Khi thầy cô đưa ra câu hỏi thì im lặng, nhưng khi thầy cô bắt đầu giảng bài thì lại tranh thủ “chêm xen” vài câu tỏ ra mình hiểu biết. Chẳng rõ từ bao giờ, nói “leo” đã trở thành một căn bệnh khó chữa của teen nhà mình.
Bắt bệnh
Trong các giờ học, không gì khó chịu bằng việc lời giảng của thầy cô thường bị ngắt quãng bởi những câu nói theo, nói leo của một số teen. Biểu hiện của “bệnh” nói leo là khi thầy cô đang thao thao giảng bài thì các bạn ấy vô tư chêm vào những ý kiến của mình. Khi các thầy cô đặt câu hỏi thì họ ngồi im, nhưng khi thầy cô bắt đầu giảng bài là họ lại lao xao… cho ý kiến.
Với nhiều bạn, đây là cách thể hiện mình và thậm chí là để tỏ ra mình “trên cơ” người khác.
Ngô Hồng Trang, trường TP kể: “Lớp mình là lớp đầu đàn trong trường, nhiều bạn học giỏi nhưng các thầy cô vào lớp dạy lại than phiền rất nhiều. Lý do là vì trong lớp có không ít bạn thường xuyên nói theo lời giảng của thầy cô. Hoặc khi thầy cô hỏi bài, họ không giơ tay mà cứ tự ý ngồi dưới trả lời. Người này ngầm “ganh” với người kia, thi nhau nói. Lớp học chẳng còn đâu không khí trang nghiêm, trật tự…”
“Lớp mình có cậu bạn lạ lắm, học hành thì chẳng bằng ai nhưng rất thích gây chú ý, mà toàn gây chú ý bằng cách nói leo. Cả lớp đang chú ý nghe thầy cô giảng thì cậu ta lại “chêm” vào những câu tỏ ra mình hiểu bài, nắm được bài. Nói đúng đã đành, nhiều tên chuyên phát biểu sai mà cứ thích… nói leo, nghe rất khó chịu! Dù nhiều lần bị nhắc nhở nhưng cậu ta vẫn chứng nào tật ấy”- Bình, trường LTV than thở.
Khó chịu, không ưa là cảm nhận của những người xung quanh đối với các đối tượng thích “ăn theo nói leo”. Thế còn ý kiến của chính các “mem” này thì sao?
“Thì tớ vô tư chứ có cố ý đâu. Đoán được câu hỏi của thầy, đoán được câu trả lời là tự nhiên lời nói cứ vọt ra, tớ chẳng kịp giơ tay phát biểu nữa. Có thể vì tớ… hăng hái quá”- Chính (trường ML) phân bua. Cái lý do “hăng hái quá” với bài học của cậu thực ra chỉ là nguỵ biện.
Nguyên nhân sâu xa của việc lười phát biểu, chăm nói leo là vì các teen này ngại đứng trước lớp để khẳng định suy nghĩ của mình. Ngại phát biểu nhưng vẫn muốn được lắng nghe nên họ chẳng kịp suy xét mình có nói đúng lúc, dúng chỗ hay không. Cũng chẳng hề nhận ra hành động của mình thu về bao mối ác cảm…
Hãy giơ tay khi muốn phát biểu nhe Teen. (Ảnh minh họa)
Không có thuốc “chữa”?
Nhiều teen cho rằng, là học sinh thì nói leo là không tránh khỏi. Tìm đâu ra một lớp học không có người thích “alôxô” theo những gì cô thầy nói trên bục giảng kia chứ. Và theo cách hiểu ấy thì nói leo quả là căn bệnh không thuốc chữa!?
Thực ra “thuốc chữa” nằm ngay trong ý thức học tập của các teen. Có một thực trạng khá lạ ở nhiều lớp học, đó là khi thầy cô yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ, nêu ý kiến đóng góp cho bài học thì hầu như ai cũng yên lặng. Nhưng khi thầy bắt đầu giải thích thì trò lại náo nức bình luận, lý giải theo cách của riêng mình! Chưa cần biết cách hiểu, cách lý giải ấy là đúng hay sai, nhưng có điều chắc rằng, họ không thể tiếp thu trọn vẹn những gì thầy cô nói. Và tất nhiên, chẳng thầy cô nào hài lòng với những tình huống như thế. Các thầy cô thường có thể kiên nhẫn nhắc nhở, bỏ qua, nhưng nhiều lần như vậy quả thực nhiệt tình với bài giảng của cô bị giảm đi rất nhiều.
“Không ít lần lớp tớ bị cho giờ Khá, giờ Trung bình chỉ vì lớp ồn ào, nhiều bạn nói không chịu phát biểu, nói leo trong lớp”- Quỳnh, THCS Nghĩa Tân tâm sự.
Chẳng ai thích thú khi mình đang say sưa giảng giải điều gì lại bị người khác chen vào. Và dù vô tình hay cố ý thì nói leo luôn là một hành động rất bất lịch sự, thậm chí là vô lễ. “Căn bệnh” này mang đến rất nhiều rắc rối cho teen, từ việc gây ác cảm với thầy cô, bạn bè, đến không tiếp thu được trọn vẹn bài giảng hay làm ảnh hưởng thi đua của tập thể lớp… Hậu quả thì thấy rõ nhưng khắc phục thì khó lắm thay. Giá như teen học tập khoa học, biết “kiềm chế”, biết “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, biết phát biểu đúng lúc thì tốt biết bao…
Mỗi giờ học trôi qua, xin đừng “nói leo”, đừng để phút cao hứng của mình biến bạn thành nỗi khó chịu trong lớp.
Theo Kênh 14.
Bắt bệnh
Trong các giờ học, không gì khó chịu bằng việc lời giảng của thầy cô thường bị ngắt quãng bởi những câu nói theo, nói leo của một số teen. Biểu hiện của “bệnh” nói leo là khi thầy cô đang thao thao giảng bài thì các bạn ấy vô tư chêm vào những ý kiến của mình. Khi các thầy cô đặt câu hỏi thì họ ngồi im, nhưng khi thầy cô bắt đầu giảng bài là họ lại lao xao… cho ý kiến.
Với nhiều bạn, đây là cách thể hiện mình và thậm chí là để tỏ ra mình “trên cơ” người khác.
Ngô Hồng Trang, trường TP kể: “Lớp mình là lớp đầu đàn trong trường, nhiều bạn học giỏi nhưng các thầy cô vào lớp dạy lại than phiền rất nhiều. Lý do là vì trong lớp có không ít bạn thường xuyên nói theo lời giảng của thầy cô. Hoặc khi thầy cô hỏi bài, họ không giơ tay mà cứ tự ý ngồi dưới trả lời. Người này ngầm “ganh” với người kia, thi nhau nói. Lớp học chẳng còn đâu không khí trang nghiêm, trật tự…”
“Lớp mình có cậu bạn lạ lắm, học hành thì chẳng bằng ai nhưng rất thích gây chú ý, mà toàn gây chú ý bằng cách nói leo. Cả lớp đang chú ý nghe thầy cô giảng thì cậu ta lại “chêm” vào những câu tỏ ra mình hiểu bài, nắm được bài. Nói đúng đã đành, nhiều tên chuyên phát biểu sai mà cứ thích… nói leo, nghe rất khó chịu! Dù nhiều lần bị nhắc nhở nhưng cậu ta vẫn chứng nào tật ấy”- Bình, trường LTV than thở.
Khó chịu, không ưa là cảm nhận của những người xung quanh đối với các đối tượng thích “ăn theo nói leo”. Thế còn ý kiến của chính các “mem” này thì sao?
“Thì tớ vô tư chứ có cố ý đâu. Đoán được câu hỏi của thầy, đoán được câu trả lời là tự nhiên lời nói cứ vọt ra, tớ chẳng kịp giơ tay phát biểu nữa. Có thể vì tớ… hăng hái quá”- Chính (trường ML) phân bua. Cái lý do “hăng hái quá” với bài học của cậu thực ra chỉ là nguỵ biện.
Nguyên nhân sâu xa của việc lười phát biểu, chăm nói leo là vì các teen này ngại đứng trước lớp để khẳng định suy nghĩ của mình. Ngại phát biểu nhưng vẫn muốn được lắng nghe nên họ chẳng kịp suy xét mình có nói đúng lúc, dúng chỗ hay không. Cũng chẳng hề nhận ra hành động của mình thu về bao mối ác cảm…
Hãy giơ tay khi muốn phát biểu nhe Teen. (Ảnh minh họa)
Không có thuốc “chữa”?
Nhiều teen cho rằng, là học sinh thì nói leo là không tránh khỏi. Tìm đâu ra một lớp học không có người thích “alôxô” theo những gì cô thầy nói trên bục giảng kia chứ. Và theo cách hiểu ấy thì nói leo quả là căn bệnh không thuốc chữa!?
Thực ra “thuốc chữa” nằm ngay trong ý thức học tập của các teen. Có một thực trạng khá lạ ở nhiều lớp học, đó là khi thầy cô yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ, nêu ý kiến đóng góp cho bài học thì hầu như ai cũng yên lặng. Nhưng khi thầy bắt đầu giải thích thì trò lại náo nức bình luận, lý giải theo cách của riêng mình! Chưa cần biết cách hiểu, cách lý giải ấy là đúng hay sai, nhưng có điều chắc rằng, họ không thể tiếp thu trọn vẹn những gì thầy cô nói. Và tất nhiên, chẳng thầy cô nào hài lòng với những tình huống như thế. Các thầy cô thường có thể kiên nhẫn nhắc nhở, bỏ qua, nhưng nhiều lần như vậy quả thực nhiệt tình với bài giảng của cô bị giảm đi rất nhiều.
“Không ít lần lớp tớ bị cho giờ Khá, giờ Trung bình chỉ vì lớp ồn ào, nhiều bạn nói không chịu phát biểu, nói leo trong lớp”- Quỳnh, THCS Nghĩa Tân tâm sự.
Chẳng ai thích thú khi mình đang say sưa giảng giải điều gì lại bị người khác chen vào. Và dù vô tình hay cố ý thì nói leo luôn là một hành động rất bất lịch sự, thậm chí là vô lễ. “Căn bệnh” này mang đến rất nhiều rắc rối cho teen, từ việc gây ác cảm với thầy cô, bạn bè, đến không tiếp thu được trọn vẹn bài giảng hay làm ảnh hưởng thi đua của tập thể lớp… Hậu quả thì thấy rõ nhưng khắc phục thì khó lắm thay. Giá như teen học tập khoa học, biết “kiềm chế”, biết “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, biết phát biểu đúng lúc thì tốt biết bao…
Mỗi giờ học trôi qua, xin đừng “nói leo”, đừng để phút cao hứng của mình biến bạn thành nỗi khó chịu trong lớp.
Theo Kênh 14.