heokoncute
New member
- Xu
- 0
Nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian.
1) Truyện cổ dân gian phản ánh đời sống lao động và chiến đấu của nhân dân lao động xưa.
a) Đời sống lao động:
*Tái tạo không khí lao động và ngợi ca thành quả của con người. Đó là cuộc lao động chinh phục thiên nhiên như là đào sông lấp bể (Thần trụ trời), đắp đê ngăn dòng nước lũ (Sơn Tinh, Thủy tinh), là một không khí đoàn kết hăng say chống lại thiên nhiên (Cóc kiện trời), trong công cuộc lao động ấy người và vật gắn bó thâ thiết với đồng áng ( Trí khôn của ta đây), con người đã cải tạo đất lấy nguồn của cải từ đất mẹ.
*Ngợi ca sản phẩm trồng trọt chăn nuôi như là lúa, ngô, khoai, sắn (Bánh chưng, bánh giầy) "trên đời không có gì quý bằng lúa gạo, ngợi ca thành quả dưa hấu (Sự tích dưa hấu).
*Ngợi ca phẩm chất của con người trong lao động:
Đó là ca ngợi phẩm chất cần cù, thật thà ngya thẳng với trí tuệ thông minh sáng tạo và lòng nhân đạo, truyện đã ngợi ca phẩm chất thật thà ngay thẳng của con người đó là các hình ảnh như Thần trụ trời, là Sơn Tinh bốc tùng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy đất, là cô Tấm với hình ảnh bắt tép thả trâu nhặt thóc, là Sọ Dừa chăn bò, Là người em trong câu truyện Cây Khế, là anh Khoai trong câu truyện Cây tre trăm đốt, là Thạch Sanh với đôi bàn tay hái củi, là Mai An Tiêm với từng tấc đất ngoài đảo hoang.
- Truyện đã ca ngợi tài trí thông minh sáng tạo qua hình ảnh của "Bánh chưng, báng giầy", trí tuệ được thể hiện trong truyện "Trí khôn của ta đây", "Người nông dân và con quỷ", là Mai An Tiêm thể hện trí thông minh qua chi tiết "Chim ăn được => người cũng ăn được", ngợi ca trí tuệ tập thể của câu truyện "Cóc kiện trời" , ...
- Truyện đã ngợi ca trí tuệ tập thể của câu truyện" Cóc kiện trời", ...
- Truyện đã ca ngợi tấm lòng nhân đạo, cao cả tức là tình yêu thương " thương người như thể thương thân" ca ngợi tình anh em trong Sự tích trầu cau, là tình mẹ con của Sự tích cây vú sữa, là tình vợ chồng trong Sự tích hòn đá Vọng Phu, nhân dân lao động đã bù đắp tình cảm cho một cô Tấm mồ côi, một anh Khoai bất hạnh, họ là những người luôn được hưởng hạnh phúc và sung sướng.
b) Đời sống chiến đấu:
- Chiến đấu chống thiên tai và địch họa:
Cuộc sống cực nhọc, vất vả phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên cho nên họ phải trống trị với thiên nhiên rất gay go và ác liệt, đó là công cuộc trống lũ lụt như câu truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh, đó là câu truyện trống hạn hán Cóc kiện trời.
- Giặc ngoại xâm lúc nào cũng rình rập, gây nhiều tội ác, truyện đã phản ánh công cuộc trống giặc ngoại xâm trong Thánh Gióng, súc mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân, trong Sự tích Hồ Gươm
chiến thắng giặc Minh là do có sự kết hợp của nhân dân miền ngược và miền xuôi, Thạch Sanh chống lại liên quân của 18 nước.
- Chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội đó là ghen ghét, ích kỉ, hà tiện, lừa lọc, tham lam,... Nhưng cái ác , cái xấu luôn luôn được ngụy trang rất khéo léo.
=> Cho nên đây là một cuộc đấu tranh rất gay go, tuy nhiên, cái thiện vẫn kiên quyết trống trả không cam chịu: Cô Tấm chết đi sống lại diệt trù cái ác, Thạch Sanh trong bao thử thách vạch trần cái ác và Cô Út trong Sọ Dừa tìm mọi cách ra khỏi bụng cá để tiêu diệt cái ác. Cuộc đấu tranh đó nhằm đưa ra những bài học, lời dăn dậy.
2) Truyện dân gian phản ánh đời sống, tình cảm của con người:
- Các câu truyện đều phảm ánh tình cảm, những khát khao của nhân dân như ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giắc ngoại xâm (Thánh Gióng).
- Ước mơ về sự công bằng xã hội, ở hiền gặp lành, người bất hạnh thì được đền bù, đắp đổi (các câu truyện cổ tích).
- Ước mơ về một xã hội tốt đẹp có Vua tài đức ( Bánh chưng, bánh giầy; Tấm cám; Thạch Sanh; ...)
II) Nghệ thuật của truyện cổ dân gian:
- Nghệ thuật của truyện cổ dân gian là kể từ đầu đến cuối.
- Sử dụng các yếu tố kì ảo hoang đường nhằm để tô đậm và nhấn mạnh về sự phi thường, tài năng kiệt xuất của nhân vật hoặc là để trợ giúp cho nhân vật.
- Lời kể: Là thường xem những lời văn xuôi bằng những lời văn vần.