Giao Su Vọc
New member
- Xu
- 0
Bài viết dành cho Địa lí ngành Nông nghiệp và Địa lý Du lịch.
Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, đặc biệt là sản xuất các nông sản hàng hóa có giá trị như lúa - gạo, trái cây, thịt heo, gà, vịt ...không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước mà còn là hàng hoá xuất khẩu quan trọng.
Từ những 1990 đến nay, GDP của tỉnh đạt mức tăng bình quân trên 10%/năm; GDP bình quân đầu người tăng 8%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dần theo hướng công nghiệp hoá. Khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất đạt mức tăng bình quân 5,4%/năm.
Nhờ tích lũy kinh nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên nông nghiệp Tiền Giang đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái có diện tích khá lớn, chiếm 89% diện tích vườn cây ăn trái toàn tỉnh, đạt năng suất và chất lượng cao, nhất là các loài cây ăn trái đặc sản như: xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, sầu riêng, sơri, khóm và cây có múi, sau trái cây nông nghiệp Tiền Giang còn có sản lượng lúa hàng năm hơn 1,2 triệu tấn, xuất khẩu trên 300.000 tấn gạo; chăn nuôi heo ở Tiền Giang có tổng đàn ( 486.000 con ) và sản lượng thịt hơi đứng đầu các tỉnh, chất lượng đàn heo luôn được cải thiện theo hướng nạc hoá, 100% đàn heo thịt là giống heo lai từ 2 - 4 dòng máu.
Với lợi thế và tiềm năng hiện có, hiện nay Tiền Giang tập trung thực hiện 03 chương trình kinh tế ngành nông nghiệp là : chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, chương trình kinh tế vườn, chương trình phát triển chăn nuôi, xác định 2 cây, 2 con chủ lực để phát triển gồm : cây lúa chất lượng cao, đặc sản : 60.000 ha; cây ăn quả đặc sản ( xoài cát Hoà Lộc; vú sữa Lò Rèn, sơri Gò Công, sầu riêng và cây có múi ... ); heo và bò ( bò thịt và bò sữa ). Do vậy, ngành nông nghiệp kêu gọi ưu tiên đầu tư thực hiện các dự án :
- Xây dựng nhà máy chế biến trái cây, sơ chế, bảo quản trái cây.
- Xây dựng nhà máy chế biến nông súc sản.
- Mở rộng nhà máy chế biến khóm.
- Dự án xây dựng trại lúa giống Cai Lậy.
- Dự án xây dựng vùng lúa chất lượng cao, đặc sản (nếp bè, lúa thơm).
- Dự án chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Dự án xây dựng vùng rau an toàn.
- Dự án xây dựng trại giống cây ăn quả Cái Bè.
- Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản ( vú sữa, xoài cát Hoà Lộc, sơri ...)
- Dự án qui hoạch phát triển cây ăn trái.
- Dự án phát triển bò sữa - bò thịt qui mô hộ gia đình.
- Dự án xây dựng trại giống gia súc, gia cầm Tân Lập.
Ngành nông nghiệp Tiền Giang luôn hoan nghênh và chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến Tiền Giang tìm hiểu cơ hội và thực hiện đầu tư trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi.
Nguồn : tiengiang.gov.vn
Nông nghiệp
Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, đặc biệt là sản xuất các nông sản hàng hóa có giá trị như lúa - gạo, trái cây, thịt heo, gà, vịt ...không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước mà còn là hàng hoá xuất khẩu quan trọng.
Từ những 1990 đến nay, GDP của tỉnh đạt mức tăng bình quân trên 10%/năm; GDP bình quân đầu người tăng 8%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dần theo hướng công nghiệp hoá. Khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất đạt mức tăng bình quân 5,4%/năm.
Nhờ tích lũy kinh nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên nông nghiệp Tiền Giang đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái có diện tích khá lớn, chiếm 89% diện tích vườn cây ăn trái toàn tỉnh, đạt năng suất và chất lượng cao, nhất là các loài cây ăn trái đặc sản như: xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, sầu riêng, sơri, khóm và cây có múi, sau trái cây nông nghiệp Tiền Giang còn có sản lượng lúa hàng năm hơn 1,2 triệu tấn, xuất khẩu trên 300.000 tấn gạo; chăn nuôi heo ở Tiền Giang có tổng đàn ( 486.000 con ) và sản lượng thịt hơi đứng đầu các tỉnh, chất lượng đàn heo luôn được cải thiện theo hướng nạc hoá, 100% đàn heo thịt là giống heo lai từ 2 - 4 dòng máu.
Với lợi thế và tiềm năng hiện có, hiện nay Tiền Giang tập trung thực hiện 03 chương trình kinh tế ngành nông nghiệp là : chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, chương trình kinh tế vườn, chương trình phát triển chăn nuôi, xác định 2 cây, 2 con chủ lực để phát triển gồm : cây lúa chất lượng cao, đặc sản : 60.000 ha; cây ăn quả đặc sản ( xoài cát Hoà Lộc; vú sữa Lò Rèn, sơri Gò Công, sầu riêng và cây có múi ... ); heo và bò ( bò thịt và bò sữa ). Do vậy, ngành nông nghiệp kêu gọi ưu tiên đầu tư thực hiện các dự án :
- Xây dựng nhà máy chế biến trái cây, sơ chế, bảo quản trái cây.
- Xây dựng nhà máy chế biến nông súc sản.
- Mở rộng nhà máy chế biến khóm.
- Dự án xây dựng trại lúa giống Cai Lậy.
- Dự án xây dựng vùng lúa chất lượng cao, đặc sản (nếp bè, lúa thơm).
- Dự án chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Dự án xây dựng vùng rau an toàn.
- Dự án xây dựng trại giống cây ăn quả Cái Bè.
- Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản ( vú sữa, xoài cát Hoà Lộc, sơri ...)
- Dự án qui hoạch phát triển cây ăn trái.
- Dự án phát triển bò sữa - bò thịt qui mô hộ gia đình.
- Dự án xây dựng trại giống gia súc, gia cầm Tân Lập.
Ngành nông nghiệp Tiền Giang luôn hoan nghênh và chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến Tiền Giang tìm hiểu cơ hội và thực hiện đầu tư trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi.
Nguồn : tiengiang.gov.vn