Niềm tin về tính có hiệu lực (Self-efficacy)

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo: "Self-efficacy in changing societies" - Bandura

Thường thì thân chủ biết cách làm thế nào họ có thể đạt được những mục tiêu được khao khát, nhưng họ không có sự tự tin vào khả năng của họ để hành động theo cách được yêu cầu. Những thân chủ đó thiếu cái mà Bandura (1977, 1997) gọi là 'self-efficacy' - 1 niềm tin rằng 1 người có thể thực hiện 1 hành động dẫn đến 1 kết quả được khao khát. Từ khoá ở đây là 'niềm tin'.

Ví dụ 1: 1 người nghiện rượu là người có Self-efficacy thấp nên họ không có khả năng chống cự lại thèm muốn, bỏ thói quen uống rượu. Vì vậy họ bỏ rồi uống lại, tái nghiện. Vì họ nghĩ là họ không có khả năng dừng lại chuyện uống rượu (niềm tin). Thay vì nhà tham vấn nói họ là không có ý chí, nhà tham vấn cần làm việc với niềm tin của họ. Gốc của vấn đề xuất phát từ niềm tin. Vì họ nghĩ mình không có khả năng nên chi bằng mình tiếp tục uống. Nó tạo ra vòng luẩn quẩn của nghiện rượu, bỏ rồi lại uống.

Ví dụ 2: Trong chuyện tình yêu, 'Tán mãi không được nên bỏ'. Cậu ấy nghĩ mình không có khả năng tán được cô bé đó (niềm tin). Trong khi chuyện ở đây không phải là từ bỏ mục tiêu mà là thay đổi phương thức.

Ví dụ 3: "Em không đủ ý chí để học. Cứ lúc chuẩn bị học thì em buồn ngủ lắm. Cứ chuẩn bị đến kỳ thi, em cầm vở là em vứt. Chị bày em cách chống buồn ngủ." Nhà tham vấn không chuyên nghiệp có thể chỉ cho thân chủ những ách chống buồn ngủ. Nhưng vấn đề là thân chủ biết những cách chống buồn ngủ như vậy, nhưng họ không tin mình có đủ khả năng để thực hiện theo những cách đó.

***

Những niềm tin về khả năng thực hiện (efficacy beliefs) ảnh hưởng đến cách con người suy nghĩ, cảm nhận, thúc đẩy bản thân và hành động. 1 câu hỏi trung tâm trong bất kỳ lý thuyết điều chỉnh nhận thức của động cơ, cảm xúc và hành động đều quan tâm đến những vấn đề quan hệ nhân quả (causality). Liệu những niềm tin efficacy hoạt động như những yếu tố nguyên nhân trong chức năng người? Nghiên cứu cho thấy những niềm tin đó góp phần quan trọng vào động cơ con người và sự đạt được mục đích (Bandura, 1992a).

Những nguồn gốc của niềm tin efficacy (viết tắt: e)
Những niềm tin e của con người có thể được phát triển bởi sự ảnh hưởng của 4 nguồn chính:

1. Cách hiệu quả nhất để tạo được 1 sự tự tin mạnh mẽ là thông qua việc làm chủ những kinh nghiệm (mastery experiences). Chúng mang đến bằng chứng xác thực nhất liệu 1 người có thể tập hợp bất kỳ nguồn lực nào cần thiết để thành công hay không (Bandura, 1982; Biran& Wilson, 1981; Feltz, Landers & Raeder, 1979; Gist, 1989). Những sự thành công xây dựng 1 niềm tin mạnh mẽ vào tính hiệu lực (efficacy) của 1 người. Những thất bại sẽ phá hoại nó, đặc biệt nếu những thất bại xuất hiện trước khi sự tự tin được thiết lập vững chắc.

Nhưng nếu con người trải nghiệm thành công đến dễ dàng, họ đi đến kỳ vọng về nhưng kết quả nhanh chóng và dễ dàng chán nản bởi thất bại. 1 khả năng phục hồi nhanh sự tự tin đòi hỏi trải nghiệm vượt qua những trở ngại thông qua nỗ lực kiên trì. 1 số khó khăn và thất bại trong những sự theo đuổi mục tiêu của con người dạy chúng ta rằng sự thành công luôn đòi hỏi những cố gắng duy trì liên tục. Sau khi con người trở nên bị thuyết phục rằng họ có những gì cần thiết để thành công, họ kiên trì đối mặt nghịch cảnh, tai ương và nhanh chóng phục hồi sau những thất bại.

2. Cách thứ 2 để tạo ra và tăng cường niềm tin efficacy là thông qua những kinh nghiệm thay thế (vicarious experiences) từ những tấm gương xã hội. Nhìn thấy những người giống mình thành công do những cố gắng kiên trì nâng cao niềm tin của người quan sát rằng họ cũng sở hữu những năng lực để chinh phục những hoạt động được so sánh (Bandura, 1986; Schunk, 1987). Tương tự, nhìn thấy người khác thất bại mặc cho những nỗ lực rất cao hạ thấp sự đánh giá về khả năng của người quan sát và làm hao mòn mức độ động cơ của họ (Brown & Inouye, 1978). Ảnh hưởng của những tấm gương lên niềm tin về khả năng của cá nhân bị tác động mạnh mẽ bởi sự nhìn nhận về điểm giống nhau giữa người đó với những tấm gương đó. Nếu con người nhìn thấy những tấm gương rất khác so với họ thì những niềm tin của họ về e cá nhân không bị ảnh hường nhiều bởi những hành động và kết quả nó tạo ra của tấm gương.

3. Sự thuyết phục xã hội là cách thứ 3 để tăng cường những niềm tin của con người rằng họ có những gì cần thiết để thành công. Những người được thuyết phục bằng lời rằng họ sở hữu những khả năng để chinh phục những hoạt động nào đó thì có nhiều khả năng huy động sự cố gắng lớn hơn và chịu đựng lâu hơn so với nếu họ hoài nghi về bản thân và đắm chìm vào những khiếm khuyết của cá nhân khi vấn đề xuất hiện (Litt, 1988; Schunk, 1989).

4. Mọi người cũng dựa 1 phần vào những tình trạng/ trạng thái cảm xúc và sinh lý của họ trong đánh giá về những khả năng của họ. Họ diễn giải những phản ứng và căng thẳng đối với stress như là những dấu hiệu của tính dễ bị tổn thương của hiệu suất kém. Trong những hoạt động liên quan đến sức mạnh và khả năng chịu đựng, con người đánh giá sự mệt mỏi, nhức nhối, đau đớn của họ như những dấu hiệu của sự yếu ớt, bất lực về thể chất (Ewart, 1992).
Tâm trạng cũng ảnh hưởng đến những đánh giá của mọi người về e cá nhân của họ. Tâm trạng tích cực nâng cao sự nhìn nhận về Self eficacy; tâm trạng chán nản làm giảm Self efficacy (Kavanagh & Bower, 1985).

Như vậy, cách thứ 4 để thay đổi niềm tin efficacy là nâng cao tình trạng thể lực, giảm stress và xu hướng cảm xúc tiêu cực và sửa chữa những sự diễn giải sai về tình trạng cơ thể.

* Những quá trình kích hoạt efficacy
Những niềm tin efficacy điều hoà chức năng người thông qua 4 quá trình chính. Chúng bao gồm:

1. Những quá trình nhận thức

Ảnh hưởng của niềm tin e lên những quá trình nhận thức diễn ra dưới nhiều hình thức. Nhiều hành vi con người (có mục đích) được điều khiển bởi những suy tính trước là biểu hiện của những mục tiêu có giá trị. Thiết lập mục tiêu cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự tự đánh giá về những khả năng bản thân. 1 người càng đánh giá cao khả năng của họ thì họ càng đặt ra những mục tiêu cao cho bản thân và càng cam kết với mục tiêu (Locke & Latham, 1990).
Hầu hết quá trình hoạt động ban đầu được tổ chức trong tâm trí con người. Những niềm tin về khả năng của 1 người hình thành những kịch bản trước mà họ thực hiện và diễn tập. Người có sự tự tin cao tưởng tượng ra những kịch bản thành công đem lại những chỉ dẫn và hỗ trợ tích cực cho hành động. Người hoài nghi về khả năng của mình tưởng tượng những cảnh thất bại và đắm chìm vào những điều có thể không ổn.

2. Những quá trình động cơ

Những niềm tin e đóng vai trò chủ chốt trong sự tự điều chỉnh động cơ. Hầu hết động cơ con người được sinh ra từ nhận thức. Con người thúc đẩy bản thân họ hành động và chỉ dẫn những hành động của họ bằng cách tập luyện suy tính trước. Họ hình thành những niềm tin về những gì họ có thể làm. Họ tiên liệu những kết quả của những hành động trong tương lai. Họ đặt ra những mục tiêu cho bản thân và lên kế hoạch hành động. Họ huy động những nguồn lực và mức độ nỗ lực cần có để thành công. Có 3 dạng khác nhau của động cơ nhận thức: quy gán nhân quả, những kỳ vọng kết quả và những mục tiêu nhận thức.

Niềm tin e ảnh hưởng đến những quy gán nhân quả (Alden, 1986; Grove, 1993, McAuley, 1991). Người có e cao quy cho những thất bại của họ là do nỗ lực chưa đủ hoặc những điều kiện hoàn cảnh bất lợi, trong khi người xem bản thân không có khả năng đem lại kết quả mong muốn có xu hướng quy cho những thất bại của họ là do năng lực kém. Những quy gán nhân quả tác động đến động cơ, hiệu suất và những phản ứng cảm xúc chủ yếu thông qua những niềm tin e cá nhân (Chưalisz, Altmaier & Rusell, 1992; Relich, Debus & Ưalker, 1986, Schunk & Gunn, 1986).

Những kỳ vọng về kết quả: động cơ bị điều chỉnh bởi kỳ vọng rằng 1 quá trình hành động nhất định sẽ tạo ra những kết quả nhất định và giá trị được đặt vào những kết quả đó. Con người hành động theo những niềm tin của họ về những gì họ có thể làm cũng như niềm tin của họ về những kết quả của hành động. Có vô số sự lựa chọn hấp dẫn mà mọi người không theo đuổi vì họ đánh giá họ thiếu khả năng để theo đuổi.

Những niềm tin e đóng góp vào động cơ theo nhiều cách: chúng quyết định những mục tiêu con người đặt ra cho bản thân, họ sẽ tiêu tốn bao nhiêu nỗ lực, họ kiên trì bao lâu khi đối mặt những khó khăn và khả năng phục hồi sau thất bại của họ. Khi đối mặt với những trở ngại và thất bại, người không tin vào khả năng của họ giảm bớt sự nỗ lực hoặc từ bỏ nhanh chóng. Người có niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của họ dùng nỗ lực lớn hơn khi họ thất bại để chinh phục thử thách.

3. Những quá trình cảm xúc

Niềm tin của con người vào khả năng đương đầu của họ ảnh hưởng đến mức độ stress và trầm cảm họ trải nghiệm trong những tình huống khó khăn hoặc đe doạ, cũng như mức độ động cơ của họ.

Niềm tin e ảnh hưởng đến sự cảnh giác, thận trọng trước những mối đe doạ tiềm ẩn và cách chúng được nhìn nhận. Người tin rằng những đe doạ tiềm ẩn là không thể quản lý được xem nhiều khía cạnh của môi trường sống của họ là đầy nguy hiểm. Họ đắm chìm vào những cơ chế đương đầu kém cỏi. Họ phóng đại mức độ trầm trọng của những mối đe doạ và lo lắng về những điều hiếm khi xảy ra. Lối suy nghĩ rằng tự mình không thể đem lại kết quả mong muốn, họ làm khổ bản thân và làm suy yếu chức năng hoạt động của họ (Lazafus & Folkman, 1984; Sarason, 1995). Ngược lại, người tin rằng họ có thể kiểm soát được những mối đe doạ tiềm ẩn thì không ngồi chờ những đe doạ cũng như gợi lên những suy nghi gây lo âu về chúng.

Tần số của suy nghĩ lo âu không phải là nguyên nhân chính của trầm cảm mà là niềm tin rằng bạn không có khả năng dập tắt chúng đi (Kent & Gibbons, 1987; Salkovskis & Harrison, 1984).

4. Những quá trình lựa chọn

Niềm tin e hình thành nên cuộc sống con người bằng cách ảnh hưởng đến những kiểu hoạt động và môi trường họ chọn để tham gia. Con người tránh những hoạt động và môi trường mà họ tin là vượt quá khả năng đương đầu của họ. Nhưng họ sẵn sàng thực hiện những hoạt động có tính thách thức mà họ đánh giá bản thân là có khả năng để kiểm soát. Bằng những lựa chọn họ đưa ra, con người trau dồi những năng lực, khả năng, sở thích khác nhau và chúng quyết định cuộc đời họ.

Tóm lại:

Người có Self-efficacy thấp tránh né những nhiệm vụ khó khăn mà họ xem chúng như là những mối đe doạ cá nhân. Họ có khát vọng thấp và cam kết yếu trước những mục tiêu họ chọn để theo đuổi. Khi đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn, họ chìm đắm vào những khiếm khuyết cá nhân, những chướng ngại họ sẽ gặp và tất cả những kết quả bất lợi hơn là tập trung vào làm thế nào để thực hiện thành công. Họ giảm nỗ lực và nhanh chóng từ bỏ khi đối mặt với khó khăn. Khả năng phục hồi sự tự tin sau thất bại của họ chậm. Họ dễ dàng trở thành nạn nhân của stress.

Ngược lại, sự tự tin mạnh mẽ nâng cao thành tựu và hạnh phúc của con người theo nhiều cách. Người có e cao trong những lĩnh vực nào đó tiếp cận những nhiệm vụ khó khăn như những thử thách đê chinh phục hơn là đe doạ để tránh né. Quan điểm như vậy nuôi dưỡng sở thích bên trong và sự đam mê sâu sắc trong hoạt động. Họ đặt ra mục tiêu có tính thử thách và cam kết mạnh mẽ. Họ tăng cường và duy trì nỗ lực khi đối mặt khó khăn. Họ phục hồi nhanh lòng tự tin sau thất bại. Họ quy cho thất bại là do chưa nỗ lực đủ hoăc do thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết. Họ tiếp cận những tình huống đe doạ với sự đảm bào rằng họ có thể kiểm soát chúng. Quan điểm e như vậy tạo ra những thành tựu cá nhân, làm giảm stress và giảm tính dễ bị tổn thương trước trầm cảm.

Những lợi ích của Self - efficacy cao không đơn giản xuất hiện bằng cách nói rằng bạn có đủ khả năng. Nói về 1 điều gì đó khác với tin về điều đó (vì đôi khi bạn nói về nó nhưng bạn không tin nó). Đơn giản nói rằng 1 người có khả năng không nhất thiết thuyết phục, làm họ tin theo.

Những niềm tin e là sản phẩm của quá trình phức tạp của sự tự thuyết phục dựa vào 4 quá trình trên. 1 khi được hình thành, những niềm tin e góp phần quan trọng vào mức độ và chất lượng hoạt động của con người.

Những lợi ích mang tính thích nghi của những niềm tin efficacy lạc quan

Những thành tựu của con người đòi hỏi 1 sự tự tin lạc quan. Điều này là vì thực tế xã hội bình thường đầy những khó khăn. Cuộc sống đầy trở ngại, nghịch cảnh, thất bại, sự thất vọng và bất công. Con người phải có 1 sự tự tin mạnh mẽ để duy trì được sự cố gắng kiên trì cần thiết để thành công. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu gặp trở ngại, những người có óc thực tế hoặc là từ bỏ việc mạo hiểm, hoặc là ngừng nỗ lực quá sớm khi khó khăn xuất hiện, hoặc trở nên hoài nghi về viễn cảnh của những sự thay đổi quan trọng.

Người ta tin rằng sự đánh giá sai sẽ gây ra những rắc rối cho cá nhân. Chắc chắn là sự tính toán sai có thể làm bạn gặp vấn đề. Tuy nhiên, giá trị của sự đúng đắn, chính xác của sự tự đánh giá bản thân phụ thuộc vào bản chất của việc mạo hiểm. Những hoạt động mà ở đó những sai lầm có thể gây ra tổn thất hoặc tổn thương yêu cầu có sự tự đánh giá chính xác về những khả năng của bản thân. Nhưng đó là 1 vấn đề khác khi những thành tựu khó khăn có thể mang lại những lợi ích to lớn cho cá nhân và xã hội và những phí tổn bao gồm thời gian, nỗ lực và những nguồn lực khác của 1 người. Các cá nhân phải quyết định cho bản thân cần trau dồi những khả năng sáng tạo nào, cho dù là đầu tư những nỗ lực và nguồn lực của họ trong việc mạo hiểm khó hoàn thành được, họ sẽ chịu đựng được gian khổ nhiều như thế trong việc theo đuổi vốn đầy những trở ngại và những sự không chắc chắn.

Khi con người tự đánh giá sai, họ có xu hướng đánh giá quá cao những khả năng của họ (Taylor, 1989). Điều này là 1 lợi ích hơn là 1 sự thất bại về nhận thức hoặc sai lầm về tính cách cần bị xóa bỏ. Nếu những niềm tin efficacy chỉ phản ánh về những gì con người có thể làm, thì sự tự đánh giá 1 cách thận trọng, con người hiếm khi đặt ra những tham vọng vượt quá tầm tay ngay lập tức của họ hoặc cần thêm chút nỗ lực nữa. Thực vậy, trong xã hội nơi mà trẻ con bị phạt vì những niềm tin lạc quan về khả năng của chúng thì những thành tựu của chúng phù hợp sít sao với quan điểm thận trọng của chúng về những điều chúng mong đợi ở bản thân (Oettingen, 1995).

Những nhà cải cách xã hội tin tưởng mạnh mẽ rằng họ có thể huy động sự nỗ lực cần có để mang lại sự thay đổi xã hội. Dù những niềm tin của họ hiếm khi được nhận ra trọn vẹn thì họ vẫn duy trì được những nỗ lực cải cách để đạt được những thành tựu quan trọng. Liệu những nhà cải cách xã hội hoàn toàn là người có óc thực tế về viễn cảnh thay đổi xã hội, họ sẽ hoặc là đi trước, hoặc là trở thành nạn nhân của sự chán nản, nhụt chí. Những người sống thực tế có thể thích nghi tốt với thực tế cuộc sống. Nhưng những người với 1 sự tự tin bền bỉ, ngoan cường có khả năng thay đổi thực tế đó.

Những nhà đổi mới, phát minh thành công cũng yêu cầu có 1 khả năng phục hồi sự tự tin. Những đổi mới, phát minh yêu cầu đầu tư nhiều nỗ lực trong 1 thời gian dài với những kết quả không chắc chắn. Hơn nữa, những nhà phát minh phải va chạm với sự yêu thích hiện tại của công chúng và gặp phải những phản ứng tiêu cực. Do đó, bạn hiếm khi thấy những người sống thực tế đứng trong hàng ngũ những nhà phát minh, đổi mới và đạt được thành tựu vĩ đại. Trong bài đánh giá về phản ứng xã hội trước những thiên tài, John White (1982) mang lại bằng chứng sinh động cho thấy tính cách của những người đạt được thành tựu nổi tiếng trong lĩnh vực của họ có 1 sự tự tin vào khả năng bản thân không dập tắt được và niềm tin vững chắc vào giá trị của những việc họ đang làm. Hệ thống niềm tin này cho phép họ vượt qua sự từ chối ban đầu lặp đi lặp lại về công việc của họ.



 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top