 giờ 10 phút. Ngày hôm sau cả nhóm anh bị công an xã kêu lên ủy ban nhân dân lấy lời khai vì cái đồng hồ để bàn trong phòng thầy hiệu trưởng bị mất. Tuyệt nhiên không có người giám hộ nào đi cùng. Sau đó mỗi người bị tách riêng ra để hỏi. Sự việc qua đi khi không có chứng cứ về cái đồng hồ. Sau đó một tuần anh bị trưởng công an xã mời lên hỏi riêng một lần nữa. Chú công an nói là mời riêng anh, bởi chú tin anh nói thật vì anh là lớp trưởng và là học sinh giỏi và ngoan nhất lớp. Nhưng anh không nói được gì, cũng chỉ khóc.
Sau đó một tuần anh thấy chiếc đồng hồ méo mó được bày trên nóc tủ trong phòng thầy hiệu trưởng. Không một lời giải thích. Không một lời xin lỗi.
Không hiểu thứ cùi gấc quá béo làm cho anh nhức đầu trong ngày hôm đó hay vì nguyên nhân gì nữa. Sau đó một thời gian dài, cứ nghĩ đến gấc là anh nhức đầu, và cho đến tận bây giờ anh vẫn không ăn được xôi gấc. Với thầy hiệu trưởng đó, anh vẫn nhớ một kỉ niệm năm lớp bốn bị thầy kéo tai khi cả lớp trống tiết nô nhau làm ồn, thầy kéo tai anh nói là lớp trưởng không biết quản lý lớp. Hay chuyện năm lớp 8 anh thi đậu vào lớp chuyên văn của tỉnh, thầy giấu giấy trúng tuyển nên anh cũng đành học ở trường làng. Thầy chỉ muốn giữ lại trường một học sinh ưu tú nhất. Cho đến lúc này, anh đã hoàn toàn trưởng thành, mỗi khi nghĩ về thầy anh có một cảm xúc lẫn lộn, có một chút giận thầy, nhưng có một chút thông cảm. Đáng lẽ giữa thầy và trò không nên có kỉ niệm, hoặc toàn những kỉ niệm vui. Những kỉ niệm buồn đôi khi ta không muốn nhớ, nhưng nó là thứ không dễ gì quên. Cũng như anh cố ăn thử xôi gấc mấy lần, mà mấy lần anh đều nôn ọe như gái ăn dở, làm cho Loan vợ anh cười anh mãi.
Lúc nói chuyện với bà Elly xong thì anh thấy mấy cuộc gọi nhỡ trong điện thoại. Có mấy cuộc gọi của Loan, của bố vợ. Anh gọi lại mà không có ai nghe máy. Anh chạy vội về nhà. Vợ anh gương mặt thất thần, nước mắt lưng chòng. Bố vợ anh chạy qua chạy lại. Mẹ vợ anh thì được mang vào bệnh viện cấp cứu. Lúc sau anh mới biết rõ sự tình. Con trăn đã sổ chuồng biến mất. Cu Bin cũng không thấy đâu. Lúc thấy cô Tiên đi chơi về mọi người xúm lại hỏi cu Bin đâu. Cô Tiên chỉ nói: Con trăn, con trăn.
Mọi người không nói gì, nhưng tất thảy đều nghĩ con trăn sổng lồng và nuốt cu Bin rồi. Cu Bin gần ba tuổi, cũng có thể. Tuấn đã thấy hình ảnh con trăn ăn thịt người trên kênh Discovery. Tuấn nhìn cái lồng trống trơn, cửa lồng đã bị mở. Một đống chất xú uế từ phía đáy lồng, bốc lên mùi hôi khiến anh buồn nôn kinh khủng. Bố vợ anh nghiến răng:
- Biết thế tôi đã giết chết nó từ lâu.
Nhưng sự việc cũng chưa biết thế nào. Công an vẫn đang vào cuộc.
Cuối cùng công an cũng tìm ra tông tích con trăn.
Một cơ sở thuộc da và nấu cao đã khai ra người bán con trăn đó là Tâm. Cậu học sinh bị nghỉ học ở nhà đi lang thang. Thế còn cu Bin ở đâu? Có nhiều người nghi ngờ Tâm chính là người bắt cóc cu Bin. Tâm đã trả thù cô giáo hiệu trưởng vì nhà trường đã đuổi học em.
Tuấn vẫn suy nghĩ mãi vì hoàn cảnh gia đình Tâm. Bố cậu là một người nghiện rượu. Mỗi lần uống rượu là thượng cẳng tay hạ cẳng chân với mẹ em. Lúc em con nhỏ, mỗi lần bố đi làm về, là em đứng núp sau chái nhà nghe tiếng la ó quát tháo, tiếng mẹ em khóc lóc van xin. Đến năm nay lớp chín, ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý có nhiều thay đổi. Từ nhỏ em đã ghét bố vô cùng. Nhưng em cũng chỉ là một cậu bé. Em chỉ biết trốn bố thôi. Em đứng trong chái hè, nhìn bố đánh mẹ. Em cầm cây náng hay bắn chim. Em giơ lên và ngắm vào bố. Giá mà em có khẩu súng như trong phim, em sẽ bắn đoàng một phát. Nhưng tiếng bố la tên em, em lại chạy ra, đứng khép nép. Đến khi bố em lăn vật ra giường, mẹ em lại kéo em ra ngoài sân, hướng nhìn ra những cánh bèo lục bình hoa tím đang trôi dập dềnh trên dòng kênh nước đen như mực.
Tâm nói là em bắt được con trăn ở gần nhà em. Khi đó con trăn đang nuốt một con chó. Em có xem TV thấy cách người ta bắt trăn. Em ném cho nó khúc cây sắn dây, con trăn rất kị cây sắn dây, nó thấy cây sắn dây là nằm im cuộn lại. Em cho nó vào cái bao tải và bán cho người ta.
Người thuộc trăn nói, khi mổ con trăn ra chỉ thấy một ít thức ăn. Làm gì có cu Bin ở trong đó.
Cô Tiên thấy mọi người hôm nay ở nhà đông lắm thì vui vẻ chạy lăng xăng. Cô Tiên la lên:
- Hoàng, Hoàng...
Cô đưa cái chìa khóa cho Tuấn. Cái chìa khóa chuồng trăn.
Tự dưng cô khóc, cô mếu máo:
- Làm thịt Hoàng, làm thịt Hoàng.
Những lời rời rạc của cô Tiên nhưng Tuấn đã hiểu ra. Cô Tiên sợ người ta làm thịt trăn nên đã mở lồng cho nó ra. Ai ngờ.
Đến năm giờ chiều, bác hàng xóm mang cu Bin về. Cu Bin ngủ rũ rượi trên lưng bà. Mọi người lao ra ôm cháu, thở phào nhẹ nhõm. Bà nói cô Tiên mang cu Bin đi chơi, đi đến nhà bà thì cu Bin buồn ngủ quá nên bà kêu vào cho cu Bin ngủ. Cả nhà đi vắng nên bà khóa trái cửa, dạo này tai hơi kém, ở trong nhà, không nghe ngóng gì hết.
Tuấn mới kể về hoàn cảnh của Tâm, hoàn cảnh của em thật đáng thương. Hôm đó thầy giáo kiểm trai bài cũ, vì Tâm không thuộc bài thầy đã mắng em:
- Đồ dốt như bò. Lớn lên em cũng không làm được việc gì. Chỉ có làm cu ly cho người ta.
- Thầy thật dã man.
Thầy giáo chạy xuống véo tai em. Hai mắt thầy đỏ lừ. Nhìn em thách thức.
-Em có muốn biết tôi dã man thế nào không?
Thầy gầm lên.
Tâm nhớ đến gương mặt của bố khi đánh mẹ.
Mùi rượu từ miệng thầy bốc qua.
Mỗi khi bố em về đến ngõ, em đã ngửi thấy mùi rượu, em như một con chuột thấy con trăn, người em co rúm lại, như một phản xạ có điều kiện, em chạy ra chái hè, cầm cái náng và hé mắt nhìn vào trong nhà. Lúc còn nhỏ em hay tè dầm ướt hết cả quần. Khi lớn lên, em chỉ nghĩ, một ngày nào đó, em sẽ, em sẽ bắn bằng một khẩu súng như trong phim.
Mùi rượu từ thầy giáo làm em kích động cực độ.
Em nói với Tuấn, lúc đánh thầy, em cũng không hiểu làm sao nữa. Thật lòng em không muốn làm vậy.
Loan hứa với Tuấn sẽ thuyết phục nhà trường không đuổi học Tâm, sẽ tìm mọi cách giúp đỡ em đi học lại.
***
Người mua trăn mang đến một bọc, rồi ném xuống sân nhà bố vợ Tuấn.
- Con này mới là con trăn của bác, tôi trả lại. Con trăn giết thịt rồi là con trăn khác.
Tuấn giúp bố vợ cho con trăn vào chuồng. Tuấn nhìn con trăn. Lòng anh suy tư. Con trăn này nó vốn vô tội. Nó là con trăn cũng như chúng ta là con người, rất tự nhiên.
Nó thuộc về tự nhiên. Nhưng chúng ta đã cách ly nó ra khỏi môi trường của nó. Rồi chúng ta cho nó ăn mỗi ngày, đến một ngày nào đó nó thành con mãng xà khổng lồ. Vì nó quá gắn bó với ta, nên ta không thể giết chết nó, cũng không có thể thả nó ra. Nhưng nếu không may nó sổng chuồng, hậu quả xảy ra vô cùng nghiêm trọng.
Cái ác cũng như con trăn này, nó được nuôi dưỡng mỗi ngày bởi lòng hận thù. Đừng nuôi cái ác, đừng cho cái ác ăn, hãy phát hiện cái ác khi nó còn trong trứng nước. Hãy dùng tình thương hóa giải cái ác vừa mới nhen nhóm.
Ngày mai thôi, nó sẽ được chuyển lên vườn thú ở Sài Gòn. Nhưng không ai có thể biết được con trăn nó có biết những chuyện đã xảy ra hay không.
Con trăn vẫn ngủ như từng ngủ như vậy trong hầu hết cuộc đời nó.