Mâu thuẫn trong xã hội giữa con người với con người dẫn đến xô xát cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Nhưng mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả giữa các nữ sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường kiến cả xã hội bàng hoàng.
Một vụ đánh nhau giữa các nữ sinh. Ảnh: Internet
Chưa bao giờ, việc các học sinh THPT gây lộn, đánh nhau lại làm tốn giấy mực của các nhà báo, làm đau đầu các cơ quan chức năng, gây nhức nhối trong lòng các bậc phụ huynh và bức xúc cho dư luận như trong thời điểm này.
Khi tất cả xã hội đang hướng tới một tương lai tốt đẹp phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh, con người sống nhân hậu có văn hóa thì một video clip được tung lên mạng internet mà hình ảnh là các nữ sinh mới mười sáu, mười bảy tuổi đang thượng cẳng chân hạ cẳng tay trong một màn đánh hội đồng để giải quyết mâu thuẫn.
Việc đánh nhau giữa các nữ sinh trong độ tuổi này không phải phổ biến nhưng đã xảy ra và nếu không được ngăn chặn kịp thời đây sẽ là những mầm mống của một lối sống lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, sự ngang tàng, bất cần được hiện hữu và họ trở thành những con người không thể giáo dục.
Nạn nhân của họ đều là những con người trong cùng độ tuổi, đang cắp sách đến trường và đong đầy những ước mơ chắc chắn sẽ bị tổn thương rất lớn, sẽ phần nào vơi đi sự tự tin khi đứng trước những va chạm xã hội.
Đánh nhau là cá tính, là mạnh mẽ?
Là một giáo viên giảng dạy lâu năm, tôi nắm bắt khá rõ tâm lý phát triển của các học sinh trong độ tuổi này, nhất là những học sinh nữ. Tôi cho rằng, sự việc xảy ra không phải do những nữ sinh này có cá tính quá mạnh mẽ, hiếu động mà họ đã nhìn nhận con người, sự vật hiện tượng trong xã hội theo một góc nhìn khác, đó là góc nhìn hết sức tiêu cực.
Quan sát những hành động của họ chúng ta thấy bàng hoàng sửng sốt vì họ đã không hề run tay khi đánh người khác, gương mặt vô cảm lạnh lùng của họ đã nói lên nhiều điều.
Tuổi mười sáu mười bảy cái tuổi non trẻ nhưng không phải không biết phân biệt điều phải quấy, không nhìn nhận được việc cần làm và việc không nên làm mà là ở lối sống và cách suy nghĩ.
Ngành công nghệ thông tin phát triển đưa xã hội tiến vào thời kỳ thông tin bùng nổ, chúng ta được thừa hưởng nhiều tiện ích từ công nghệ, hiểu biết nhiều điều hơn và cũng phải chứng kiến nhiều cảnh đau xót hơn.
Bậc làm cha làm mẹ của những nạn nhân bị đánh đập trong video clip kia hẳn sẽ đau lòng lắm khi nhìn lại hình ảnh con mình bị đánh đập dã man, liệu có ai chia sẻ được với họ điều này.
Còn cha mẹ của những nữ sinh ngang tàng kia chắc hẳn khi xem được những hình ảnh này sẽ ra sao? Liệu họ có tin đó chính là con gái mình.
Nhìn nhận về vấn đề này trong xã hội sẽ có nhiều những suy nghĩ khác nhau nhưng theo tôi chắc chắn mọi người đều có chung một tư tưởng đó là sự khó lý giải cho những hành động thô bạo của các nữ sinh, và rằng trách nhiệm thuộc về ai liệu câu chuyện chỉ dừng lại ở việc đánh người rồi bị xử phạt.
Lối sống bất cần: Báo động
Khi xem những đoạn video clip, tôi đã có những liên tưởng và có rất nhiều câu tự hỏi chính mình, tôi nghĩ đến trách nhiệm của gia đình các nữ sinh, vai trò và trách nhiệm của giáo dục trong tình huống này, nhưng dường như tự mình trả lời vẫn chưa thoả đáng. Gần đây lại có thông tin công an đã vào cuộc, đủ để nói lên tính chất nghiêm trọng của sự việc này.
Tìm ra những người liên quan và xử phạt những đối tượng vi phạm pháp luật trong video clip trên không phải là điều khó khăn đối với các cơ quan nghiệp vụ nhưng liệu trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của nhà trường và cơ quan pháp luật sẽ là giải pháp triệt để cho vấn đề này.
Theo tôi, đây là một biểu hiện nghiêm trọng của lối sống bất cần: bất cần định hướng, bất cần giáo dục và bất cần chuẩn mực. Ba sự bất cần này tạo nên con người vô cảm, không có đạo đức xã hội và video clip nói trên chỉ là một trong những mặt nhìn thấy của lối sống này.
Giải quyết vấn đề này chắc chắn không phải là chuyện của ngày một ngày hai, không phải xử phạt và quy trách nhiệm là xong mà cần có phối hợp tổng hoà giữa vai trò gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng và toàn thể xã hội.
Còn có những con người chứng kiến trực tiếp sự việc trên mà coi đó như trò vui, có những con người thấy mà sợ liên luỵ không lên tiếng hay những con người cho rằng đó là việc không liên quan đến mình thì gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng chưa thể tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
Theo TPO.
Một vụ đánh nhau giữa các nữ sinh. Ảnh: Internet
Khi tất cả xã hội đang hướng tới một tương lai tốt đẹp phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh, con người sống nhân hậu có văn hóa thì một video clip được tung lên mạng internet mà hình ảnh là các nữ sinh mới mười sáu, mười bảy tuổi đang thượng cẳng chân hạ cẳng tay trong một màn đánh hội đồng để giải quyết mâu thuẫn.
Việc đánh nhau giữa các nữ sinh trong độ tuổi này không phải phổ biến nhưng đã xảy ra và nếu không được ngăn chặn kịp thời đây sẽ là những mầm mống của một lối sống lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, sự ngang tàng, bất cần được hiện hữu và họ trở thành những con người không thể giáo dục.
Nạn nhân của họ đều là những con người trong cùng độ tuổi, đang cắp sách đến trường và đong đầy những ước mơ chắc chắn sẽ bị tổn thương rất lớn, sẽ phần nào vơi đi sự tự tin khi đứng trước những va chạm xã hội.
Đánh nhau là cá tính, là mạnh mẽ?
Là một giáo viên giảng dạy lâu năm, tôi nắm bắt khá rõ tâm lý phát triển của các học sinh trong độ tuổi này, nhất là những học sinh nữ. Tôi cho rằng, sự việc xảy ra không phải do những nữ sinh này có cá tính quá mạnh mẽ, hiếu động mà họ đã nhìn nhận con người, sự vật hiện tượng trong xã hội theo một góc nhìn khác, đó là góc nhìn hết sức tiêu cực.
Quan sát những hành động của họ chúng ta thấy bàng hoàng sửng sốt vì họ đã không hề run tay khi đánh người khác, gương mặt vô cảm lạnh lùng của họ đã nói lên nhiều điều.
Tuổi mười sáu mười bảy cái tuổi non trẻ nhưng không phải không biết phân biệt điều phải quấy, không nhìn nhận được việc cần làm và việc không nên làm mà là ở lối sống và cách suy nghĩ.
Ngành công nghệ thông tin phát triển đưa xã hội tiến vào thời kỳ thông tin bùng nổ, chúng ta được thừa hưởng nhiều tiện ích từ công nghệ, hiểu biết nhiều điều hơn và cũng phải chứng kiến nhiều cảnh đau xót hơn.
Bậc làm cha làm mẹ của những nạn nhân bị đánh đập trong video clip kia hẳn sẽ đau lòng lắm khi nhìn lại hình ảnh con mình bị đánh đập dã man, liệu có ai chia sẻ được với họ điều này.
Còn cha mẹ của những nữ sinh ngang tàng kia chắc hẳn khi xem được những hình ảnh này sẽ ra sao? Liệu họ có tin đó chính là con gái mình.
Nhìn nhận về vấn đề này trong xã hội sẽ có nhiều những suy nghĩ khác nhau nhưng theo tôi chắc chắn mọi người đều có chung một tư tưởng đó là sự khó lý giải cho những hành động thô bạo của các nữ sinh, và rằng trách nhiệm thuộc về ai liệu câu chuyện chỉ dừng lại ở việc đánh người rồi bị xử phạt.
Lối sống bất cần: Báo động
Khi xem những đoạn video clip, tôi đã có những liên tưởng và có rất nhiều câu tự hỏi chính mình, tôi nghĩ đến trách nhiệm của gia đình các nữ sinh, vai trò và trách nhiệm của giáo dục trong tình huống này, nhưng dường như tự mình trả lời vẫn chưa thoả đáng. Gần đây lại có thông tin công an đã vào cuộc, đủ để nói lên tính chất nghiêm trọng của sự việc này.
Tìm ra những người liên quan và xử phạt những đối tượng vi phạm pháp luật trong video clip trên không phải là điều khó khăn đối với các cơ quan nghiệp vụ nhưng liệu trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của nhà trường và cơ quan pháp luật sẽ là giải pháp triệt để cho vấn đề này.
Theo tôi, đây là một biểu hiện nghiêm trọng của lối sống bất cần: bất cần định hướng, bất cần giáo dục và bất cần chuẩn mực. Ba sự bất cần này tạo nên con người vô cảm, không có đạo đức xã hội và video clip nói trên chỉ là một trong những mặt nhìn thấy của lối sống này.
Giải quyết vấn đề này chắc chắn không phải là chuyện của ngày một ngày hai, không phải xử phạt và quy trách nhiệm là xong mà cần có phối hợp tổng hoà giữa vai trò gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng và toàn thể xã hội.
Còn có những con người chứng kiến trực tiếp sự việc trên mà coi đó như trò vui, có những con người thấy mà sợ liên luỵ không lên tiếng hay những con người cho rằng đó là việc không liên quan đến mình thì gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng chưa thể tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
Theo TPO.