ThuyenNhanXaXu
New member
- Xu
- 0
Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin?
Nội dung cơ bản củaCương lĩnh về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện tập trung trong Cương lĩnh dân tộc (1913) nổi tiếng của V.I.Lênin.
Cương lĩnh dân tộc là trình bày ba nội dung cơ bản:
1. Các dân tộc có quyền bình đẳng.
- Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc, không phân biệt đa số ha thiẻu số, trình độ kinh tế, văn hóa cao hay thấp, không phân biệt màu da, chủng tộc. Quyền bình đẳng dân tộc đó bao gồm trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Như Lênin đã khẳng định: “Nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liên chặt chẽ với việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số… bất cứ một thứ đặc quyền nào dành riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền của một dân tộc thiểu số, điều bị bác bỏ” (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.24, tr179).
- Bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế:
+ Lợi ích kinh tế gắn liền với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia; giải quyết các mối quan hệ dân tộc – quốc gia, dân tộc – tộc người… đều phải tính đến quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế;
+ Bất cứ một sự áp đặt trong các mối quan hệ này, bất cứ một đặc quyèn kinh tế nào dành riêng cho các dân tộc, tộc người đều dãn đến vi phạm lợi ích của các dân tộc và sự bất bình đẳng dân tộc.
- Bình đẳng trên lĩnh vực chính trị:
+ Việc đấu tranh giành quyền bình đẳng về chính trị của các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc là điều kiện để có bình đẳng trên các phương diện của đời sống xã hội;
+ Mọi biểu hiẹn tư tửơng dân tộc cực đoan, sô vanh nước lớn, sự kỳ thị, phân biệt đối xử giữa các dân tộc – tộc người, những mưu đồ chính trị của các thế lực phản động nhằm đông hóa các dân tộc nhỏ, yếu, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, dân tộc… đều vi phạm quyền bình đẳng chính trị của các dân tộc.
+ Nhận thức và giải quyết đúng đắn các vấn đề bình đẳng về chính trị và quyền tự quyết của các quốc gia cụ thể, nhất là quốc gia đa dân tộc là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với giai cấp vô sản và những người cộng sản;
+ Những người cộng sản phải đấu tranh không khoang nhượng chống chủ nghĩa dân tộc dưới mọi màu sắc.
- Bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa - xã hội:
+ Những người mácxít vạch trần, bác bỏ và kiên quyết đấu tranh chống khẩu hiệu giả dối: “tự trị dân tộc vê văn hóa”;
+ Bình đẳng về văn hoá phải luôn gắn liền với bình đẳng về kinh tế, chính trị;
+ Bình đẳng về ngôn ngữ là nhu cầu máu thịt, thiêng liêng của cư dân các dân tộc.
2. Các dân tộc đều có quyền tự quyết.
- Các dân tộc đều có quyền tự chủ với vận mệnh và con đường phát triển của mình. Các quyền đó bao gồm: tự quyết về thể chế chính trị hoặc tự lập liên hiệp lại thành khối liên minh các dân tộc đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động vì mục tiêu phát triển hòa bình, phồn vinh, hữu nghị giữa các dân tộc.
- Quyền tựu quyết tách ra hay phân lập thành quốc gia độc lập phải xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân lao động, vì sự phát triển xã hội và lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp vô sản vì chủ nghĩa xã hội.
- Quyền tự quyết của các quốc gia dân tộc không đông nhất và không có nghĩa là “ quyền” ly khai của dân tộc thiểu số trong một quốc gia đa dân tộc, nhất là việc tách thành quốc gia độc lập.
3. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc.
- Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, các quốc gia là điều kiện kiên quyết để thự hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết các dân tộc.
- Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là đoàn kết lực lượng nòng cốt của phong trào đấu tranh cho tiến bộ, hòa bình và phát triển.
- Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc chính là phải kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả.
- Vì lợi ích của giai cấp công nhân đòi hỏi công nhân thuộc tất cả các dân tộc ở một nước nhất định phải hợp nhất lại trong những tổ chức vô sản thống nhất.
Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin là cơ sở lý luận để phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nghiên cứu vận dụng trong các vấn đề về giải phóng dân tộc, quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa với cách mạng giải phóng dân tộc.
Đến năm 1920, Cương lĩnh dân tộc đã được V.I.Lênin bổ sung, phát triển thành bản Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, góp phần trực tiếp giúp Nguyễn Aí Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
Ngày nay, những vấn dề của các dân tộc trên thế giớivà dân tộc trong một quốc gia đang nổi lên ở nhiều nơi và diễn biến vô cùng phức tạp. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức sâu sắc hơn, sáng suốt hơn, cụ thể những nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn của quốc gia, dân tộc mình.