Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Nội dung hiệp ước Pa-tơ- nốt (6-6-1884)
Hiệp ước Pa-tơ-nốt(Gồm 19 khoản).Đây là khoản cơ bản nhất
Khoản 1- Nước Đại Nam tự nhận quyền nước Đại Pháp bảo hộ. Do đó, nếu Đại Nam có cùng giao thông với ngoại quốc nào thì nước Pháp che chở làm hộ cho công việc ấy, người Nam cư trú ở nước ngoài thì thuộc quyền bảo hộ của nước Pháp.
Khoản 2- Quân Pháp chiếm đóng đồn Thuận An từ Thuận An suốt đến kinh thành, mọi đồn lũy, mọi công sự phòng bị ở ven sông đều phải bỏ hết.
Khoản 3- Địa giới nước Đại Nam từ giáp giới ở tỉnh Biên Hòa (Nam Kì) tới giáp giới với tỉnh Ninh Bình (Bắc Kì), các quan viên đều làm việc cai trị như cũ. Trừ các việc thương chính và tạo tác cần có quan Pháp cai trị, thì những việc thường khác nếu có dùng người Pháp hay bác vật, những người này chỉ làm quản đốc thôi.
Khoản 4- Từ giáp biên giới Biên Hòa đến giáp Ninh Bình, trong mọi tỉnh, trừ bến Thị Nại đã mở buôn bán rồi, nay hai bến Đà Nẵng thuộc Quãng Nam và Xuân Đài thuộc Phú Yên, phải khai mở buôn bán, ngoài ra mọi bến từ nay về sau nếu xét ra có lợi thì cùng hội nghị bàn khai thương thêm đó. Các quan ấy đều tuân theo mạng lệnh của trú kinh khâm sứ đại thần.
Khoản 5- Trú kinh khâm sứ đại thần của đại Pháp chuyên giữ việc bảo hộ Đại Nam, giao thiệp với ngoại quốc, không dự vào việc chính trị các tỉnh của các tỉnh trong giới hạn của khoản 3, khâm sứ đại thần ấy lại được vào điện tâu với Hoàng đế Đại Nam. Tại kinh thành, quan khâm sứ ấy có Pháp tùy tùng.
Khoàn 6- Nước Đại Nam từ giáp Ninh Bình vào giáp Biên Hòa, tỉnh nào mà xét thấy có việc cần kíp thì Đại Pháp đặt các quan công sứ, hoặc phó công sứ, các quan này đều theo lệnh của trú kinh khâm sứ đại thần. Tỉnh nàocó công sứ hay phó công sứ thì công sứ hay phó công sứ cư trú ngay trong tỉnh thành, gần chỗ quan tỉnh cư trú, có quân Pháp hoặc quân Nam theo hầu.
Khoản 7- Công sứ Pháp đặt ở tỉnh nào ở Bắc Kì cũng không có dự làm mọi việc dân chính ở tỉnh ấy, các quan tỉnh vô luận thuộc phẩm hạng nào cứ cai trị hạt dân như cũ, duy quan Pháp kiểm soát coi viên quân Nam nào nên đổi cách, nếu quan Pháp xin đổi cách thì lập tức quan Nam thi hành đối cách.
Khoản 8- Bất luận hạng viên quan nào của Pháp như có việc gì nên tư báo với nước Đại Nam thì do công sứ Pháp tư báo mà thôi.
Khoản 9- Nước Đại Pháp sẽ lập một đường điện báo theo duyên lộ từ Sài Gòn đến Hà Nội do người pháp chuyên đảm nhận, số tiền được lợi từ khoản này, Pháp sẽ trích một phần cho nước Nam tiêu dùng vì nước Nam có phần nhường đất để xây dựng nhà cửa, phòng làm việc, cư trú cho nhân viên điện báo.
Khoản 10- Mọi người ngoại quốc ngụ ở nước Đại Nam từ giáp giới Ninh Bình đến giáp giới Biên Hòa và cả địa hạt Bắc Kì đều do nước Đại Pháp xử đoán, như người Nam với người ngoại quốc, có việc gì kiện nhau thì do Đại Pháp phân xử.
Và ngày 9-6-1885, Pháp và Trung Quốc kí hiệp ước “hòa bình, hữu nghị, và thương mại” tại Thiên Tân, gồm 10 điều khoản. (minh họa)
Trong đó Pháp sẽ rút khỏi Đài Loan, còn Trung Quốc thừa nhận Pháp thống trị Việt Nam. Sau hiệp ước này, Mãn Thanh nhượng cho Pháp thêm quyền lợi trên đất Trung Quốc, đồng thời cũng thương lượng để Pháp nhượng cho nhiều vùng đất của Việt Nam ở biên giới, sát nhập vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhân lúc Việt Nam chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược để chiếm thêm đất đai của Việt Nam. Pháp và Mãn Thanh kí hai công ước ngày 26-6-1887 và 20-6-1895 hoạch định biên giới Việt-Trung và biên giới hai nước trên vùng vịnh Bắc Kì cũng được chúng quy định trong bản công ước ngày 26-6-1887.