Nước ta địa hình núi chia thành mấy vùng.

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Dựa vào át lát và kiến thức đã học

a/ Nước ta địa hình núi chia thành mấy vùng.

b/ Trình bày đặc điểm địa hình của từng vùng (giới hạn, hướng nghiên, hướng các dãy núi, tên các cao nguyên và dãy núi của từng vùng). Đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa các thành phần tự nhiên khác như thế nào (Địa hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật)
 
Địa hình núi chia làm 4 vùng

+ Vùng núi Đông bắc

+ Vùng núi tây Bắc

+ Vùng Trường Sơn Bắc

+ Vùng Trường Sơn Nam

* Vùng núi Đông Bắc:

- Phạm vi:
từ tả ngạn sông Hồng;từ dãy núi con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh.

- Đặc điểm chung: địa hình nổi bật với các cánh cung lớn hình dẻ quạt,chạy theo hướng Bắc,quy tụ tại Tam Đảo với độ cao trung bình từ 1000-1500m.Địa hình Cacxtơ khá phổ biến tạo nên các thắng cảnh nổi tiếng.

- Các dạng địa hình:

+ Có 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn,Bắc Sơn,Đông Triều.

+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Một số đỉnh núi cao nằm ở thượng nguồn của sông Chảy:cao nhất là Tây Côn Lĩnh(2419m);Tiền Liêu Ti(2402m);Phu Tha Ca (2274m) giáp biên giới Việt_Trung là đặc điểm của khối núi đá vôi ở Hà Giang_Cao Bằng:


  • Trung tâm là vùng đồi trung du thấp 500-600m.
  • Giáp Đông Bắc là vùng đồi núi trung du thấp dưới 100m.

+ Các dòng sông cũng chảy theo hướng vòng cung là:sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.


* Vùng núi Tây Bắc:

- Phạm vi:
nằm ở hữu ngạn sông Hồng (giữa sông Hồng và sông Cả.

- Đặc điểm chung: địa hình chủ yếu là những dải núi cao (trung bình 2000m, là vùng có độ cao trung bình cao nhất nước ta), những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng Tây Bắc_Đông Nam.

- Các dạng địa hình:
+ Núi cao và trung bình là chủ yếu.
+ Có 3 mạch chính cùng hướng Tây Bắc_Đông Nam:


  • Phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxiphăng(3143m-cao nhất nước ta) có tác dụng ngăn gió mùa Đông Bắc làm Tây Bắc bớt lạnh hơn so với Đông Bắc
  • Phía Tây núi cao trung bình dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt_Lào.


  • Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi:Phong Thổ, Tà Phình, Sín Thầu, Sơn La, Mộc Châu.

+ Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa có dãy Tam Điệp chạy suốt đồng bằng sông Mã.

+ Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng giữa núi:Nghĩa Lộ, Điện Biên.

+ Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc_Đông Nam:sông Đà, sông Mã, sông Chu.



* Đặc điểm của Trường Sơn Bắc :

-Phạm vi : Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã

-Đặc điểm chung :

+ Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Cao ở hai đầu, thấp ở giữa.

- Các dạng địa hình :

+ Phía bắc là vùng núi Nghệ An, giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình, phía nam là vùng núi tây Thừa Thiên-Huế

+ Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 16oB ( là ranh giới với Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn các khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống phía nam )


* Đặc điểm : Trường Sơn Nam

- Phạm vi : Phía nam dãy Bạch Mã đến vĩ tuyến 11oB.

- Đặc điểm chung :

+ Gồm các khối núi và cao nguyên theo hướng bắc - tây bắc, nam - đông nam.

+ Sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.

-Các dạng địa hình :

+ Phía đông là khối Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ mở rộng và nâng cao.

+ Phía tây là các cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông có bề mặt tương đối bằng phẳng với độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000 m.

+ Sự bất đối xứng giữa hai sườn đông -tây

rõ hơn ở Trường Sơn Bắc.



 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top