rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Gần đây tôi đã viết một bài về tầm quan trọng của việc yêu cầu những người bạn tốt của chúng ta về những thứ chúng ta thực sự cần. Tôi nhận được rất nhiều phản hồi, nhiều người bộc lộ lòng biết ơn vì được cho phép để bộc lộ nhu cầu và yêu cầu sự chú ý toàn tâm từ những người bạn tốt. Nhiều người cảm thấy mất mát và cô đơn khi có khoảng cách giữa những gì chúng ta cần từ bạn bè và những gì chúng ta nhận được trong thực tế. Và nhiều người cũng nêu ra vấn đề về nỗi sợ và thật đáng sợ như thế nào để yêu cầu – bất kì ai – về thứ chúng ta thực sự cần. Tôi muốn nói về nỗi sợ này ở đây.
Khi chúng ta yêu cầu một người bạn điều chúng ta thực sự cần, chúng ta đang mạo hiểm – một mạo hiểm lớn. Chúng ta mạo hiểm vì người bạn đó sẽ không muốn hoặc không có khả năng trao cho chúng ta thứ chúng ta cần. Chúng ta mạo hiểm vì đã bộc lộ tính dễ bị tổn thương của chúng ta, bộc lộ con người thật của chúng ta hơn là bảo vệ một hình ảnh của bản thân của chúng ta, rằng chúng ta tin là được (bạn bè) yêu thích. Chúng ta mạo hiểm khi tháo bỏ áo giáp và kết quả là bị tổn thương sâu sắc. Chúng ta có thể chịu rủi ro bị (bạn bè) đánh giá vì nhu cầu của chúng ta. Chúng ta có thể phải chịu sự nguy hiểm của nỗi xấu hổ. Và cuối cùng, chúng ta có thể phải chịu rủi ro của việc bị từ chối. Bằng cách yêu cầu điều chúng ta thực sự cần, chúng ta mạo hiểm khám phá ra chúng ta không được bạn coi trọng như chúng ta nghĩ.
Cách đây vài năm, tôi phải vật lộn với một nan đề cá nhân. Tôi gặp một người bạn thân và hỏi cô ấy liệu có thể gặp nhau, chia sẻ một chút khó khăn của tôi. Vì chúng tôi đều là những người mẹ, thật khó để tìm được thời gian rảnh, nhưng một vài tuần sau cô ấy gọi điện và hỏi tôi có muốn gặp cô ấy tại nhà riêng vào buổi chiều hôm đó. Tôi đồng ý ngay lập tức và nhận thấy mình khao khát tình bạn của cô nhiều như thế nào. Khi tôi đến, bạn tôi đang tạm biệt người trông trẻ của cô. Con gái cô bây giờ muốn được mẹ chú ý. Sau đó, bạn tôi yêu cầu bé tự chơi một mình, cạnh chúng tôi. Được một lúc thì bé quấy khóc…” nhưng cô ấy vẫn nói “Mình đang nghe cậu, kể mình nghe…”
Chuyện xảy ra sau đó không phải là lựa chọn. Tôi đứng lên và tiến về phía cửa. Tôi giải thích rằng tôi không thể tâm sự điều này tối nay. Đó không phải lỗi của ai, nhưng tôi không thể giả vờ rằng mình ổn và những chuyện đang xảy ra là ổn, đối với tôi. Cô ấy đang làm việc cô ấy phải làm và tôi đang làm việc tôi phải làm. Nó thật đơn giản.
Tuy nhiên, khi tôi về nhà, tôi gửi email cho bạn và xin lỗi vì phải về, và một lần nữa giải thích là tôi hiểu tối nay là không thể. Đồng thời, tôi đang đau khổ với hoàn cảnh hiện tại và cần sự chú ý hoàn toàn của bạn tôi. Cô ấy đáp lại “Đừng lo.” Chúng tôi nên thử gặp nhau vào những tuần khi cô ấy sẵn sàng hơn. Mặc cho nhiều nỗ lực về phần tôi, tôi chưa bao giờ nghe được gì từ cô ấy lần nữa.
Có phải chúng ta đang mạo hiểm khi chúng ta trung thực về điều chúng ta cần – khi nhận được điều chúng ta thực sự cần được ưu tiên hơn việc giữ gìn tình bạn?
Sự thật mà tôi đã khám phá ra là một sự thật buồn, nhưng tôi thích sự thật đáng buồn hơn một lời nói dối làm vui lòng.
Cái mất đi do kết quả của việc bày tỏ sự thật không phải là tình bạn, mà đúng hơn là ảo tưởng của chúng ta về tình bạn thực sự là gì.
Tất cả tình bạn đều có những giới hạn và những ranh giới, một số thì cực đoan hơn những tình bạn khác. Chúng ta có thể chọn sống vui vẻ trong những giới hạn đó. Đó là thân phận con người. Khi chúng ta trung thực về điều chúng ta cần, phản ứng của người bạn buộc chúng ta nhìn vào sự thật của tình bạn, những giới hạn của nó. Từ đó, chúng ta có thể quyết định tình bạn nào chúng ta muốn tiếp tục đầu tư vào, và mức độ ra sao.
Dù không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc thoải mái để nhìn vào sự thật, những ảo tưởng cuối cùng sẽ tan biến. Cách duy nhất chúng ta có thể hiểu một người bạn là cho họ cơ hội để biết sự thật của chúng ta – trung thực về thứ chúng ta thực sự cần, và con người thực của chúng ta.
Nguồn
Why a Sad Truth Is Better Than a Happy Lie
Telling the truth (even when it's risky).
Published on September 24, 2013 by Nancy Colier, LCSW, Rev. in Inviting a Monkey to Tea
PsychologyToday
Khi chúng ta yêu cầu một người bạn điều chúng ta thực sự cần, chúng ta đang mạo hiểm – một mạo hiểm lớn. Chúng ta mạo hiểm vì người bạn đó sẽ không muốn hoặc không có khả năng trao cho chúng ta thứ chúng ta cần. Chúng ta mạo hiểm vì đã bộc lộ tính dễ bị tổn thương của chúng ta, bộc lộ con người thật của chúng ta hơn là bảo vệ một hình ảnh của bản thân của chúng ta, rằng chúng ta tin là được (bạn bè) yêu thích. Chúng ta mạo hiểm khi tháo bỏ áo giáp và kết quả là bị tổn thương sâu sắc. Chúng ta có thể chịu rủi ro bị (bạn bè) đánh giá vì nhu cầu của chúng ta. Chúng ta có thể phải chịu sự nguy hiểm của nỗi xấu hổ. Và cuối cùng, chúng ta có thể phải chịu rủi ro của việc bị từ chối. Bằng cách yêu cầu điều chúng ta thực sự cần, chúng ta mạo hiểm khám phá ra chúng ta không được bạn coi trọng như chúng ta nghĩ.
Cách đây vài năm, tôi phải vật lộn với một nan đề cá nhân. Tôi gặp một người bạn thân và hỏi cô ấy liệu có thể gặp nhau, chia sẻ một chút khó khăn của tôi. Vì chúng tôi đều là những người mẹ, thật khó để tìm được thời gian rảnh, nhưng một vài tuần sau cô ấy gọi điện và hỏi tôi có muốn gặp cô ấy tại nhà riêng vào buổi chiều hôm đó. Tôi đồng ý ngay lập tức và nhận thấy mình khao khát tình bạn của cô nhiều như thế nào. Khi tôi đến, bạn tôi đang tạm biệt người trông trẻ của cô. Con gái cô bây giờ muốn được mẹ chú ý. Sau đó, bạn tôi yêu cầu bé tự chơi một mình, cạnh chúng tôi. Được một lúc thì bé quấy khóc…” nhưng cô ấy vẫn nói “Mình đang nghe cậu, kể mình nghe…”
Chuyện xảy ra sau đó không phải là lựa chọn. Tôi đứng lên và tiến về phía cửa. Tôi giải thích rằng tôi không thể tâm sự điều này tối nay. Đó không phải lỗi của ai, nhưng tôi không thể giả vờ rằng mình ổn và những chuyện đang xảy ra là ổn, đối với tôi. Cô ấy đang làm việc cô ấy phải làm và tôi đang làm việc tôi phải làm. Nó thật đơn giản.
Tuy nhiên, khi tôi về nhà, tôi gửi email cho bạn và xin lỗi vì phải về, và một lần nữa giải thích là tôi hiểu tối nay là không thể. Đồng thời, tôi đang đau khổ với hoàn cảnh hiện tại và cần sự chú ý hoàn toàn của bạn tôi. Cô ấy đáp lại “Đừng lo.” Chúng tôi nên thử gặp nhau vào những tuần khi cô ấy sẵn sàng hơn. Mặc cho nhiều nỗ lực về phần tôi, tôi chưa bao giờ nghe được gì từ cô ấy lần nữa.
Có phải chúng ta đang mạo hiểm khi chúng ta trung thực về điều chúng ta cần – khi nhận được điều chúng ta thực sự cần được ưu tiên hơn việc giữ gìn tình bạn?
Sự thật mà tôi đã khám phá ra là một sự thật buồn, nhưng tôi thích sự thật đáng buồn hơn một lời nói dối làm vui lòng.
Cái mất đi do kết quả của việc bày tỏ sự thật không phải là tình bạn, mà đúng hơn là ảo tưởng của chúng ta về tình bạn thực sự là gì.
Tất cả tình bạn đều có những giới hạn và những ranh giới, một số thì cực đoan hơn những tình bạn khác. Chúng ta có thể chọn sống vui vẻ trong những giới hạn đó. Đó là thân phận con người. Khi chúng ta trung thực về điều chúng ta cần, phản ứng của người bạn buộc chúng ta nhìn vào sự thật của tình bạn, những giới hạn của nó. Từ đó, chúng ta có thể quyết định tình bạn nào chúng ta muốn tiếp tục đầu tư vào, và mức độ ra sao.
Dù không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc thoải mái để nhìn vào sự thật, những ảo tưởng cuối cùng sẽ tan biến. Cách duy nhất chúng ta có thể hiểu một người bạn là cho họ cơ hội để biết sự thật của chúng ta – trung thực về thứ chúng ta thực sự cần, và con người thực của chúng ta.
Nguồn
Why a Sad Truth Is Better Than a Happy Lie
Telling the truth (even when it's risky).
Published on September 24, 2013 by Nancy Colier, LCSW, Rev. in Inviting a Monkey to Tea
PsychologyToday