Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng giữ mặt trận Thành Đô. Ông thừa lúc quân Nguỵ không phòng bị, liền dẫn quân binh đến Kỳ Sơn, dùng kế phản gián thu được Khương Duy, và theo đó tiến công Quan Trung. Quân Tào hoảng sợ đến rụng rời tay chân. Tào Phi, con trưởng của Tào Tháo phải tự tìm đến Tư Mã Ý hỏi kế sách đối phó với Gia Cát Lượng.
Trước tiên quân Ngụy phải đoạt lại Quận Trị đã mất. Tư Mã Ý hạ lệnh công thành. Đá và tên thành bắn xuống như mưa. Tư Mã Ý không chiếm được thượng phong nên rất giận dữ, bèn tự mình chỉ huy, lợi dụng thang mây và xa càn tấn công. Nhưng thang mây vừa tiếp cận tường thành liền bị cung nỏ của Gia Cát Lượng vừa phát minh bắn ra đốt cháy hết; xe càn vừa đến cửa thành cũng bị đá lớn đã dự phòng từ trước phá tan. Tận mắt thấy những biện pháp công thành này đều không dùng được. Tư Mã Ý lại nghĩ ra hai biện pháp công thành khác: một là lắp hào, hai là đào địa đạo. Ông nghĩ rằng chỉ cần một đoạn hào bị san lắp là có thể trực tiếp công thành. Ai ngờ bên ngoài có hào sâu, bên trong còn có tường thành xây ngoằn ngoèo, binh sĩ không cách chi tiến lên được. Tư Mã Ý lại chỉ huy quân lính đào địa đạo ăn thông vô thành. Gia Cát Lượng lại sai quân ở trong thành đạo hào sâu cắt đứt địa đạo. Do đó, hai bên cứ giằng co mãi đến bốm mươi chín ngày. Tư Mã Ý thề quyết phải hạ thành này cho bằng được, xin Tào Phi cho tăng cường nhân mã để ngày đêm công thành.
Tướng sĩ của Gia Cát Lượng thấy binh địch đông, còn thành thì đã bị bắn lửng cả trăm lỗ, nên ai nấy đều hết sức lo lắng. Để ổn định lòng quân, tự Gia Cát Lượng cầm kiếm lên thành cố thủ. Tướng sĩ của ông tuy hết sức lo, nhưng không ai dám có chút gì lơ là sai phạm, và mặc tình cho Tư Mã Ý bốn mặt vây công, thành nhỏ này vẫn cố thủ hết sức nghiêm ngặt. Nhưng không dè thời tiết thay đổi đột ngột, gió bất thổi lạnh ghê người. Bọn binh sĩ của Gia Cát Lượng lòng đã lạnh lại thêm thân lạnh, run cầm cập, ngay đao thương kiếm kích đều không cầm được.
Tư Mã Ý sau khi quan sát xong, bèn nói:
- Lần này ta sẽ bắt sống được Gia Cát Lượng!
Một tên thủ hạ nói:
- Làm sao bắt sống được?
Tư Mã Ý đưa tay chỉ lên trời, chỉ xuống đất, vỗ ngựa bảo:
- Quân ta là người phương bắc giỏi chịu rét nhưng lại sợ nóng; binh mã của Gia Cát Lượng đều là người miệt nam Trường Giang, chịu nóng nhưng sợ rét. Trời lạnh giá băng thế này, binh mã của ông ta làm sao mà chiến đấu nữa? Hơn nữa, bốn mặt đều bị vây chặt, một con kiến cũng khó lọt, lương thảo tất phải cạn kiệt. Hừ! Binh mã của ông ta không chết rét thì cũng chết đói thôi. Ông hãy nhìn Gia Cát Lượng đang đi rảo trên bốn mặt thành kia là có thể thấy nhân tâm đã bấn loạn. Ông ta đã mất thiên thời, địa lợi, nhân hòa rồi. Nếu ta thừa lúc này công thành, tất ông ta bị bắt thôi!
Người thủ hạ nghe Tư Mã Ý phân tích, luôn gật đầu khen hay. Tư Mã Ý cảm thấy trong lòng phơi phới, bèn tươi cười viết một lá thư khuyên Gia Cát Lượng hãy sớm qui hàng: "Hiện giờ binh lực hai bên quá chênh lệch, ngay ông trời kia còn chống lại ông, sao ông còn chưa thức thời mà qui hàng cho sớm, chẳng lẽ đợi gươm kề tới cổ ư? Nghĩ ông là chỗ bạn bè với tôi hồi thuở nhỏ, hạn cho ông thời gian ba ngày, nếu không mở cửa thành qui hàng thi khi thành bị phá e ông sẽ không có đất chôn thây".
Gia Cát Lượng hồi thư đáp: "Tôi có binh tinh tướng giỏi, lương thảo không thiếu, có lý nào chưa chiến mà hàng? Chỉ cần ông lui binh ba dặm, sau ba ngày sẽ biết ai mạnh yếu thế nào. Cho dù chết không đất chôn, tôi cũng không có gì phải hối hận".
Tư Mã Ý mở thư Gia Cát Lượng ra xem, đoạn ha hả cười lớn:
- Gia Cát Lượng chết đã đến nơi mà còn bướng bỉnh. Bây giờ ta cứ lui binh ba dặm, thử xem trong ba ngày hắn có thể làm được gì?
Tư Mã Ý nghĩ, đằng nào Gia Cát Lượng cũng không thoát khỏi bàn tay của mình, chi bằng tiên lễ hậu binh, cứ cho lui binh ba dặm rồi ba ngày sau sẽ cho hắn biết thế nào là lễ độ, và hắn có chết cũng không oán trách!
Gia Cát Lượng thấy quân Ngụy đã lui doanh, bèn ra lệnh cho binh sĩ dời hết các thứ chứa trong kho ra, lấy ván đóng tường đôi, lại bảo múc nước gánh đổ vô tường đôi đó. Ba ngày sau, nước kết thành băng, Gia Cát Lượng cho quân sĩ gỡ lấy ván ra, thế là ông đã có một bức tường băng kiên cố. Ba ngày sau, Tư Mã Ý đến trước thành dòm ngó, thấy tưòng thành hôm trước loang lỗ vậy mà chỉ trong vòng ba hôm đã đổi mới. Ông xem tả ngó hữu, thấy tường thành này chẳng khác gì pha lê, lại hệt như mã não, ở mỗi cửa tưòng lại có vô số đao kiếm như rừng kiếm, núi đao, loa lóa dưới ánh mặt trời đến chói mắt, khí lạnh đến rợn người. Tư Mã Ý thấy vậy chẳng khỏi thở dài từng hồi:
- Gia Cát Lượng người mạnh ngựa khỏe, trong ba ngày mà xây được tường mới thế này thật là thiên hạ hiếm có. Thực lực của hắn hùng hậu như vầy, làm sao có thể giao chiến với hắn được?!
Và Tư Mã Ý chỉ còn cách lui binh.
Tư Mã Ý lại nghĩ mình chinh chiến nhiều năm, công thành đoạt ải không biết bao nhiêu mà chưa hề thấy tường thành nào kỳ quái như thế này, bèn sai mấy têm thám tử đi dò la xem tường ấy thực ra là cái gì?
Chẳng bao lâu thám tử trở về bẩm lại:
- Chúng ta vừa lui binh thì Gia Cát Lượng cũng lui binh, hiện giờ thành đã trống trơn!
Tư Mã Ý muốn biết Gia Cát Lượng xây thành mới này bằng cách nào, bèn đến thành quan sát, ông thấy trên mặt tường băng có bốn hàng chữ lớn:
Tư Mã bé con khéo học đòi,
Về nhà bú mẹ chới thòi loi,
Cho mi thưởng thức gió tây bắc,
Thành ấy ta xây bằng nước trời.
Tư Mã Ý sau khi xem qua, giận đến thất khiếu bốc khói. Nhưng nhìn kỹ lại, thì ra đây là một bức tường băng. Ông vô cùng khâm phục Gia Cát Lượng. Do đó ông bèn xin gặp Tào Phi, tấu lại thực tình:
- Ngày trước, khi Tào công còn tại thế, Gia Cát Lượng đã giả vờ mượn gió đông, nay hắn lại mượn nước trời xây thành, quả thật đến thần tiên cũng không sánh kịp.
Câu chuyện Gia Cát Lượng mượn nước trời xây thành càng đồn đại càng mơ hồ. Cùng với thời gian, người ta đã quên đi nguồn gốc tên thành này là gì, chỉ kêu tòa thành này là Thiên Thủy thành, tên ấy đến nay vẫn còn.
Theo Sách Truyền Thuyết Tam Quốc Chí
Trước tiên quân Ngụy phải đoạt lại Quận Trị đã mất. Tư Mã Ý hạ lệnh công thành. Đá và tên thành bắn xuống như mưa. Tư Mã Ý không chiếm được thượng phong nên rất giận dữ, bèn tự mình chỉ huy, lợi dụng thang mây và xa càn tấn công. Nhưng thang mây vừa tiếp cận tường thành liền bị cung nỏ của Gia Cát Lượng vừa phát minh bắn ra đốt cháy hết; xe càn vừa đến cửa thành cũng bị đá lớn đã dự phòng từ trước phá tan. Tận mắt thấy những biện pháp công thành này đều không dùng được. Tư Mã Ý lại nghĩ ra hai biện pháp công thành khác: một là lắp hào, hai là đào địa đạo. Ông nghĩ rằng chỉ cần một đoạn hào bị san lắp là có thể trực tiếp công thành. Ai ngờ bên ngoài có hào sâu, bên trong còn có tường thành xây ngoằn ngoèo, binh sĩ không cách chi tiến lên được. Tư Mã Ý lại chỉ huy quân lính đào địa đạo ăn thông vô thành. Gia Cát Lượng lại sai quân ở trong thành đạo hào sâu cắt đứt địa đạo. Do đó, hai bên cứ giằng co mãi đến bốm mươi chín ngày. Tư Mã Ý thề quyết phải hạ thành này cho bằng được, xin Tào Phi cho tăng cường nhân mã để ngày đêm công thành.
Tướng sĩ của Gia Cát Lượng thấy binh địch đông, còn thành thì đã bị bắn lửng cả trăm lỗ, nên ai nấy đều hết sức lo lắng. Để ổn định lòng quân, tự Gia Cát Lượng cầm kiếm lên thành cố thủ. Tướng sĩ của ông tuy hết sức lo, nhưng không ai dám có chút gì lơ là sai phạm, và mặc tình cho Tư Mã Ý bốn mặt vây công, thành nhỏ này vẫn cố thủ hết sức nghiêm ngặt. Nhưng không dè thời tiết thay đổi đột ngột, gió bất thổi lạnh ghê người. Bọn binh sĩ của Gia Cát Lượng lòng đã lạnh lại thêm thân lạnh, run cầm cập, ngay đao thương kiếm kích đều không cầm được.
Tư Mã Ý sau khi quan sát xong, bèn nói:
- Lần này ta sẽ bắt sống được Gia Cát Lượng!
Một tên thủ hạ nói:
- Làm sao bắt sống được?
Tư Mã Ý đưa tay chỉ lên trời, chỉ xuống đất, vỗ ngựa bảo:
- Quân ta là người phương bắc giỏi chịu rét nhưng lại sợ nóng; binh mã của Gia Cát Lượng đều là người miệt nam Trường Giang, chịu nóng nhưng sợ rét. Trời lạnh giá băng thế này, binh mã của ông ta làm sao mà chiến đấu nữa? Hơn nữa, bốn mặt đều bị vây chặt, một con kiến cũng khó lọt, lương thảo tất phải cạn kiệt. Hừ! Binh mã của ông ta không chết rét thì cũng chết đói thôi. Ông hãy nhìn Gia Cát Lượng đang đi rảo trên bốn mặt thành kia là có thể thấy nhân tâm đã bấn loạn. Ông ta đã mất thiên thời, địa lợi, nhân hòa rồi. Nếu ta thừa lúc này công thành, tất ông ta bị bắt thôi!
Người thủ hạ nghe Tư Mã Ý phân tích, luôn gật đầu khen hay. Tư Mã Ý cảm thấy trong lòng phơi phới, bèn tươi cười viết một lá thư khuyên Gia Cát Lượng hãy sớm qui hàng: "Hiện giờ binh lực hai bên quá chênh lệch, ngay ông trời kia còn chống lại ông, sao ông còn chưa thức thời mà qui hàng cho sớm, chẳng lẽ đợi gươm kề tới cổ ư? Nghĩ ông là chỗ bạn bè với tôi hồi thuở nhỏ, hạn cho ông thời gian ba ngày, nếu không mở cửa thành qui hàng thi khi thành bị phá e ông sẽ không có đất chôn thây".
Gia Cát Lượng hồi thư đáp: "Tôi có binh tinh tướng giỏi, lương thảo không thiếu, có lý nào chưa chiến mà hàng? Chỉ cần ông lui binh ba dặm, sau ba ngày sẽ biết ai mạnh yếu thế nào. Cho dù chết không đất chôn, tôi cũng không có gì phải hối hận".
Tư Mã Ý mở thư Gia Cát Lượng ra xem, đoạn ha hả cười lớn:
- Gia Cát Lượng chết đã đến nơi mà còn bướng bỉnh. Bây giờ ta cứ lui binh ba dặm, thử xem trong ba ngày hắn có thể làm được gì?
Tư Mã Ý nghĩ, đằng nào Gia Cát Lượng cũng không thoát khỏi bàn tay của mình, chi bằng tiên lễ hậu binh, cứ cho lui binh ba dặm rồi ba ngày sau sẽ cho hắn biết thế nào là lễ độ, và hắn có chết cũng không oán trách!
Gia Cát Lượng thấy quân Ngụy đã lui doanh, bèn ra lệnh cho binh sĩ dời hết các thứ chứa trong kho ra, lấy ván đóng tường đôi, lại bảo múc nước gánh đổ vô tường đôi đó. Ba ngày sau, nước kết thành băng, Gia Cát Lượng cho quân sĩ gỡ lấy ván ra, thế là ông đã có một bức tường băng kiên cố. Ba ngày sau, Tư Mã Ý đến trước thành dòm ngó, thấy tưòng thành hôm trước loang lỗ vậy mà chỉ trong vòng ba hôm đã đổi mới. Ông xem tả ngó hữu, thấy tường thành này chẳng khác gì pha lê, lại hệt như mã não, ở mỗi cửa tưòng lại có vô số đao kiếm như rừng kiếm, núi đao, loa lóa dưới ánh mặt trời đến chói mắt, khí lạnh đến rợn người. Tư Mã Ý thấy vậy chẳng khỏi thở dài từng hồi:
- Gia Cát Lượng người mạnh ngựa khỏe, trong ba ngày mà xây được tường mới thế này thật là thiên hạ hiếm có. Thực lực của hắn hùng hậu như vầy, làm sao có thể giao chiến với hắn được?!
Và Tư Mã Ý chỉ còn cách lui binh.
Tư Mã Ý lại nghĩ mình chinh chiến nhiều năm, công thành đoạt ải không biết bao nhiêu mà chưa hề thấy tường thành nào kỳ quái như thế này, bèn sai mấy têm thám tử đi dò la xem tường ấy thực ra là cái gì?
Chẳng bao lâu thám tử trở về bẩm lại:
- Chúng ta vừa lui binh thì Gia Cát Lượng cũng lui binh, hiện giờ thành đã trống trơn!
Tư Mã Ý muốn biết Gia Cát Lượng xây thành mới này bằng cách nào, bèn đến thành quan sát, ông thấy trên mặt tường băng có bốn hàng chữ lớn:
Tư Mã bé con khéo học đòi,
Về nhà bú mẹ chới thòi loi,
Cho mi thưởng thức gió tây bắc,
Thành ấy ta xây bằng nước trời.
Tư Mã Ý sau khi xem qua, giận đến thất khiếu bốc khói. Nhưng nhìn kỹ lại, thì ra đây là một bức tường băng. Ông vô cùng khâm phục Gia Cát Lượng. Do đó ông bèn xin gặp Tào Phi, tấu lại thực tình:
- Ngày trước, khi Tào công còn tại thế, Gia Cát Lượng đã giả vờ mượn gió đông, nay hắn lại mượn nước trời xây thành, quả thật đến thần tiên cũng không sánh kịp.
Câu chuyện Gia Cát Lượng mượn nước trời xây thành càng đồn đại càng mơ hồ. Cùng với thời gian, người ta đã quên đi nguồn gốc tên thành này là gì, chỉ kêu tòa thành này là Thiên Thủy thành, tên ấy đến nay vẫn còn.
Theo Sách Truyền Thuyết Tam Quốc Chí