Nhà triết học Đê-mô-crít cho rằng: “Nguyên tử (hạt vật chất không thể phân chia được) và chân không là hai nhân tố tạo nên mọi vật”. Dưới con mắt của Đêmôcrit, mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều được tái tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Sự xuất hiện hay mất đi của vật này hay vặt khác là kết quả việc kết hợp hay phân tán của các nguyên tử.
Để tìm hiểu thêm, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây về những nội dung cơ bản của triết học Đêmôcrít.
Đêmôcrít
Sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở thành Apđe (Abdère), Đêmôcrít (Démocrite, 460 - 370 TCN) sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trongkhu vực, am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học. Là đại biểu kiệt xuất nhất của chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ nô dân chủ thời cổ Hi Lạp, là học trò nổi tiếng của Lơxíp , Đêmôcrít đã xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý luận bao gồm các bộ phận sau:
a) Thuyết nguyên tử
Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không.
Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn. Nguyên tử giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dạng (hình cầu, hình móc câu, hình tứ diện, hình lõm...), về kích thước, về tư thế (nằm ngang, đứng, nghiêng). Cũng giống như sự kết hợp của các chữ cái tạo thành các từ ngữ, thì ở đây, sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành các sự vật trong thế giới.
Chân không (không gian trống rỗng) không có kích thước và hình dáng, nhưng vô tận và duy nhất; nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử.
Trong chân không, nguyên tử vận động theo nhiều hướng, theo nhiều kiểu: lúc chúng cố kết tụ lại, lúc chúng tách rời tán rộng ra. Các nguyên tử, khi cố kết tụ lại thì sự vật được tạo thành, và khi chúng tách rời nhau ra thì sự vật biến mất. Khi chuyển động chúng sẽ va chạm vào nhau để tạo thành một cơn xoáy lốc nguyên tử. Cơn xoáy này đẩy các nguyên tử nhỏ nhẹ ra bên ngoài, còn các nguyên tử to nặng thì được quy tụ vào tâm; nhờ đó mà các tầng lớp nguyên tử cùng kiểu dáng, kích thước và trọng lượng như đất, nước, không khí, lửa... được tạo thành; và từ đây, hình thành Trái Đất, sự sống, con người cùng các thiên thể trên bầu trời, trong vũ trụ…Theo Đêmôcrít, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, chúng sống dưới nước, sau đó lên sống trên cạn và tiến hóa dần dần đưa đến sự xuất hiện con người.
Chỉ có sinh vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyên tử, nhưng đó là các nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Linh hồn khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi sinh vật chết.
Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối. Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo lẽ tất nhiên; vì vậy, bản tính thế giới là tất nhiên. Sự thiếu hiểu biết, sự bất lực trong nhận thức của con người mới sinh ra cái ngẫu nhiên; ngẫu nhiên mang tính chủ quan.
Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh hay hữu sinh, đều xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo ra. Thậm chí, nếu có thần thánh thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chân không. Mặc dù Đêmôcrít không lý giải được nguồn gốc của vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông khẳng định bản chất thế giới là vật chất - nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhân quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy diệt bởi các thế lực siêu nhiên... là quan niệm duy vật, vô thần dũng cảm đương thời. Đêmôcrít đã cống hiến cho khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng nổi tiếng về nguyên tử.
b) Quan niệm về nhận thức
Đêmôcrít cho rằng, mọi nhận thức của con người đều có nội dung chân thực, nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng khác nhau. Ông chia nhận thức chân thực của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với nhau là nhận thức mờ tối do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm tính, và nhận thức sáng suốt do suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính. Nhận thức mờ tối chỉ cho ta biết được dáng vẻ bề ngoài của sự vật. Muốn khám phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến hành nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính đáng tin cậy, nhưng đó lại là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người khao khát hiểu biết.
Như vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý tính; muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận thức lý tính. Khi đề cao nhận thức lý tính, Đêmôcrít tiến hành xây dựng các phương pháp nhận thức lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ông được Arixtốt coi là nhà lôgích học đầu tiên phát biểu về nội dung lôgích học.
c) Quan niệm về đạo đức - xã hội
Đêmôcrít cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc dù Đêmôcrít coi hạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay xấu… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng là cội nguồn dẫn tới sự bất hạnh cho con người. Ông luôn đề cao những hành động vị nghĩa cao thượng của con người, bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khí mới làm cho con người trở thành vĩ đại.
Theo Đêmôcrít, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn lông ở lỗ nhưng do nhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói; do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biết chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt...; nghĩa là, nhu cầu vật chất để tồn tại và phát triển của con người là động lực phát triển xã hội.
Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Đêmôcrít luôn xuất phát từ quan niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theo mệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô phải biết tự điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ.Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platông.
Với bài viết trên đây, đã giúp bạn hiểu thêm về triết học Đêmôcrít. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng. Chúc bạn thành công trên con đường học triết của mình !
Để tìm hiểu thêm, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây về những nội dung cơ bản của triết học Đêmôcrít.
Đêmôcrít
a) Thuyết nguyên tử
Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không.
Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn. Nguyên tử giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dạng (hình cầu, hình móc câu, hình tứ diện, hình lõm...), về kích thước, về tư thế (nằm ngang, đứng, nghiêng). Cũng giống như sự kết hợp của các chữ cái tạo thành các từ ngữ, thì ở đây, sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành các sự vật trong thế giới.
Chân không (không gian trống rỗng) không có kích thước và hình dáng, nhưng vô tận và duy nhất; nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử.
Trong chân không, nguyên tử vận động theo nhiều hướng, theo nhiều kiểu: lúc chúng cố kết tụ lại, lúc chúng tách rời tán rộng ra. Các nguyên tử, khi cố kết tụ lại thì sự vật được tạo thành, và khi chúng tách rời nhau ra thì sự vật biến mất. Khi chuyển động chúng sẽ va chạm vào nhau để tạo thành một cơn xoáy lốc nguyên tử. Cơn xoáy này đẩy các nguyên tử nhỏ nhẹ ra bên ngoài, còn các nguyên tử to nặng thì được quy tụ vào tâm; nhờ đó mà các tầng lớp nguyên tử cùng kiểu dáng, kích thước và trọng lượng như đất, nước, không khí, lửa... được tạo thành; và từ đây, hình thành Trái Đất, sự sống, con người cùng các thiên thể trên bầu trời, trong vũ trụ…Theo Đêmôcrít, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, chúng sống dưới nước, sau đó lên sống trên cạn và tiến hóa dần dần đưa đến sự xuất hiện con người.
Chỉ có sinh vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyên tử, nhưng đó là các nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Linh hồn khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi sinh vật chết.
Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối. Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo lẽ tất nhiên; vì vậy, bản tính thế giới là tất nhiên. Sự thiếu hiểu biết, sự bất lực trong nhận thức của con người mới sinh ra cái ngẫu nhiên; ngẫu nhiên mang tính chủ quan.
Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh hay hữu sinh, đều xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo ra. Thậm chí, nếu có thần thánh thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chân không. Mặc dù Đêmôcrít không lý giải được nguồn gốc của vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông khẳng định bản chất thế giới là vật chất - nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhân quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy diệt bởi các thế lực siêu nhiên... là quan niệm duy vật, vô thần dũng cảm đương thời. Đêmôcrít đã cống hiến cho khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng nổi tiếng về nguyên tử.
b) Quan niệm về nhận thức
Đêmôcrít cho rằng, mọi nhận thức của con người đều có nội dung chân thực, nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng khác nhau. Ông chia nhận thức chân thực của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với nhau là nhận thức mờ tối do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm tính, và nhận thức sáng suốt do suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính. Nhận thức mờ tối chỉ cho ta biết được dáng vẻ bề ngoài của sự vật. Muốn khám phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến hành nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính đáng tin cậy, nhưng đó lại là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người khao khát hiểu biết.
Như vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý tính; muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận thức lý tính. Khi đề cao nhận thức lý tính, Đêmôcrít tiến hành xây dựng các phương pháp nhận thức lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ông được Arixtốt coi là nhà lôgích học đầu tiên phát biểu về nội dung lôgích học.
c) Quan niệm về đạo đức - xã hội
Đêmôcrít cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc dù Đêmôcrít coi hạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay xấu… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng là cội nguồn dẫn tới sự bất hạnh cho con người. Ông luôn đề cao những hành động vị nghĩa cao thượng của con người, bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khí mới làm cho con người trở thành vĩ đại.
Theo Đêmôcrít, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn lông ở lỗ nhưng do nhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói; do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biết chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt...; nghĩa là, nhu cầu vật chất để tồn tại và phát triển của con người là động lực phát triển xã hội.
Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Đêmôcrít luôn xuất phát từ quan niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theo mệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô phải biết tự điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ.Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platông.
Với bài viết trên đây, đã giúp bạn hiểu thêm về triết học Đêmôcrít. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng. Chúc bạn thành công trên con đường học triết của mình !