rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
The Power of Expressing Yourself
Published on September 19, 2012 by Sian Beilock, Ph.D. in Choke
Mọi người thường nói “thể hiện những cảm xúc của bạn thành lời” là điều tốt. Nhưng nó có đúng không? Lời khuyên này dường như vô lý. Nếu bạn đang sợ hãi hoặc lo lắng về 1 điều gì đó, liệu nó thực sự sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn khi đắm chìm vào nỗi lo này bằng cách nói hoặc viết về nó?
Hóa ra câu trả lời là có. Nghiên cứu cho thấy, đối với những nỗi sợ chúng ta có, đơn giản chỉ cần NÓI về chúng đã giúp làm hạn chế những đáp ứng tiêu cực trước những thứ chúng ta sợ.
Các nhà khoa học Katharina Kircanski, Matt Lieberman và Michelle Craske đã chứng minh sức mạnh của từ ngữ đối với người mắc chứng sợ nhện. Thực nghiệm như sau: Trước tiên, những người sợ nhện được yêu cầu đứng bên ngoài cạnh 1 con nhện đen lớn Chile (con nhện ở trong 1 cái hộp). Những người đó được khuyến khích tiếp cận con nhện từ từ. Khi mọi người thực hiện bước đầu tiên, họ đứng cách con nhện 1.5m. Bước cuối cùng, họ phải chạm vào con nhện liên tục với đầu bịt của ngón tay trỏ của họ. Không thú vị gì với những người sợ nhện, nhưng thực nghiệm chỉ mới bắt đầu. Tiếp theo, mọi người được phân ngẫu nhiên để tham gia vào 1 trong 4 nhóm trị liệu trong khi họ đang ngồi cách con nhện 65 cm.
Ở nhóm gọi tên cảm xúc (diễn đạt những cảm xúc của bạn bằng lời), mọi người được hướng dẫn nói 1 câu bao gồm những từ tiêu cực về con nhện và những cảm xúc của họ - ví dụ, “Tôi sợ con nhện ghê tởm này sẽ nhảy vào người tôi.”
Những người ở nhóm đánh giá lại được yêu cầu nói về con nhện theo ngôn ngữ không –cảm xúc – ví dụ, “Nhìn con nhện bé nhỏ đó không gây nguy hiểm cho tôi.”
Những người được phân vào nhóm làm sao lãng phải nói điều gì đó không liên quan đến con nhện – ví dụ, “Có 1 cái tivi ở trước bộ salong ở nhà của tôi.”
Nhóm 4, nhóm kiểm soát, không nhận được hướng dẫn đặc biệt nào.
Mỗi người hoàn thành những bài tập với nhóm điều trị của họ nhiều lần kéo dài trong 2 ngày. 1 tuần sau, họ được mời quay lại để tương tác với 1 con nhện mới.
Vậy, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy điều gì? Thật thú vị, không có sự khác nhau trong nỗi sợ nhện. Người từng sợ nhện, và nỗi sợ này không thay đổi qua quá trình thực nghiệm, bất kể kiểu điều trị họ đã hoàn thành. Tuy nhiên, có 1 sự khác biệt trong đánh giá về cơ thể của phản ứng sợ hãi và sự sẵn sàng lại gần con nhện. Nhóm gọi tên cảm xúc cho thấy ít phản ứng sợ hãi hơn và nhìn chung là sẵn sàng tương tác với con nhện hơn 1 tuần sau điều trị so với các nhóm khác. Và những người trong nhóm gọi tên cảm xúc càng sử dụng nhiều từ về sợ hãi và lo lắng để miêu tả nỗi sợ nhện của họ trong suốt quá trình thực nghiệm thì họ dường như càng vượt qua nỗi sợ nhện của họ.
Thật kì lạ khi nói về những lo lắng của bạn lại giúp làm giảm đáp ứng tiêu cực và giúp bạn hành động ít sợ hãi hơn. Trong 1 bài báo của tôi và Gerardo Ramirez, xuất bản năm 2011 trên tờ journal Science, chúng tôi cho thấy chỉ cần yêu cầu những học sinh phổ thông dành 10 phút trước 1 kỳ thi đầy stress để viết ra những lo lắng của họ sẽ nâng cao kết quả kiểm tra – nâng cao số điểm của những học sinh tự nhận là lo lắng nhất về bài thi, từ 1 điểm B- thành 1 điểm B+.
Thật trớ trêu, khi chúng ta gọi tên những nỗi sợ của chúng ta thì chúng ít có khả năng xuất hiện trong tâm trí chúng ta trong tương lai. Nói ra những nỗi lo sợ của chúng ta dường như giúp kiểm soát hành vi của chúng ta. Điều này là đúng cho dù chúng ta đang cố gắng để vượt qua nỗi sợ nhện hay sợ những bài kiểm tra.
Nguồn: PsychologyToday
The Power of Expressing Yourself
Published on September 19, 2012 by Sian Beilock, Ph.D. in Choke
Mọi người thường nói “thể hiện những cảm xúc của bạn thành lời” là điều tốt. Nhưng nó có đúng không? Lời khuyên này dường như vô lý. Nếu bạn đang sợ hãi hoặc lo lắng về 1 điều gì đó, liệu nó thực sự sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn khi đắm chìm vào nỗi lo này bằng cách nói hoặc viết về nó?
Hóa ra câu trả lời là có. Nghiên cứu cho thấy, đối với những nỗi sợ chúng ta có, đơn giản chỉ cần NÓI về chúng đã giúp làm hạn chế những đáp ứng tiêu cực trước những thứ chúng ta sợ.
Các nhà khoa học Katharina Kircanski, Matt Lieberman và Michelle Craske đã chứng minh sức mạnh của từ ngữ đối với người mắc chứng sợ nhện. Thực nghiệm như sau: Trước tiên, những người sợ nhện được yêu cầu đứng bên ngoài cạnh 1 con nhện đen lớn Chile (con nhện ở trong 1 cái hộp). Những người đó được khuyến khích tiếp cận con nhện từ từ. Khi mọi người thực hiện bước đầu tiên, họ đứng cách con nhện 1.5m. Bước cuối cùng, họ phải chạm vào con nhện liên tục với đầu bịt của ngón tay trỏ của họ. Không thú vị gì với những người sợ nhện, nhưng thực nghiệm chỉ mới bắt đầu. Tiếp theo, mọi người được phân ngẫu nhiên để tham gia vào 1 trong 4 nhóm trị liệu trong khi họ đang ngồi cách con nhện 65 cm.
Ở nhóm gọi tên cảm xúc (diễn đạt những cảm xúc của bạn bằng lời), mọi người được hướng dẫn nói 1 câu bao gồm những từ tiêu cực về con nhện và những cảm xúc của họ - ví dụ, “Tôi sợ con nhện ghê tởm này sẽ nhảy vào người tôi.”
Những người ở nhóm đánh giá lại được yêu cầu nói về con nhện theo ngôn ngữ không –cảm xúc – ví dụ, “Nhìn con nhện bé nhỏ đó không gây nguy hiểm cho tôi.”
Những người được phân vào nhóm làm sao lãng phải nói điều gì đó không liên quan đến con nhện – ví dụ, “Có 1 cái tivi ở trước bộ salong ở nhà của tôi.”
Nhóm 4, nhóm kiểm soát, không nhận được hướng dẫn đặc biệt nào.
Mỗi người hoàn thành những bài tập với nhóm điều trị của họ nhiều lần kéo dài trong 2 ngày. 1 tuần sau, họ được mời quay lại để tương tác với 1 con nhện mới.
Vậy, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy điều gì? Thật thú vị, không có sự khác nhau trong nỗi sợ nhện. Người từng sợ nhện, và nỗi sợ này không thay đổi qua quá trình thực nghiệm, bất kể kiểu điều trị họ đã hoàn thành. Tuy nhiên, có 1 sự khác biệt trong đánh giá về cơ thể của phản ứng sợ hãi và sự sẵn sàng lại gần con nhện. Nhóm gọi tên cảm xúc cho thấy ít phản ứng sợ hãi hơn và nhìn chung là sẵn sàng tương tác với con nhện hơn 1 tuần sau điều trị so với các nhóm khác. Và những người trong nhóm gọi tên cảm xúc càng sử dụng nhiều từ về sợ hãi và lo lắng để miêu tả nỗi sợ nhện của họ trong suốt quá trình thực nghiệm thì họ dường như càng vượt qua nỗi sợ nhện của họ.
Thật kì lạ khi nói về những lo lắng của bạn lại giúp làm giảm đáp ứng tiêu cực và giúp bạn hành động ít sợ hãi hơn. Trong 1 bài báo của tôi và Gerardo Ramirez, xuất bản năm 2011 trên tờ journal Science, chúng tôi cho thấy chỉ cần yêu cầu những học sinh phổ thông dành 10 phút trước 1 kỳ thi đầy stress để viết ra những lo lắng của họ sẽ nâng cao kết quả kiểm tra – nâng cao số điểm của những học sinh tự nhận là lo lắng nhất về bài thi, từ 1 điểm B- thành 1 điểm B+.
Thật trớ trêu, khi chúng ta gọi tên những nỗi sợ của chúng ta thì chúng ít có khả năng xuất hiện trong tâm trí chúng ta trong tương lai. Nói ra những nỗi lo sợ của chúng ta dường như giúp kiểm soát hành vi của chúng ta. Điều này là đúng cho dù chúng ta đang cố gắng để vượt qua nỗi sợ nhện hay sợ những bài kiểm tra.
Nguồn: PsychologyToday