Nước gừng và nước đá
Hoa Lan Tiên sinh là người độc tấu vĩ cầm nổi tiếng của nhà hát ca kịch. Nhưng bất hạnh là ông bị mù cả hai mắt từ rất lâu rồi. Một buổi tối cây vĩ cầm tâm đắc của mình bị một người bạn trong đoàn ca kịch tên là Hes Ki thắng cá cược nên đã lấy mang đi mất. Sự việc làm cho Hoa Lan hối hận và có chút bất mãn. Ông liền điện thoại cho giám đốc đoàn ca kịch thành phố, tên là Pôn kể lại sự việc.
Quan hệ giữa giám đốc Pôn và Hoa Lan vốn rất thân thiết. Vì thế sau khi nhận được điện thoại, giám đốc Pôn quyết định tìm gặp Hoa Lan trao đổi trực tiếp để nắm tình hình sự việc, may ra tìm được cách giúp đỡ và an ủi cho người bạn tật nguyền kia.
Con trai của giám đốc Pôn là một trinh sát viên trẻ tuổi thuộc đơn vị cảnh sát điều tra của thành phố tên là Chê Lô Vet. Chê Lô Vet ngay từ nhỏ đã là người rất hâm mộ tài năng biểu diễn vĩ cầm của Hoa Lan. Vì thế cậu háo hức muốn được đến thăm nghệ sĩ nổi tiếng tại nhà riêng.
Hai cha con giám đốc Pôn, tiến vào ngôi biệt thự lộng lẫy. Một người giúp việc ra đón và đưa các vị khách vào trong gian thư phòng. Nghệ sĩ danh tiếng Hoa Lan đang đợi tiếp họ tại đó.
“Nói ra nghe nó vô lý và hoang đường làm sao ấy!” Nghệ sĩ Hoa Lan bắt đầu câu chuyện. “Tối qua tôi và Hes Ki lấy cây vĩ cầm yêu quý của tôi ra đặt cược để đánh cuộc với nhau. Tôi sẽ để một cốc nước đá vào trong két sắt khoá lại, còn Hes Ki phải đi ra khỏi phòng. Sau một tiếng đồng hồ, Hes Ki phải thay cốc nước đá bằng cốc nước gừng đặt trong két sắt. Sau khi khoá két, tôi cũng đi ra khỏi phòng và khoá cửa phòng cẩn thận bằng hai ổ khoá to và chắc chắn”.
“Cứ nghĩ rằng phen này mình sẽ thắng vì anh chàng Hes Ki khó mà thực hiện được cuộc cá độ này. Một giờ sau, khi tôi mở két sắt lấy cốc nước đá ra, thì hoá ra đúng là một cốc nước gừng. Tôi đành nhận thua và đem cây đàn yêu quý taro cho Hes Ki. Mất cây đàn là việc nhỏ, như tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu?”
Cha con giám đốc Pôn nghe xong câu chuyện, quả thực cũng lấy làm khó hiểu. Giám đốc Pôn nói: “Hay là bác kể lại câu chuyện một lần nữa thật tỉ mỉ, cố nhớ lại mọi tình tiết, may ra”
Nghệ sĩ Hoa Lan nói tiếp: “Có mấy điều tui cũng nghi ngờ cần nói rõ thêm.
-Thứ nhất, cốc nước đá trước khi bỏ vào két sắt, tự tay tôi đã cầm và sờ khắp xung quanh, quả thật rất lạnh, rõ ràng là nước đá.
-Thứ hai, sau một giờ lấy cốc nước ở trong két ra, tôi là người đầu tiên nếm thử, quả thât là nước gừng.
-Thứ ba, tự tay tôi đặt nước đá vào trong két, tự tay tôi khoá két và khoá cửa buồng.
-Thứ tư, trong một giờ đồng hồ chờ đợi theo giao ước, tôi luôn ngồi bên ngoài phòng, nghe ngóng tiếng động. Qủa thực rất yên tĩnh, không hề có tiếng động khác thường nào. Các vị biết đấy, người mù thường rất thính tai! Thế mà cuối cùng Hes Ki lại là người thắng cuộc!”
Chê Lô Vét xin phép hỏi cắt ngang: “Nhưng có một điều quan trọng mà bác quên không nói ra. Đó là cuộc cá cược này có phải là do Hes Ki đề xuất không!”
“Đúng”, nghệ sĩ liền khẳng định “Vì anh ta tỏ vẻ nghi ngờ thính giác nhạy bén của tôi. Vì thế tôi mới bực mình và chấp nhận đánh cuộc với anh ta bằng cây vĩ cầm yêu quý là vật đặt cược”.
Giám đốc Pôn tỏ ra thông cảm, nhưng cũng cảm thấy khó giải quyết, chỉ đành an ủi ông bạn già mù loà: “Bác với Hes Ki là bạn lâu năm trong cùng đơn vị. Hay là để tôi đi nói chuyện với hắn xem thế nào. Nếu có thể, sẽ khuyên hắn trả lại vĩ cầm đó cho bác!”
“Không được!” Nghệ sĩ mù vội phản đối “Bác đừng nên làm thế, lòng tự trọng không cho phép tôi nhận lại vật đã thua cuộc. Trừ khi bác có thể chứng minh được trong lần cá cược này có gì đó không bình thường, hoặc là hắn có giở trò ma mãnh gì trong đó?”
Trong khi giám đốc Pôn còn đang đi lại suy nghĩ, thì Chê Lô Vét đã nói một cách khẳng định: “Chắc chắn Hes Ki đã dở trò lừa bịp gì trong đó. Khi mới đến, hắn đã có sự chuẩn bị trước. Đem nước gừng làm lạnh cho hoá thành băng và đem giấu trong chiếc cốc giữ nhiệt. Sau đó hắn lợi dụng tật nguyền của bác, tráo đổi nước đá trong cốc bằng nước gừng đóng băng mà bác không nhìn thấy. Còn bác sờ tay thì nước đá hay nước gừng đóng băng đều như nhau, chắc chắn bác sẽ không nhận ra. Thực ra, bác đặt cốc vào trong két sắt là nươc gừng đã hoá thành băng do hắn chuẩn bị từ trước mang đến. Một giờ sau, băng tan thành nước, bác nếm thử chắc chắn sẽ thấy mùi vị nước gừng”.
Sau đó giám đốc Pôn đi gặp Hes Ki. Hes ki thừa nhận trò ma mãnh của mình, đúng như phán đoán của Chê Lô Vét. Hes Ki thành tâm xin lỗi Hoa Lan và trao trả cây vĩ cầm yêu quý cho ông.
Cuối cùng công lý vẫn thuộc về người thật thà. Câu chuyện này muốn cảnh tỉnh tất cả chúng ta, đừng tự phụ cho rằng mình thông minh, mưu trí hơn người rồi đi lừa bịp người khác để thủ lợi. Mọi mưu ma chước quỷ cuối cùng rồi cũng lộ nguyên hình dưới tai mắt tinh tường của mọi người. Chỉ có sống thật thà mới có được bền lâu.