Nỗi đau tâm lý ở động vật: 1 thế giới đau khổ vô hình

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo

Emotional Pain in Animals: An Invisible World of Hurt
Recognizing the psychological effects of animal abuse.
Published on April 24, 2012 by Jessica Pierce, Ph.D. in All Dogs Go to Heaven


Tôi được nghe 1 bài giảng thú vị bởi Bác sĩ thú y Frank McMillan về những khía cạnh tâm lý của sự hành hạ động vật. Những dấu hiệu hành hạ rõ ràng về thể lý có xu hướng nhận được sự chú ý của chúng ta: Những vết sẹo, gãy xương và cơ thể hốc hác. Nhưng điều ít nhận được sự chú ý là những vết sẹo tâm lý mà động vật chịu đựng. Luật về ngược đãi động vật nhìn chung chỉ nhận thấy tổn thương thể lý. Bạo hành tâm lý thì khó nhìn thấy hơn. Nhưng nó có thể gây ra nhiều đau khổ và tổn thương kéo dài hơn đối với 1 con vật. McMillan đang cố gắng làm chúng ta nhận ra khía cạnh khó thấy nhưng sâu sắc này của sự hành hạ động vật.

Điều chúng biết chắc chắn đó là động vật có nỗi đau tâm lý chứ không chỉ nỗi đau thể lý. 1 con chó không bao giờ bị đánh bằng gậy hoặc bị đấm bằng tay vẫn có thể đã bị hành hạ.

Dựa trên 1 loạt nghiên cứu khoa học, chúng ta biết rằng tổn thương tâm lý thực sự gây đau đớn nhiều hơn tổn thương thể lý, và động vật sẽ "chọn" nỗi đau thể lý hơn là chọn nỗi đau tâm lý, nếu chúng bị buộc phải chọn. McMillan đưa ra 1 thực nghiệm mà ở đó 1 hệ thống dây điện được đặt giữa 1 chú chó và 1 người mà chú chó gắn bó. Những chú chó đã vượt qua hệ thống dây điện, mặc cho bị điện giật để được đoàn tụ với người chủ của nó. Trong thực nghiệm hệ thống dây điện khác, những con chuột mẹ bị cách ly khỏi những con chuột con của chúng. Những con chuột mẹ đã chọn vượt qua hệ thống điện và mang từng con chuột con một quay về tổ, mặc cho bị điện giật trên đường đi. 1 con chuột mẹ vượt qua hệ thống điện 58 lần trước khi các nhà nghiên cứu dừng bài kiểm tra. McMillan cũng đề cập đến 1 trường hợp nổi tiếng về 1 con mèo tên là Scarlett đã chạy vào 1 toà nhà đang cháy 5 lần để cứu những con mèo con của nó, mặc cho khuôn mặt và đầu của nó bị đốt cháy nghiêm trọng. Những động vật đó sẵn sàng chịu đựng nỗi đau thể lý để xoa dịu nỗi đau tâm lý.

Những kiểu tổn thương tâm lý mà động vật chịu đựng? McMillan mô tả những kiểu hành hạ tâm lý sau:

Từ chối: từ chối đem đến sự hỗ trợ tình cảm.

Khủng bố: tạo ra 1 "bầu không khí sợ hãi" hoặc 1 mối đe doạ không thể đoán trước, ngăn không cho nạn nhân trải nghiệm 1 cảm giác an toàn.

Trêu chọc

Cô lập: chủ động ngăn chặn những mối tương tác xã hội

Bỏ rơi: ruồng bỏ và ngừng chăm sóc.

Gây áp lực quá mức: đặt ra những yêu cầu quá sức hoặc gây sức ép buộc thực hiện.



Nguồn: PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top