NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG (10 - 1930)
- Hoàn cảnh:
Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng ( Trung Quốc ) vào tháng 10 - 1930.
- Nội dung hội nghị:
+ Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư và thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
- Luận cương chính trị (10 - 1930):
+ Xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, có quan hệ khăng khít với nhau.
+ Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
+ Luận cương cũng nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
- Tuy nhiên, Luận cương còn có những hạn chế:
+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
ST