Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
TUYỂN SINH ĐH, CĐ
Nối nhau ra phố vào "lò"
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="babyteen9x" data-source="post: 39827" data-attributes="member: 37531"><p>(24h) - Ngay sau kì thi tốt nghiệp THPT kết thúc, nhiều thí sinh và phụ huynh đã “khăn gói quả mướp” về thủ đô tìm “lò” luyện thi.</p><p></p><p>Dứt tốt nghiệp, nối nhau lên thành phố vào "lò"</p><p></p><p>Sáng 6/6, tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau vào nơi trả khách.</p><p></p><p>Gương mặt ngơ ngác, vai đeo ba lô nặng trĩu, đứng ở một góc ghế tại khu trả khách, bạn Chu Thị Nhanh, trường THPT Kim Bảng C, Kim Bảng, Hà Nam cho biết em và chị em đang đứng đợi người ra đón.</p><p></p><p>Vừa thi tốt nghiệp THPT xong, Nhanh đã được chị đưa lên Hà Nội tìm “lò” luyện thi cấp tốc. Em cho biết: “Em học khối A. Với sức mình, nếu đi thi chắc chỉ mong tầm từ 15 đến 17 điểm nên em chọn đăng kí vào hệ cao đẳng của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội”.</p><p></p><p>"Ở lớp em khoảng 20% các bạn chọn lên Hà Nội ôn thi cấp tốc. Còn phần nhiều vẫn chọn ở nhà vì trường cũng có lớp ôn luyện”. Mong mỏi tìm được thầy tốt, bài giảng hay và “trông chờ cả may mắn” nên Nhanh quyết định chọn theo hướng của 20% kia.</p><p></p><p>Cách chỗ của hai chị em Nhanh không xa, chú Nguyễn Văn Thắng, quê Ý Yên, Nam Định đang ngồi quạt mát cho cô con gái Nguyễn Ánh Hà. Chú Thắng tâm sự: “Trên xe hôm nay đa phần là các gia đình cho con ra Hà Nội học, thi. Cháu nhà mình không đi được xe ô-tô, say quá. May có người nhà ở đây nên mình mới cho cháu đi ra Hà Nội ôn thi. Hà học khối A, cũng tàm tạm. Cháu dự định thi vào trường ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội”.</p><p></p><p>Phía ngoài cổng bến xe, hai chị em Trịnh Thúy Hiền, Trường THPT Mỹ Đức C, Hà Nội cũng vừa bắt ô-tô về thủ đô tìm “lò” luyện thi. Hiền cho biết: “Em học khối C, không tốt lắm. Ra đây, em tính nếu tìm được phòng, người thuê trọ cùng thì sẽ tìm, học thử tại các trung tâm. Hợp thì học tiếp, không thì về nhà”.</p><p></p><p>Năm nay, quá nửa lớp của Hiền cũng chọn cách ra Hà Nội tìm “lò” như em.</p><p></p><p>Tại bến xe Mỹ Đình, cũng khá nhiều thí sinh đáp bến, tìm chỗ trọ và nơi luyện thi.</p><p></p><p>Trong hành lý của em Nguyễn Văn Thuận quê ở Hạ Hòa Phú Thọ chỉ vẻn vẹn vài bộ quần áo cùng một mấy quyển sách Toán, Lý, Hóa.</p><p></p><p>Một mình xuống Hà Nội ôn thi, lạ nước lạ cái trước thành phố nhộn nhịp, sau khi xuống xe em chỉ dám đứng ở một góc của bến xe để tránh sự hỏi han mời mọc của các tay xe ôm, xem bản đồ tìm đến các điểm ôn luyện thi, tìm nhà trọ.</p><p></p><p>Anh Nguyễn Văn Hòa chủ xe tuyến Sơn La Mỹ Dình cho biết “Hầu hết năm nay các em xuống Hà Nội ôn thi đề đã chắc chắn sẽ tốt nghiệp THPT nên mới xuống đây ôn thi nên số lượng các em đi xuống Hà Nội cũng không đông lắm trong mấy ngày nay”.</p><p></p><p>Các “lò” đã “nóng”</p><p></p><p>Chiều 5/6, có mặt tại trung tâm luyện thi ĐH Sư phạm Hà Nội là hàng chục bạn học sinh và phụ huynh đi cùng đến đăng kí vào học các lớp luyện thi cấp tốc.</p><p></p><p>Tại trung tâm này, học sinh chỉ có thể mua thẻ học cả khóa (từ 70-72 buổi) với giá cả dao động từ 910 ngàn đồng đến 960 ngàn đồng tùy khối. Chị bán vé học bực tức khi tôi hỏi có thể học thử, đóng tiền theo buổi hay không: “Phòng học là giảng đường 200 người, hết thì mở lớp mới, theo thì theo, hỏi nhiều”.</p><p></p><p>Phía bên ngoài, hàng loạt các bộ đề thi và bài giải đi kèm được bày bán với giá 3.000 đồng/bộ. Thí sinh nếu muốn còn có thể đăng kí thi thử đại học ở tất cả các môn, với giá 35 ngàn đồng/môn.</p><p></p><p>Nối nhau ra phố vào "lò", Giáo dục - du học, giáo dục, tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT, phụ huynh, lò luyện</p><p></p><p>Không khí tại các "lò" luyện thi đang nóng lên từng ngày.</p><p></p><p>Bác Toàn, có con tên Diệp, học sinh Trường THPT Yên Mô A, Yên Mô, Ninh Bình cho biết: “Thi xong một cái, bác về, tức tốc cho cháu ra Hà Nội luyện ngay”. Điều đặc biệt là bác có hai cháu là con sinh đôi: một nam, một nữ. Mới chỉ cho được cái Diệp ra trước bằng xe máy, cậu con trai bác bảo sẽ đi ô-tô ra sau.</p><p></p><p>Ở cổng số 2, ĐH Sư phạm Hà Nội, 4 bàn đăng kí luyện thi cấp tốc đã được đặt ra. Tại bàn của trung tâm luyện thi của thầy Thành-cô Thời, tờ giới thiệu rất “hoành tráng”: Năm 2006-2007 tỷ lệ học sinh đỗ ĐH: 90%, CĐ: 10%, Năm 2008: trung tâm có 43 học sinh đỗ thủ khoa, điểm cao, trong đó có hai thủ khoa.</p><p></p><p>Hai cô bé mặt mũi non choẹt, ngắc ngự trước thắc mắc có thể xem danh sách những người thủ khoa, điểm cao đã ghi trong “tờ quảng cáo” này không: “Cái đó em không rõ đâu, em được thuê, biết gì”.</p><p></p><p>Bắt đầu từ sáng nay 6/6, hầu hết các trung tâm luyện thi cấp tốc cạnh trường ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn, ĐHQG Hà Nội mới chính thức mở cửa chiêu sinh khóa mới sau khi thi tốt nghiệp THPT.</p><p></p><p>Giá cả của các trung tâm tại hai địa điểm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn dao động từ 20 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng/ca/mua cả đợt, thêm 1.000đ/ca với người đi học vé ngày.</p><p></p><p>Tại trung tâm thầy Du-cô Bình, người bán vé không quên buông lời “đe”: “không mua sớm thì chẳng còn chỗ đâu, vé cả đợt còn cháy lấy đâu vé ngày, vé buổi mà bán”</p><p></p><p>Tiền mất không lo, chỉ lo chất lượng</p><p></p><p>Bỏ gần 1,3 triệu đồng mua hai vé học cả đợt cho con, bác Toàn chia sẻ: “Tiền mình chẳng có, nhà nông ra đây làm chân bảo vệ quèn lấy đâu ra. Nhưng cho các cháu theo học, mình cũng cân nhắc kĩ, không dám cho học trung tâm ngoài, sợ nhộm nhoạm lắm”.</p><p></p><p>Cũng tương tự như bác Toàn, chú Thắng tâm sự: “Cũng phải hỏi han, nhờ mọi người tìm giúp chứ mình biết gì đâu. Tiền mấy chục nghìn một ca học cũng phải chấp nhận, miễn là chúng nó học hành kết quả”.<a href="https://www.diendan.eva.vn/kinh-nghiem-hay-f48/" target="_blank"></a></p><p><a href="https://www.diendan.eva.vn/kinh-nghiem-hay-f48/" target="_blank"></a></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="babyteen9x, post: 39827, member: 37531"] (24h) - Ngay sau kì thi tốt nghiệp THPT kết thúc, nhiều thí sinh và phụ huynh đã “khăn gói quả mướp” về thủ đô tìm “lò” luyện thi. Dứt tốt nghiệp, nối nhau lên thành phố vào "lò" Sáng 6/6, tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau vào nơi trả khách. Gương mặt ngơ ngác, vai đeo ba lô nặng trĩu, đứng ở một góc ghế tại khu trả khách, bạn Chu Thị Nhanh, trường THPT Kim Bảng C, Kim Bảng, Hà Nam cho biết em và chị em đang đứng đợi người ra đón. Vừa thi tốt nghiệp THPT xong, Nhanh đã được chị đưa lên Hà Nội tìm “lò” luyện thi cấp tốc. Em cho biết: “Em học khối A. Với sức mình, nếu đi thi chắc chỉ mong tầm từ 15 đến 17 điểm nên em chọn đăng kí vào hệ cao đẳng của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội”. "Ở lớp em khoảng 20% các bạn chọn lên Hà Nội ôn thi cấp tốc. Còn phần nhiều vẫn chọn ở nhà vì trường cũng có lớp ôn luyện”. Mong mỏi tìm được thầy tốt, bài giảng hay và “trông chờ cả may mắn” nên Nhanh quyết định chọn theo hướng của 20% kia. Cách chỗ của hai chị em Nhanh không xa, chú Nguyễn Văn Thắng, quê Ý Yên, Nam Định đang ngồi quạt mát cho cô con gái Nguyễn Ánh Hà. Chú Thắng tâm sự: “Trên xe hôm nay đa phần là các gia đình cho con ra Hà Nội học, thi. Cháu nhà mình không đi được xe ô-tô, say quá. May có người nhà ở đây nên mình mới cho cháu đi ra Hà Nội ôn thi. Hà học khối A, cũng tàm tạm. Cháu dự định thi vào trường ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội”. Phía ngoài cổng bến xe, hai chị em Trịnh Thúy Hiền, Trường THPT Mỹ Đức C, Hà Nội cũng vừa bắt ô-tô về thủ đô tìm “lò” luyện thi. Hiền cho biết: “Em học khối C, không tốt lắm. Ra đây, em tính nếu tìm được phòng, người thuê trọ cùng thì sẽ tìm, học thử tại các trung tâm. Hợp thì học tiếp, không thì về nhà”. Năm nay, quá nửa lớp của Hiền cũng chọn cách ra Hà Nội tìm “lò” như em. Tại bến xe Mỹ Đình, cũng khá nhiều thí sinh đáp bến, tìm chỗ trọ và nơi luyện thi. Trong hành lý của em Nguyễn Văn Thuận quê ở Hạ Hòa Phú Thọ chỉ vẻn vẹn vài bộ quần áo cùng một mấy quyển sách Toán, Lý, Hóa. Một mình xuống Hà Nội ôn thi, lạ nước lạ cái trước thành phố nhộn nhịp, sau khi xuống xe em chỉ dám đứng ở một góc của bến xe để tránh sự hỏi han mời mọc của các tay xe ôm, xem bản đồ tìm đến các điểm ôn luyện thi, tìm nhà trọ. Anh Nguyễn Văn Hòa chủ xe tuyến Sơn La Mỹ Dình cho biết “Hầu hết năm nay các em xuống Hà Nội ôn thi đề đã chắc chắn sẽ tốt nghiệp THPT nên mới xuống đây ôn thi nên số lượng các em đi xuống Hà Nội cũng không đông lắm trong mấy ngày nay”. Các “lò” đã “nóng” Chiều 5/6, có mặt tại trung tâm luyện thi ĐH Sư phạm Hà Nội là hàng chục bạn học sinh và phụ huynh đi cùng đến đăng kí vào học các lớp luyện thi cấp tốc. Tại trung tâm này, học sinh chỉ có thể mua thẻ học cả khóa (từ 70-72 buổi) với giá cả dao động từ 910 ngàn đồng đến 960 ngàn đồng tùy khối. Chị bán vé học bực tức khi tôi hỏi có thể học thử, đóng tiền theo buổi hay không: “Phòng học là giảng đường 200 người, hết thì mở lớp mới, theo thì theo, hỏi nhiều”. Phía bên ngoài, hàng loạt các bộ đề thi và bài giải đi kèm được bày bán với giá 3.000 đồng/bộ. Thí sinh nếu muốn còn có thể đăng kí thi thử đại học ở tất cả các môn, với giá 35 ngàn đồng/môn. Nối nhau ra phố vào "lò", Giáo dục - du học, giáo dục, tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT, phụ huynh, lò luyện Không khí tại các "lò" luyện thi đang nóng lên từng ngày. Bác Toàn, có con tên Diệp, học sinh Trường THPT Yên Mô A, Yên Mô, Ninh Bình cho biết: “Thi xong một cái, bác về, tức tốc cho cháu ra Hà Nội luyện ngay”. Điều đặc biệt là bác có hai cháu là con sinh đôi: một nam, một nữ. Mới chỉ cho được cái Diệp ra trước bằng xe máy, cậu con trai bác bảo sẽ đi ô-tô ra sau. Ở cổng số 2, ĐH Sư phạm Hà Nội, 4 bàn đăng kí luyện thi cấp tốc đã được đặt ra. Tại bàn của trung tâm luyện thi của thầy Thành-cô Thời, tờ giới thiệu rất “hoành tráng”: Năm 2006-2007 tỷ lệ học sinh đỗ ĐH: 90%, CĐ: 10%, Năm 2008: trung tâm có 43 học sinh đỗ thủ khoa, điểm cao, trong đó có hai thủ khoa. Hai cô bé mặt mũi non choẹt, ngắc ngự trước thắc mắc có thể xem danh sách những người thủ khoa, điểm cao đã ghi trong “tờ quảng cáo” này không: “Cái đó em không rõ đâu, em được thuê, biết gì”. Bắt đầu từ sáng nay 6/6, hầu hết các trung tâm luyện thi cấp tốc cạnh trường ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn, ĐHQG Hà Nội mới chính thức mở cửa chiêu sinh khóa mới sau khi thi tốt nghiệp THPT. Giá cả của các trung tâm tại hai địa điểm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn dao động từ 20 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng/ca/mua cả đợt, thêm 1.000đ/ca với người đi học vé ngày. Tại trung tâm thầy Du-cô Bình, người bán vé không quên buông lời “đe”: “không mua sớm thì chẳng còn chỗ đâu, vé cả đợt còn cháy lấy đâu vé ngày, vé buổi mà bán” Tiền mất không lo, chỉ lo chất lượng Bỏ gần 1,3 triệu đồng mua hai vé học cả đợt cho con, bác Toàn chia sẻ: “Tiền mình chẳng có, nhà nông ra đây làm chân bảo vệ quèn lấy đâu ra. Nhưng cho các cháu theo học, mình cũng cân nhắc kĩ, không dám cho học trung tâm ngoài, sợ nhộm nhoạm lắm”. Cũng tương tự như bác Toàn, chú Thắng tâm sự: “Cũng phải hỏi han, nhờ mọi người tìm giúp chứ mình biết gì đâu. Tiền mấy chục nghìn một ca học cũng phải chấp nhận, miễn là chúng nó học hành kết quả”.[URL="https://www.diendan.eva.vn/kinh-nghiem-hay-f48/"] [/URL] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
TUYỂN SINH ĐH, CĐ
Nối nhau ra phố vào "lò"
Top