Niềm vui và nỗi khổ trong học tập môn Lịch sử?

Niềm vui và nỗi khổ của anh/chị trong việc học tập môn Lịch sử.

Niềm vui:

- Biết được những thăng trầm, quy luật vận hành, dịch chuyển của xã hội;
- Tiếp cận được những tư tưởng, con đường vươn lên của các danh nhân, đặc biệt là các danh tướng;
- Say mê với diễn biến các trận đánh hào hùng, hiểu được những chiến thuật chiến lược quân sự; khâm phục các tấm gương anh dũng;
- Hiểu được cái giá rất đắt của chiến tranh;
- Trí nhớ, tư duy, khả năng hình dung được rèn luyện ngày càng nâng cao.
...

Nỗi khổ:

- Hay nhầm lẫn các mốc thời gian và các con số thống kê thiệt hại, thành tựu;
- Mất nhiều thời gian để ghi nhớ;
- Rút cục, biết nhiều lịch sử thì giải quyết được gì cho công việc hiện tại, những thứ thiết thực, gần gũi hơn các danh nhân, các triều đại, ... đó là: công việc kiếm sống, quan hệ bè bạn, gia đình, những xúc cảm thường nhật ...
:hell_boy:
 
biet lich su de tu hao ,de yeu nuoc viet nam,de chong lai bon tau bon mi,bon tbcn,
dang cong san viet nam muon nam
nuoc cong hoa xa hoi chu nghia viet nam muon nam
chu tich ho chi minh muon nam
dan toc viet nam muon nam
 
Hồi lớp 4, tớ vớ được cuốn sử về thời Lê Mạc, đọc ngấu nghiến. Hay.
Cấp 2, học sử VN thời trung đại, cô dạy như trong (và chỉ trong) SGK. Hơi thất vọng.
Giờ, thấy đa phần học sinh ghét sử, không nắm được lịch sử nước nhà. Buồn.
Sử hay, nhưng người dạy ít đọc rộng, phương pháp cũ và cứng (ít tư liệu, hình ảnh, đa phần là nêu sự kiện và số liệu). Vả chăng, có vẻ như chúng ta đang nới rộng khoảng cách với lịch sử, cả về thời gian, không gian và cách nhìn :|
 
1 - Giờ, thấy đa phần học sinh ghét sử, không nắm được lịch sử nước nhà. Buồn.

2 - Sử hay, nhưng người dạy ít đọc rộng, phương pháp cũ và cứng (ít tư liệu, hình ảnh, đa phần là nêu sự kiện và số liệu).

3 - Vả chăng, có vẻ như chúng ta đang nới rộng khoảng cách với lịch sử, cả về thời gian, không gian và cách nhìn :|

1 - Phải công nhận điều này, (đa số) học sinh giờ chú trọng các môn tự nhiên và ngoại ngữ hơn là xã hội, nếu quan tâm tới các môn xã hội, thì cũng thích văn/địa hơn là sử. Lấy ví dụ ngay như trong diễn đàn mình thôi, số người xem box Lịch sử luôn luôn ít hơn 2 box cùng khu vực là Văn học và Địa lý.

Than ôi, còn đâu nữa "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam."

2 - Người dạy cũng có người thế này, người thế kia hamchoi ạ. Có người tâm huyết với nghề, có người theo nó chỉ vì cái nghiệp. Hơn nữa, lương giáo viên thì biết đấy, 3 cọc 3 đồng, phải dạy thêm dạy nếm, phải lo làm ngoài giờ lên lớp, bla bla... thì mới sống được chứ.

Không chỉ không có thời gian bổ trợ kiến thức, mà cái thời gian dạy chính thức trên lớp cũng bị Bộ quản lý, phải theo chương trình của Bộ, căn cơ làm sao cho không bị cháy Giáo án, chứ cũng có sung sướng gì!

3 - Nói chung, hiện tại Bộ Giáo dục đang cố gắng nối lịch sử gần với dân hơn, sau một thời gian (cảm giác như) thờ ơ/lãnh đạm với nó, nhưng cái gì cũng phải có thời gian. Và cái việc ấy, tất nhiên, cần có cả sự hợp tác tích cực và chủ động của cả người dân mình nữa (trong đó có các bạn HS - SV).

Hi vọng là những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ nắm/hiểu/biết rõ lịch sử nước nhà hơn, để khi có bạn bè quốc tế hỏi thì mình sẽ cười tươi và tự hào trả lời, chứ không cười trừ nữa! :X
 
Tớ nhận thấy rằng người GV là mấu chốt của vấn đề. GV dạy dở thì có ma nào thèm nghe. HS chủ động, tích cực ư? Cũng phải nhờ ông thầy tạo đất cho mà diễn :D
Một trường có đội ngũ GV tốt luôn luôn cho ra những lứa HS tốt hơn. Bộ đang chủ trương đổi mới chương trình, phương pháp, nhưng chưa thấy đổi mới việc tạo những ông thầy tử tế (từ trường SP là chủ yếu). Chả khác gì mua liềm mới thay vì mua giống :))
 
1 - Tớ nhận thấy rằng người GV là mấu chốt của vấn đề. GV dạy dở thì có ma nào thèm nghe. HS chủ động, tích cực ư? Cũng phải nhờ ông thầy tạo đất cho mà diễn :D

2 - Một trường có đội ngũ GV tốt luôn luôn cho ra những lứa HS tốt hơn. Bộ đang chủ trương đổi mới chương trình, phương pháp, nhưng chưa thấy đổi mới việc tạo những ông thầy tử tế (từ trường SP là chủ yếu). Chả khác gì mua liềm mới thay vì mua giống :))

1 - GV không phải là mấu chốt của vấn đề. Thực chất, GV chỉ là những người đi trước, tiếp xúc/nhận thức với tri thức trước các em học sinh, rồi sau đó tình nguyện truyền đạt lại cho các em.

VN mình, còn nặng tính ỷ lại, nên cái gì cũng phải có người dẫn dắt/chỉ bảo tận tình. Bây giờ, Bộ đang đổi mới phương pháp GD, tức là đổi vị trí và vai trò của người GV và HS, đặt HS làm trung tâm/lấy HS làm chủ đạo, còn GV chỉ là người hướng dẫn các em có một phương pháp học hiệu quả thôi!

2 - Đội ngũ GV không phải chỉ từ trường Sư phạm, mà còn từ nhiều trường khác (như Atula nói, có người theo nó vì cái nghiệp).
(Nhưng phải công nhận là, giờ trình độ GV đang có vấn đề, (tất nhiên, cũng có người này - người kia). Đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh thôi!)
Bộ vẫn đưa ra các biện pháp nhằm bồi dưỡng đội ngũ GV đấy chứ, cái đó chắc chắn có, nhưng thực hiện hay không, lại do ý thức của từng GV hamchoi ạ. Cái này thuộc phạm chủ chủ quan/cá nhân, không thể trách hết được! :|
 
Trong phương pháp lấy HS làm trung tâm, ông thầy chỉ giữ vai trò hướng dẫn. Sự phát triển trí tuệ và nhân cách HS mới là đích cuối cùng của việc giáo dục, nhưng một chồi non không thể lớn nếu thiếu nước. Trẻ chỉ tích cực, chủ động, sáng tạo khi và chỉ khi có môi trường phát triển, và chỉ tự học khi nhận thức đầy đủ mà thôi. Tớ vẫn nhấn mạnh đến vấn đề chất lượng ông thầy, thoạt nhìn có vẻ cũ, nhưng ít nhất, nó hợp với tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay.
Hic, ta đã đi quá xa. Trả lại đất cho chủ topic nhé :D
 
Nói chung là tại cả GV, HS và Bộ ngoài ra còn nhiều lí do khac như xã hội
GV kiến thức kém, phương pháp lạc hậu, bị ràng buộc bởi bộ, chán ngán nghề và HS
HS lười, ghét LS, ko có và ko được thực hành p pháp học đúng...
Bộ trì trệ, đổi mới nửa vời, bất cập...
Xã hội ko coi trọng LS và các môn KH cơ bản nói chung. Học LS và KH cơ bản ko kiếm ra tiền
 
Ơ, lần đầu thấy ý của Atula trùng với ý bạn Tamduongkhach này =)).


Nói chung ý, là cần 1 cuộc cải cách toàn diện \m/ Bác Luận nên nghỉ sớm cho phẻ \m/
 
Mình thích học về những chiến dịch. Ngại ngùng các phong trào nhỏ hay tổ chức...
Dù sao thì ''Dân ta phải biết Sử ta''
Nếu Bộ chọn môn Lịch sử làm môn thi bắt buộc cũng là một phương án hay.
 
Học lịch sử là vậy đó!!!! Hỏi 1 em học sinh A." ước mơ của em là gì?"
- giám đốc
-bác sỉ
- kỹ sư.

.............
............
-Giáo viên.
...........
............
- giáo viên dạy sử.
-Thầy trả lời ngay: Mày ngu lắm con ạh!!1 hết gì chọn hay sao mà chọn giáo viên lịch sử??
===> mình là người bị chửi...ngay cả người thầy dạy mình mà còn nói như vậy thì....những người ngoài cuộc sẽ thế nào nhỉ? hihi
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top