Mặc dù phải đến 10-4 mới hết hạn nộp hồ sơ thi đại học năm nay, nhưng theo theo thông tin sơ bộ từ các trường, sở, hồ sơ dự thi của thí sinh năm nay chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng.
Tỷ lệ "chọi" cao
Mặc dù thích Trường Đại học Luật Hà Nội nhưng Bùi Thị Phương Tú, học sinh khối 12 trường Trung học phổ thông Đào Duy Từ (Hà Nội) vẫn nộp một bộ hồ sơ vào Học viện Ngân hàng vì “bố mẹ thích em thi ngành này” và “đa số các bạn cùng lớp đều chọn tài chính, kế toán và ngân hàng để nộp hồ sơ.” Những bạn học giỏi thì chọn trường tốp trên, bạn học khá thì chọn trường tốp dưới nhưng vẫn chỉ quanh quẩn ở những ngành này.
Trường Trung học phổ thông Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) đã hoàn tất việc thu hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 của học sinh khối 12. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể nhưng bà Trần Thị Kim Thanh, cán bộ thu hồ sơ của trường, cho biết đa số các em thi vào Đại học Mở, Thương Mại và Quản trị kinh doanh.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+
Việc đổ xô vào khối ngành tài chính, kế toán của học sinh khiến cho bà Trần Thị Oanh, Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Bắc Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) không khỏi lo lắng: “Điểm chuẩn của những ngành này tương đối cao nhưng nhiều em có học lực bình thường vẫn đăng ký với lý do ngành này nhu cầu nhân lực lớn, ra trường dễ xin việc.”
Đây cũng là tâm sự của ông Đào Văn Diệp, Trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị: "Các cơ sở thu hồ sơ đều cho biết thí sinh chỉ thích khối ngành kinh tế, điều này sẽ đẩy tỷ lệ "chọi" các ngành này lên cao hơn và khả năng đỗ của các em thấp đi."
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm ngành này cũng “nóng” không kém. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời điểm này, điểm thu nhận của văn phòng Bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận khoảng 2.000 hồ sơ. Trong đó, nhóm ngành kinh tế chiếm đến hơn 50%.
Lượng hồ sơ giảm tới 30%
Năm nay là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định gộp cả lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi vào nộp cùng một lần với hồ sơ dự thi. Mức lệ phí năm nay cũng tăng thêm 10.000 đồng/bộ so với năm 2009, từ 70.000 đồng lên 80.000 đồng/bộ.
“Cải cách” này của Bộ ban đầu tỏ ra hiệu quả trong việc giảm lượng hồ sơ "ảo." Hầu hết các cơ sở thu nhận hồ sơ đềucho biết lượng hồ sơ giảm nhiều so với các năm trước.
Dù số lượng thí sinh dự thi đại học, cao đẳng của tỉnh Quảng Trị tương đương năm 2009 (khoảng 11.000 học sinh lớp 12 và 5.000 thí sinh tự do) nhưng lượng hồ sơ tỉnh mua về chỉ 40.000 bộ, giảm 10.000 bộ so với các năm trước.
Theo ông Đào Văn Diệp, Quảng Trị là tỉnh nghèo, đời sống người dân khó khăn nên việc tăng lệ phí tuyển sinh và gộp cả lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi khiến thí sinh phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn, số hồ sơ nộp chắc chắn giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, không chỉ ở các tỉnh điều kiện kinh tế khó khăn, ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, lượng hồ sơ cũng giảm đến 30%.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Thanh Xuân, Hà Nội những ngày này rất vắng dù thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đã gần kề. “Giờ này mọi năm, thí sinh đứng vòng trong vòng ngoài nhưng năm nay, có khi cả ngày chỉ khoảng 20 em,” bà Mai Thùy Hương, cán bộ thu hồ sơ tại đây cho biết.
Cũng theo bà Hương, lượng hồ sơ năm nay giảm tới 1/3 so với mọi năm: “Thường các năm chúng tôi thu khoảng 1.000 hồ sơ nhưng năm nay chỉ khoảng 300.”
Giảm 30% cũng là con số được ghi nhận tại điểm thu nhận hồ sơ của Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, lượng thí sinh nộp 3, 4 hồ sơ vẫn có nhưng chỉ rất ít, đa số thí sinh nộp 2 hồ sơ. “Dự kiến, lượng hồ sơ 'ảo' năm nay sẽ giảm nhiều,” ông Cường nói.
Theo Vietnam+
Tỷ lệ "chọi" cao
Mặc dù thích Trường Đại học Luật Hà Nội nhưng Bùi Thị Phương Tú, học sinh khối 12 trường Trung học phổ thông Đào Duy Từ (Hà Nội) vẫn nộp một bộ hồ sơ vào Học viện Ngân hàng vì “bố mẹ thích em thi ngành này” và “đa số các bạn cùng lớp đều chọn tài chính, kế toán và ngân hàng để nộp hồ sơ.” Những bạn học giỏi thì chọn trường tốp trên, bạn học khá thì chọn trường tốp dưới nhưng vẫn chỉ quanh quẩn ở những ngành này.
Trường Trung học phổ thông Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) đã hoàn tất việc thu hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 của học sinh khối 12. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể nhưng bà Trần Thị Kim Thanh, cán bộ thu hồ sơ của trường, cho biết đa số các em thi vào Đại học Mở, Thương Mại và Quản trị kinh doanh.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+
Đây cũng là tâm sự của ông Đào Văn Diệp, Trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị: "Các cơ sở thu hồ sơ đều cho biết thí sinh chỉ thích khối ngành kinh tế, điều này sẽ đẩy tỷ lệ "chọi" các ngành này lên cao hơn và khả năng đỗ của các em thấp đi."
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm ngành này cũng “nóng” không kém. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời điểm này, điểm thu nhận của văn phòng Bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận khoảng 2.000 hồ sơ. Trong đó, nhóm ngành kinh tế chiếm đến hơn 50%.
Lượng hồ sơ giảm tới 30%
Năm nay là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định gộp cả lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi vào nộp cùng một lần với hồ sơ dự thi. Mức lệ phí năm nay cũng tăng thêm 10.000 đồng/bộ so với năm 2009, từ 70.000 đồng lên 80.000 đồng/bộ.
“Cải cách” này của Bộ ban đầu tỏ ra hiệu quả trong việc giảm lượng hồ sơ "ảo." Hầu hết các cơ sở thu nhận hồ sơ đềucho biết lượng hồ sơ giảm nhiều so với các năm trước.
Dù số lượng thí sinh dự thi đại học, cao đẳng của tỉnh Quảng Trị tương đương năm 2009 (khoảng 11.000 học sinh lớp 12 và 5.000 thí sinh tự do) nhưng lượng hồ sơ tỉnh mua về chỉ 40.000 bộ, giảm 10.000 bộ so với các năm trước.
Theo ông Đào Văn Diệp, Quảng Trị là tỉnh nghèo, đời sống người dân khó khăn nên việc tăng lệ phí tuyển sinh và gộp cả lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi khiến thí sinh phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn, số hồ sơ nộp chắc chắn giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, không chỉ ở các tỉnh điều kiện kinh tế khó khăn, ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, lượng hồ sơ cũng giảm đến 30%.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Thanh Xuân, Hà Nội những ngày này rất vắng dù thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đã gần kề. “Giờ này mọi năm, thí sinh đứng vòng trong vòng ngoài nhưng năm nay, có khi cả ngày chỉ khoảng 20 em,” bà Mai Thùy Hương, cán bộ thu hồ sơ tại đây cho biết.
Cũng theo bà Hương, lượng hồ sơ năm nay giảm tới 1/3 so với mọi năm: “Thường các năm chúng tôi thu khoảng 1.000 hồ sơ nhưng năm nay chỉ khoảng 300.”
Giảm 30% cũng là con số được ghi nhận tại điểm thu nhận hồ sơ của Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, lượng thí sinh nộp 3, 4 hồ sơ vẫn có nhưng chỉ rất ít, đa số thí sinh nộp 2 hồ sơ. “Dự kiến, lượng hồ sơ 'ảo' năm nay sẽ giảm nhiều,” ông Cường nói.
Theo Vietnam+